Chứng khoán châu Á lên điểm nhờ “chất xúc tác” Apple
Đà tăng điểm của phiên trước đã kéo dài sang phiên giao dịch hôm nay tại thị trường chứng khoán châu Á
Đà tăng điểm của phiên trước đã kéo dài sang phiên giao dịch hôm nay tại thị trường chứng khoán châu Á, nhờ mức lợi nhuận tốt đẹp của hãng Apple và sự đi lên của giá các loại hàng hóa cơ bản. Chứng khoán Nhật lại “một mình một ngựa” khi giảm điểm dưới tác động của sự tăng giá đồng Yên.
Lúc 18h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,3%, đạt mức 115,78 điểm. Tương tự như trong ngày hôm qua, thị trường Hồng Kông dẫn đầu đà tăng điểm của khu vực, trong khi chứng khoán Nhật có thêm một phiên trượt giảm. Đóng cửa ngày giao dịch, hàn thử biểu Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,1%, còn chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 0,2% và xóa sạch thành quả tăng 1,1% có được trước đó trong phiên.
Tại các thị trường khác, các chỉ số chính có mức tăng điểm nhẹ, trong đó thị trường Thượng Hải tăng 0,3%, thị trường Seoul tăng 0,7%, thị trường Australia tăng 0,2%... Tâm lý thận trọng của giới đầu tư có thể xem là lý do khiến giá cổ phiếu khó bật mạnh trong thời điểm này.
“Chất xúc tác” cho chứng khoán châu Á hôm nay là báo cáo kết quả kinh doanh khả quan ngoài mong đợi của “đại gia” công nghệ Mỹ Apple. Ngày 20/7, Apple cho biết, lãi ròng quý 2/2010 của hãng đã tăng tới 78%, nhờ doanh số các sản phẩm điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad, đạt mức kỷ lục 3,25 tỷ USD. Doanh thu của Apple cũng đạt mức kỷ lục, khi tăng tới 61% lên 15,7 tỷ USD, cao hơn mức 9,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2009.
Do đó, khối công nghệ chính là nhóm cổ phiếu đi đầu tại châu Á hôm nay, đặc biệt là những cổ phiếu có “dây mơ rễ má” với Apple.
“Tâm lý của thị trường đã được cải thiện sau khi lợi nhuận mạnh hơn dự kiến của Apple làm dịu đi những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế”, nhà quản lý quỹ Michiya Tomita thuộc công ty Mitsubishi UJF Asset Management ở Hồng Kông phát biểu trên kênh Bloomberg.
Tại thị trường Seoul, cổ phiếu của hãng điện tử Samsung Electronics đã tăng 2,4%; cổ phiếu của LG Chem - công ty cung cấp pin cho chiếc điện thoại iPhone của Apple - tăng 4,4%. Tại Đài Loan, cổ phiếu của Catcher Technology - nhà cung cấp linh kiện kim loại để sản xuất iPhone - chốt lại ngày giao dịch với mức tăng 2,6%.
Thống kê cho thấy số giấy phép xây nhà ở Mỹ bất ngờ tăng 2,1% trong tháng 6, với mức tăng 2,1%, đã có tác dụng tích cực tới giá các loại hàng hóa cơ bản, nhất là sắt thép, trong ngày hôm qua và hôm nay. Qua đó, các cổ phiếu thuộc khối này cũng tăng khá mạnh trong ngày hôm nay tại châu Á.
Tại thị trường Sydney, cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 1,2%, cổ phiếu của nhà khai khoáng lớn thứ ba toàn cầu Rio Tinto tăng 2%. Trên thị trường Hồng Kông, giá cổ phiếu của hãng sản xuất kim loại lớn nhất Trung Quốc là Jiangxi Copper tăng 3%.
Trái với xu thế tăng điểm của các thị trường láng giềng, chứng khoán Nhật hôm nay tiếp kết thúc ngày giao dịch với sự ngự trị của sắc đỏ. Đồng Yên tăng giá khiến giới đầu tư quan ngại lợi nhuận vốn đã mỏng của các nhà xuất khẩu nước này sẽ bị bào mòn thêm.
Đồng Yên hôm nay mạnh lên so với 15 trong số 16 đồng tiền chủ chốt khác. Tỷ giá USD/Yên đã giảm về mức 86,98 Yên/USD từ mức 86,27 Yên/USD cách đây 4 ngày, và là mức mạnh nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái tới nay.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của hãng xe Toyota hôm nay giảm giá 0,8%, cổ phiếu của hãng xe Nissan giảm 1%.
Theo dữ liệu từ hãng tin tài chính Bloomberg, từ đầu năm tới ngày hôm nay, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 3,9% do tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu và các biện pháp kiểm soát thị trường địa ốc của Trung Quốc. Giới đầu tư cổ phiếu tại châu Á mấy phiên gần đây càng trở nên thận trọng trước những tín hiệu cho thấy, tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới có thể sẽ là chậm chạp.
“Thị trường đang mua vào vì đã bán ra mạnh trước đó. Chúng tôi giờ vẫn rất thận trọng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ nói chung có thể sẽ chậm lại, nhưng ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ, cơ hội tăng trưởng vẫn là rất lớn. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh của Apple”, bà Diane Lin, nhà quản lý quỹ thuộc Pengana Capital có trụ sở ở Sydney, trao đổi với Bloomberg.
Lúc 18h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,3%, đạt mức 115,78 điểm. Tương tự như trong ngày hôm qua, thị trường Hồng Kông dẫn đầu đà tăng điểm của khu vực, trong khi chứng khoán Nhật có thêm một phiên trượt giảm. Đóng cửa ngày giao dịch, hàn thử biểu Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,1%, còn chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 0,2% và xóa sạch thành quả tăng 1,1% có được trước đó trong phiên.
Tại các thị trường khác, các chỉ số chính có mức tăng điểm nhẹ, trong đó thị trường Thượng Hải tăng 0,3%, thị trường Seoul tăng 0,7%, thị trường Australia tăng 0,2%... Tâm lý thận trọng của giới đầu tư có thể xem là lý do khiến giá cổ phiếu khó bật mạnh trong thời điểm này.
“Chất xúc tác” cho chứng khoán châu Á hôm nay là báo cáo kết quả kinh doanh khả quan ngoài mong đợi của “đại gia” công nghệ Mỹ Apple. Ngày 20/7, Apple cho biết, lãi ròng quý 2/2010 của hãng đã tăng tới 78%, nhờ doanh số các sản phẩm điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad, đạt mức kỷ lục 3,25 tỷ USD. Doanh thu của Apple cũng đạt mức kỷ lục, khi tăng tới 61% lên 15,7 tỷ USD, cao hơn mức 9,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2009.
Do đó, khối công nghệ chính là nhóm cổ phiếu đi đầu tại châu Á hôm nay, đặc biệt là những cổ phiếu có “dây mơ rễ má” với Apple.
“Tâm lý của thị trường đã được cải thiện sau khi lợi nhuận mạnh hơn dự kiến của Apple làm dịu đi những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế”, nhà quản lý quỹ Michiya Tomita thuộc công ty Mitsubishi UJF Asset Management ở Hồng Kông phát biểu trên kênh Bloomberg.
Tại thị trường Seoul, cổ phiếu của hãng điện tử Samsung Electronics đã tăng 2,4%; cổ phiếu của LG Chem - công ty cung cấp pin cho chiếc điện thoại iPhone của Apple - tăng 4,4%. Tại Đài Loan, cổ phiếu của Catcher Technology - nhà cung cấp linh kiện kim loại để sản xuất iPhone - chốt lại ngày giao dịch với mức tăng 2,6%.
Thống kê cho thấy số giấy phép xây nhà ở Mỹ bất ngờ tăng 2,1% trong tháng 6, với mức tăng 2,1%, đã có tác dụng tích cực tới giá các loại hàng hóa cơ bản, nhất là sắt thép, trong ngày hôm qua và hôm nay. Qua đó, các cổ phiếu thuộc khối này cũng tăng khá mạnh trong ngày hôm nay tại châu Á.
Tại thị trường Sydney, cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 1,2%, cổ phiếu của nhà khai khoáng lớn thứ ba toàn cầu Rio Tinto tăng 2%. Trên thị trường Hồng Kông, giá cổ phiếu của hãng sản xuất kim loại lớn nhất Trung Quốc là Jiangxi Copper tăng 3%.
Trái với xu thế tăng điểm của các thị trường láng giềng, chứng khoán Nhật hôm nay tiếp kết thúc ngày giao dịch với sự ngự trị của sắc đỏ. Đồng Yên tăng giá khiến giới đầu tư quan ngại lợi nhuận vốn đã mỏng của các nhà xuất khẩu nước này sẽ bị bào mòn thêm.
Đồng Yên hôm nay mạnh lên so với 15 trong số 16 đồng tiền chủ chốt khác. Tỷ giá USD/Yên đã giảm về mức 86,98 Yên/USD từ mức 86,27 Yên/USD cách đây 4 ngày, và là mức mạnh nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái tới nay.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của hãng xe Toyota hôm nay giảm giá 0,8%, cổ phiếu của hãng xe Nissan giảm 1%.
Theo dữ liệu từ hãng tin tài chính Bloomberg, từ đầu năm tới ngày hôm nay, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 3,9% do tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu và các biện pháp kiểm soát thị trường địa ốc của Trung Quốc. Giới đầu tư cổ phiếu tại châu Á mấy phiên gần đây càng trở nên thận trọng trước những tín hiệu cho thấy, tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới có thể sẽ là chậm chạp.
“Thị trường đang mua vào vì đã bán ra mạnh trước đó. Chúng tôi giờ vẫn rất thận trọng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ nói chung có thể sẽ chậm lại, nhưng ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ, cơ hội tăng trưởng vẫn là rất lớn. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh của Apple”, bà Diane Lin, nhà quản lý quỹ thuộc Pengana Capital có trụ sở ở Sydney, trao đổi với Bloomberg.