Chứng khoán châu Á mất điểm tuần thứ hai liên tục
Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần, khép lại tuần đi xuống thứ hai liên tiếp
Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần, khép lại tuần đi xuống thứ hai liên tiếp. Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường khu vực phiên này, sau khi hai tập đoàn Samsung Electronics và Sharp cắt giảm mức dự báo lợi nhuận.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,4%, còn 129,02 điểm. Với tuần đi xuống này, chứng khoán châu Á đã có chuỗi hai tuần mất điểm liên tiếp kể từ tháng 7.
Đồng Yên mạnh lên trong phiên giao dịch hôm nay so với tất cả các đồng tiền chủ chốt khác khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật giảm giá trên diện rộng. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,8%, dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường châu Á.
So với USD, đồng Yên hôm nay tăng giá 0,4%, đạt 80,69 Yên/USD. Tuy nhiên, mức tỷ giá này vẫn thua mức đỉnh 15 năm 80,41 Yên/USD đạt được hôm 25/10.
Những số liệu thống kê kinh tế kém khả quan, cộng với tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trước cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng tác động bất lợi tới diễn biến giá cổ phiếu trong phiên giao dịch này. Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay cùng công bố mức sản lượng công nghiệp giảm sút trong tháng 9.
FED tại New York hôm qua công bố kết quả điều tra dự báo của giới tài chính về quy mô gói nới lỏng định lượng mà FED dự kiến sắp tung ra. Theo đó, ngân hàng Bank of America cho rằng, FED sẽ bơm 1.000 tỷ USD để mua tài sản trong 6 tháng tới, Goldman Sachs dự báo mức 2.000 tỷ USD, còn các định chế khác dự báo mức chi vào khoảng 500 tỷ USD.
Cho tới thời điểm này, thị trường gần như đã chắc chắn về việc FED sẽ bơm tiền, nhưng điều cần quan tâm là FED sẽ bơm bao nhiêu tiền. Một gói kích thích có quy mô nhỏ hơn dự báo có thể khiến giới đầu tư thất vọng.
Giá hàng hóa cơ bản hôm nay đi xuống cũng góp phần kéo chứng khoán châu Á giảm điểm. Một số mặt hàng như kẽm, dầu thô và gạo cùng mất giá phiên này.
Tính tới 16h giờ Tokyo, số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu Samsung Electronics hôm nay giảm giá 2,5% sau khi hãng công bố mức lợi nhuận quý 3 cao kỷ lục, nhưng dự báo lợi nhuận sẽ giảm sút trong quý cuối cùng của năm. Tại Tokyo, cổ phiếu Sharp mất giá 5,8% sau khi cắt giảm 40% dự báo lợi nhuận ròng cho cả năm với lý do đồng Yên mạnh và giá sản phẩm đi xuống.
Với mức sụt giá mạnh của hai cổ phiếu trên, cổ phiếu khối công nghệ đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm chung của toàn thị trường châu Á phiên hôm nay.
Màu đỏ bao phủ hầu khắp các thị trường chủ chốt khác của khu vực. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên giảm 0,5%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục cũng giảm 0,5%, Taiex của Đài Loan mất 0,8%, Kospi của Hàn Quốc sụt 1,3%, S&P/ASX 200 của Australia trượt 0,5%.
Đêm nay, thống kê kinh tế quan trọng nhất về kinh tế Mỹ được công bố là tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 của nước này. Giới phân tích dự báo, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% trong quý vừa qua so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 1,7% trong quý 2.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,4%, còn 129,02 điểm. Với tuần đi xuống này, chứng khoán châu Á đã có chuỗi hai tuần mất điểm liên tiếp kể từ tháng 7.
Đồng Yên mạnh lên trong phiên giao dịch hôm nay so với tất cả các đồng tiền chủ chốt khác khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật giảm giá trên diện rộng. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,8%, dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường châu Á.
So với USD, đồng Yên hôm nay tăng giá 0,4%, đạt 80,69 Yên/USD. Tuy nhiên, mức tỷ giá này vẫn thua mức đỉnh 15 năm 80,41 Yên/USD đạt được hôm 25/10.
Những số liệu thống kê kinh tế kém khả quan, cộng với tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trước cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng tác động bất lợi tới diễn biến giá cổ phiếu trong phiên giao dịch này. Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay cùng công bố mức sản lượng công nghiệp giảm sút trong tháng 9.
FED tại New York hôm qua công bố kết quả điều tra dự báo của giới tài chính về quy mô gói nới lỏng định lượng mà FED dự kiến sắp tung ra. Theo đó, ngân hàng Bank of America cho rằng, FED sẽ bơm 1.000 tỷ USD để mua tài sản trong 6 tháng tới, Goldman Sachs dự báo mức 2.000 tỷ USD, còn các định chế khác dự báo mức chi vào khoảng 500 tỷ USD.
Cho tới thời điểm này, thị trường gần như đã chắc chắn về việc FED sẽ bơm tiền, nhưng điều cần quan tâm là FED sẽ bơm bao nhiêu tiền. Một gói kích thích có quy mô nhỏ hơn dự báo có thể khiến giới đầu tư thất vọng.
Giá hàng hóa cơ bản hôm nay đi xuống cũng góp phần kéo chứng khoán châu Á giảm điểm. Một số mặt hàng như kẽm, dầu thô và gạo cùng mất giá phiên này.
Tính tới 16h giờ Tokyo, số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu Samsung Electronics hôm nay giảm giá 2,5% sau khi hãng công bố mức lợi nhuận quý 3 cao kỷ lục, nhưng dự báo lợi nhuận sẽ giảm sút trong quý cuối cùng của năm. Tại Tokyo, cổ phiếu Sharp mất giá 5,8% sau khi cắt giảm 40% dự báo lợi nhuận ròng cho cả năm với lý do đồng Yên mạnh và giá sản phẩm đi xuống.
Với mức sụt giá mạnh của hai cổ phiếu trên, cổ phiếu khối công nghệ đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm chung của toàn thị trường châu Á phiên hôm nay.
Màu đỏ bao phủ hầu khắp các thị trường chủ chốt khác của khu vực. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên giảm 0,5%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục cũng giảm 0,5%, Taiex của Đài Loan mất 0,8%, Kospi của Hàn Quốc sụt 1,3%, S&P/ASX 200 của Australia trượt 0,5%.
Đêm nay, thống kê kinh tế quan trọng nhất về kinh tế Mỹ được công bố là tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 của nước này. Giới phân tích dự báo, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% trong quý vừa qua so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 1,7% trong quý 2.