Chứng khoán châu Á giằng co trước thềm cuộc họp của FED
Giới đầu tư cổ phiếu tại khu vực châu Á hôm nay thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của FED
Giới đầu tư cổ phiếu tại khu vực châu Á hôm nay thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra đêm nay. Dưới tác động của đồng Yên tăng giá và giá hàng hóa cơ bản đi xuống, đa số cổ phiếu trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương trượt giá phiên này.
Lúc 16h30 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đứng ở mức 124,86 điểm, dường như không thay đổi so với mức đóng cửa của phiên trước. Từ đầu tháng 9 tới nay, chỉ số này đã tăng 7,1% nhờ sự xuất hiện của những dữ liệu kinh tế khả quan phát đi từ Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, hệ số P/E (giá/thu nhập) của các cổ phiếu được đưa vào chỉ số này ở mức 14,3 lần, cao nhất trong vòng khoảng 1 tháng rưỡi.
Đầu ngày hôm nay, dưới tác động của phiên tăng điểm đêm trước ở Phố Wall, chứng khoán Nhật tăng điểm nhẹ, kéo toàn thị trường khu vực nói chung tăng điểm. Tuy nhiên, thành quả này đã bị xóa sạch khi chỉ số Nikkei 225 quay đầu giảm điểm trước sự tăng giá của đồng Yên.
Cổ phiếu các hãng xuất khẩu lớn của Nhật Bản trượt giá khi tỷ giá đồng Yên so với USD gia tăng, đe dọa bào mòn lợi nhuận thu về từ các thị trường nước ngoài. Tỷ giá đồng Yên cuối giờ chiều tại Tokyo hôm nay là 85,53 Yên/USD, so với mức 85,69 Yên/USD đóng cửa phiên hôm qua tại New York, khiến cổ phiếu của Honda và Toyota cùng trượt 0,5%, cổ phiếu của Sony mất giá 1,5%.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% số điểm, sau khi đã tăng 0,8% trong phiên. Thị trường Australia cũng có một ngày giảm điểm, với mức trượt 0,3% của chỉ số S&P/ASX 200. Hàn thử biểu Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm gần 0,1%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm không đáng kể.
Sự giảm điểm tại các thị trường này đã được bù đắp bởi mức tăng nhẹ tại một số thị trường chủ chốt khác. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc khép lại ngày giao dịch với mức tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,1%, NZX 50 Index của New Zealand tăng 0,6%...
“Thị trường đã có một đợt phục hồi khá tốt, và điều mà các nhà đầu tư quan tâm lúc này là FED sẽ nói gì. Thực tế là kinh tế toàn cầu đang phục hồi rất chậm chạp, khiến mọi người lo ngại sự phục hồi đó có thể chựng lại”, nhà quản lý quỹ Matt Riordan thuộc Công ty Paradice Investment Management có trụ sở ở Sydney phát biểu trên Bloomberg.
Đêm nay theo giờ Việt Nam, cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của FED sẽ diễn ra và kết quả cuộc họp sẽ được công bố vào lúc 2h15 theo giờ địa phương, tức rạng sáng mai theo giờ Việt Nam. Giới phân tích dự báo, trong cuộc họp lần này, FED sẽ duy trì mức lãi suất cơ bản ở 0-0,25%, nhưng điều đáng quan tâm hơn là liệu cơ quan này có phát tín hiệu về khả năng tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu.
Theo chuyên gia, nếu FED tăng cường nới lỏng cung tiền, thì tỷ giá đồng Yên so với USD sẽ có khả năng tăng cao trong thời gian tới, bất chấp nỗ lực can thiệp giảm tỷ giá nội tệ mới đây của Tokyo. Đồng Yên mạnh được xem là một tác nhân xấu đối với thị trường chứng khoán Nhật.
Tuy nhiên, thái độ sẵn sàng hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ của FED cũng sẽ là một tin vui đối thị trường chứng khoán châu Á, vì Mỹ là thị trường hàng đầu của các doanh nghiệp trong khu vực.
Cứ 11 cổ phiếu giảm giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương hôm nay thì có 9 cổ phiếu tăng giá. Khối cổ phiếu giảm giá mạnh nhất phiên này là nhóm hàng hóa cơ bản, với mức giảm 0,4%, chủ yếu do tác động từ sự xuống giá của các loại hàng hóa đầu vào. Tại thị trường Thượng Hải, cổ phiếu của hãng khai mỏ đồng Jiangxi Copper giảm 4%, tại thị trường Bombay, Ấn Độ, cổ phiếu nhà sản xuất kim loại Hindalco mất giá 1,7%...
Bên cạnh thông tin về cuộc họp của FED, thị trường chứng khoán Phố Wall đêm nay còn chờ đợi dữ liệu về số nhà mới khởi công tại Mỹ trong tháng 8, với dự báo giảm xuống còn 530.000 căn từ mức 546.000 căn trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán châu Âu lúc 15h30 chiều nay theo giờ Việt Nam tăng điểm nhẹ, với các chỉ số Stoxx 50 và FTSE 100 tăng khoảng 0,2%. Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại thị trường London đứng ở mức 1.278 USD/oz, giảm khoảng 1,5 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York.
Lúc 16h30 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đứng ở mức 124,86 điểm, dường như không thay đổi so với mức đóng cửa của phiên trước. Từ đầu tháng 9 tới nay, chỉ số này đã tăng 7,1% nhờ sự xuất hiện của những dữ liệu kinh tế khả quan phát đi từ Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, hệ số P/E (giá/thu nhập) của các cổ phiếu được đưa vào chỉ số này ở mức 14,3 lần, cao nhất trong vòng khoảng 1 tháng rưỡi.
Đầu ngày hôm nay, dưới tác động của phiên tăng điểm đêm trước ở Phố Wall, chứng khoán Nhật tăng điểm nhẹ, kéo toàn thị trường khu vực nói chung tăng điểm. Tuy nhiên, thành quả này đã bị xóa sạch khi chỉ số Nikkei 225 quay đầu giảm điểm trước sự tăng giá của đồng Yên.
Cổ phiếu các hãng xuất khẩu lớn của Nhật Bản trượt giá khi tỷ giá đồng Yên so với USD gia tăng, đe dọa bào mòn lợi nhuận thu về từ các thị trường nước ngoài. Tỷ giá đồng Yên cuối giờ chiều tại Tokyo hôm nay là 85,53 Yên/USD, so với mức 85,69 Yên/USD đóng cửa phiên hôm qua tại New York, khiến cổ phiếu của Honda và Toyota cùng trượt 0,5%, cổ phiếu của Sony mất giá 1,5%.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% số điểm, sau khi đã tăng 0,8% trong phiên. Thị trường Australia cũng có một ngày giảm điểm, với mức trượt 0,3% của chỉ số S&P/ASX 200. Hàn thử biểu Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm gần 0,1%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm không đáng kể.
Sự giảm điểm tại các thị trường này đã được bù đắp bởi mức tăng nhẹ tại một số thị trường chủ chốt khác. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc khép lại ngày giao dịch với mức tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,1%, NZX 50 Index của New Zealand tăng 0,6%...
“Thị trường đã có một đợt phục hồi khá tốt, và điều mà các nhà đầu tư quan tâm lúc này là FED sẽ nói gì. Thực tế là kinh tế toàn cầu đang phục hồi rất chậm chạp, khiến mọi người lo ngại sự phục hồi đó có thể chựng lại”, nhà quản lý quỹ Matt Riordan thuộc Công ty Paradice Investment Management có trụ sở ở Sydney phát biểu trên Bloomberg.
Đêm nay theo giờ Việt Nam, cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của FED sẽ diễn ra và kết quả cuộc họp sẽ được công bố vào lúc 2h15 theo giờ địa phương, tức rạng sáng mai theo giờ Việt Nam. Giới phân tích dự báo, trong cuộc họp lần này, FED sẽ duy trì mức lãi suất cơ bản ở 0-0,25%, nhưng điều đáng quan tâm hơn là liệu cơ quan này có phát tín hiệu về khả năng tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu.
Theo chuyên gia, nếu FED tăng cường nới lỏng cung tiền, thì tỷ giá đồng Yên so với USD sẽ có khả năng tăng cao trong thời gian tới, bất chấp nỗ lực can thiệp giảm tỷ giá nội tệ mới đây của Tokyo. Đồng Yên mạnh được xem là một tác nhân xấu đối với thị trường chứng khoán Nhật.
Tuy nhiên, thái độ sẵn sàng hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ của FED cũng sẽ là một tin vui đối thị trường chứng khoán châu Á, vì Mỹ là thị trường hàng đầu của các doanh nghiệp trong khu vực.
Cứ 11 cổ phiếu giảm giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương hôm nay thì có 9 cổ phiếu tăng giá. Khối cổ phiếu giảm giá mạnh nhất phiên này là nhóm hàng hóa cơ bản, với mức giảm 0,4%, chủ yếu do tác động từ sự xuống giá của các loại hàng hóa đầu vào. Tại thị trường Thượng Hải, cổ phiếu của hãng khai mỏ đồng Jiangxi Copper giảm 4%, tại thị trường Bombay, Ấn Độ, cổ phiếu nhà sản xuất kim loại Hindalco mất giá 1,7%...
Bên cạnh thông tin về cuộc họp của FED, thị trường chứng khoán Phố Wall đêm nay còn chờ đợi dữ liệu về số nhà mới khởi công tại Mỹ trong tháng 8, với dự báo giảm xuống còn 530.000 căn từ mức 546.000 căn trong tháng 7.
Thị trường chứng khoán châu Âu lúc 15h30 chiều nay theo giờ Việt Nam tăng điểm nhẹ, với các chỉ số Stoxx 50 và FTSE 100 tăng khoảng 0,2%. Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại thị trường London đứng ở mức 1.278 USD/oz, giảm khoảng 1,5 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York.