Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ FED
Chứng khoán châu Á đạt mức điểm cao nhất trong 5 tháng, bất chấp thị trường Nhật có phiên giảm điểm thứ 2 liên tục
Dù không tạo ra một phiên tăng điểm mạnh ở thị trường châu Á hôm nay, nhưng tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ mà FED đưa ra đêm qua cũng góp phần đưa chứng khoán khu vực lên mức điểm cao nhất của 5 tháng. Đồng Yên leo thang mạnh đẩy thị trường chứng khoán Nhật vào phiên giảm điểm thứ hai liên tục.
Vào đầu ngày, giới đầu tư tại châu Á phản ứng khá hời hợt trước những quyết định mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ ngày 21/9. Tuy nhiên, sau đó, các chỉ số đã có sự tăng giảm rõ nét hơn khi những thông tin phát đi từ châu Á có tác động mạnh hơn tới thị trường.
Dẫn đầu sự tăng điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là thị trường Hồng Kông với mức tăng 0,8% của chỉ số Hang Seng. Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) nhận định, nền kinh tế này sẽ tăng trưởng với tốc độ “vừa phải” đến hết năm nay. Cổ phiếu khối bất động sản tại Hồng Kông tăng giá khá mạnh trước dự báo này, điển hình như cổ phiếu tập đoàn Sun Kung Hai tăng 1,9%.
Trái với xu thế tăng điểm từ đầu tuần của chứng khoán châu Á, thị trường Nhật hôm nay có ngày giảm điểm thứ hai liên tục. Sự giảm điểm diễn ra bất chấp thống kê cho thấy, tốc độ đi xuống của giá đất ở nước này đã chậm lại. Đồng Yên tăng giá trở lại đang là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư chứng khoán tại Nhật.
Đồng Yên hôm nay đã tăng giá lên mức cao nhất so với USD kể từ khi Bộ Tài chính Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng tiền này vào hồi tuần trước. Sáng nay, tỷ giá Yên tại Tokyo là dưới 85 Yên/USD, so với mức 85,53 Yên/USD vào cuối ngày hôm qua. Diễn biến này khiến Thủ tướng Nhật Naoto Kan tuyên bố trên tờ Financial Times rằng, Tokyo sẽ có thêm biện pháp để can thiệp.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 0,4%. Thị trường Singapore và Australia chốt phiên tăng tương ứng 0,5% và 0,3%. Các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.
Trong cuộc họp hôm qua, FED cam kết “sẽ có thêm những biện pháp bổ sung nếu cần thiết” trong bối cảnh tăng trưởng và tốc độ tạo việc làm trong nền kinh tế cùng chững lại. Bên cạnh đó, FED duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở khoảng 0-0,25%. Kết quả của cuộc họp không nằm ngoài dự báo trước đó của giới phân tích.
Lúc 15h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 125,5 điểm, cao nhất kể từ ngày 30/4.
Số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, so với mức đáy của 1 tháng thiết lập vào hôm 25/8, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 8,3% khi giới đầu tư cảm thấy bớt lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Hệ số giá/thu nhập (P/E) của các cổ phiếu trong chỉ số này hiện đang ở mức bình quân 14,3 lần, cao nhất từ ngày 10/8.
Thị trường chứng khoán châu Âu lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm điểm khá mạnh, với chỉ số Stoxx 50 mất hơn 1,1% số điểm. Dẫn đầu sự mất điểm của chứng khoán châu Âu tính tới thời điểm này là cổ phiếu ngân hàng Santander của Tây Ban Nha với mức giảm 2,6% sau khi cổ phiếu này bị Credit Suisse hạ mức đánh giá triển vọng.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London đã lên trên mức 1.295 USD/oz, cao chưa từng có trong lịch sử, tăng hơn 7 USD/oz so với giá đóng cửa hôm qua tại New York.
Đêm nay, theo lịch, không có thống kê nào về kinh tế Mỹ được công bố.
Vào đầu ngày, giới đầu tư tại châu Á phản ứng khá hời hợt trước những quyết định mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ ngày 21/9. Tuy nhiên, sau đó, các chỉ số đã có sự tăng giảm rõ nét hơn khi những thông tin phát đi từ châu Á có tác động mạnh hơn tới thị trường.
Dẫn đầu sự tăng điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là thị trường Hồng Kông với mức tăng 0,8% của chỉ số Hang Seng. Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) nhận định, nền kinh tế này sẽ tăng trưởng với tốc độ “vừa phải” đến hết năm nay. Cổ phiếu khối bất động sản tại Hồng Kông tăng giá khá mạnh trước dự báo này, điển hình như cổ phiếu tập đoàn Sun Kung Hai tăng 1,9%.
Trái với xu thế tăng điểm từ đầu tuần của chứng khoán châu Á, thị trường Nhật hôm nay có ngày giảm điểm thứ hai liên tục. Sự giảm điểm diễn ra bất chấp thống kê cho thấy, tốc độ đi xuống của giá đất ở nước này đã chậm lại. Đồng Yên tăng giá trở lại đang là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư chứng khoán tại Nhật.
Đồng Yên hôm nay đã tăng giá lên mức cao nhất so với USD kể từ khi Bộ Tài chính Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng tiền này vào hồi tuần trước. Sáng nay, tỷ giá Yên tại Tokyo là dưới 85 Yên/USD, so với mức 85,53 Yên/USD vào cuối ngày hôm qua. Diễn biến này khiến Thủ tướng Nhật Naoto Kan tuyên bố trên tờ Financial Times rằng, Tokyo sẽ có thêm biện pháp để can thiệp.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 0,4%. Thị trường Singapore và Australia chốt phiên tăng tương ứng 0,5% và 0,3%. Các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.
Trong cuộc họp hôm qua, FED cam kết “sẽ có thêm những biện pháp bổ sung nếu cần thiết” trong bối cảnh tăng trưởng và tốc độ tạo việc làm trong nền kinh tế cùng chững lại. Bên cạnh đó, FED duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở khoảng 0-0,25%. Kết quả của cuộc họp không nằm ngoài dự báo trước đó của giới phân tích.
Lúc 15h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 125,5 điểm, cao nhất kể từ ngày 30/4.
Số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, so với mức đáy của 1 tháng thiết lập vào hôm 25/8, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 8,3% khi giới đầu tư cảm thấy bớt lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Hệ số giá/thu nhập (P/E) của các cổ phiếu trong chỉ số này hiện đang ở mức bình quân 14,3 lần, cao nhất từ ngày 10/8.
Thị trường chứng khoán châu Âu lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm điểm khá mạnh, với chỉ số Stoxx 50 mất hơn 1,1% số điểm. Dẫn đầu sự mất điểm của chứng khoán châu Âu tính tới thời điểm này là cổ phiếu ngân hàng Santander của Tây Ban Nha với mức giảm 2,6% sau khi cổ phiếu này bị Credit Suisse hạ mức đánh giá triển vọng.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London đã lên trên mức 1.295 USD/oz, cao chưa từng có trong lịch sử, tăng hơn 7 USD/oz so với giá đóng cửa hôm qua tại New York.
Đêm nay, theo lịch, không có thống kê nào về kinh tế Mỹ được công bố.