Chứng khoán châu Á tăng điểm phiên đầu tuần
Đà tăng suốt 3 tuần qua của thị trường chứng khoán châu Á được duy trì sang ngày đầu tuần hôm nay
Đà tăng suốt 3 tuần qua của thị trường chứng khoán châu Á được duy trì sang ngày đầu tuần hôm nay. Giới đầu tư đang tỏ ra tin tưởng vào khả năng phục hồi tốt hơn của nền kinh tế châu Á so với kinh tế Mỹ và châu Âu, theo đó tăng cường gom mua cổ phiếu tại thị trường khu vực này.
Lúc 15h19 theo giờ Hồng Kông, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản tăng 0,4%, đạt 436,49 điểm. Thị trường Nhật hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Theo nhận định của giới phân tích, kinh tế khu vực châu Á thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phục hồi vững chắc hơn kinh tế Mỹ và châu Âu. Thống kê hôm nay cho thấy, xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 8 đã tăng tháng thứ 10 liên tục, bất chấp sự leo thang của tỷ giá đồng Baht. Tại Australia, các nhà chức trách nước này hôm nay tuyên bố khả năng tiếp tục nối lại hoạt động tăng lãi suất cơ bản.
“Thị trường chứng khoán châu Á đang được lợi từ sự tái phân bổ các nguồn vốn khi các nhà đầu tư tin rằng, khu vực này có mức lợi nhuận doanh nghiệp mạnh hơn và các yếu tố kinh tế cơ bản tốt hơn”, ông Paul Joseph Garcia, nhà quản lý quỹ của công ty ING Investment Management tại Manila, Philippines, phát biểu trên Bloomberg.
Hầu hết các thị trường chủ chốt tại châu Á đều có mức tăng/giảm điểm nhẹ trong ngày hôm nay.
Đóng cửa, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,4%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,03%. Hai thị trường chủ chốt giảm điểm phiên đầu tuần là thị trường Australia với mức giảm 0,2% của chỉ số S&P/ASX 200 và thị trường Trung Quốc đại lục với mức giảm 0,4% của chỉ số Shanghai Composite.
Thị trường Australia giảm điểm do giới đầu tư lo ngại khả năng Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) sẽ nâng lãi suất cơ bản. Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà đầu tư lại thận trọng về khả năng Bắc Kinh áp dụng thêm các biện pháp để kiểm soát thị trường địa ốc và ngân hàng.
Đồng Yên của Nhật Bản hôm nay tăng giá so với USD, lên mức 85,74 Yên/USD, từ mức 85,86 Yên/USD vào cuối tuần trước. Tuần trước, đồng Yên đã giảm giá mạnh do Tokyo can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ nhiệt tỷ giá.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Kim Choong Soo tuần trước nhận định rằng, Nhật Bản không thể kiềm chế được sự tăng giá của đồng Yên vì sự can thiệp của một quốc gia đơn lẻ vào thị trường ngoại hối sẽ rất khó phát huy tác dụng. Đồng Yên mạnh thời gian qua được xem là “cơn ác mộng” đối với các nhà xuất khẩu và nền kinh tế Nhật Bản.
Các thông tin được giới đầu tư toàn cầu quan tâm nhất trong tuần này là các dữ liệu về thị trường địa ốc Mỹ và kết quả cuộc họp diễn ra ngày 21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đêm nay, chỉ số thị trường nhà đất của Hiệp hội Quốc gia Các nhà xây dựng Mỹ (NHBA) sẽ được công bố.
Dự kiến, trong cuộc họp ngày 21/9, FED sẽ duy trì lãi suất cơ bản USD ở mức 0-0,25%. Tuy nhiên, vấn đề mà giới đầu tư quan tâm là liệu FED có phát tín hiệu về khả năng tăng cường bơm tiền vào nền kinh tế Mỹ. Nếu FED cho thấy sẽ bơm thêm tiền, thì đó sẽ được xem là thái độ sẵn sàng vực dậy tăng trưởng của FED, thay vì là một dấu hiệu xấu về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Âu chiều nay khởi đầu tuần giao dịch mới ở xu thế tăng. Lúc 15h55 theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 tăng gần 0,6%.
Giá vàng giao ngay tại thị trường London cùng thời điểm cũng tăng mạnh, đứng trên mức 1.282 USD/oz, cao hơn gần 7 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước tại New York. Vàng tăng giá do tỷ giá Euro/USD tăng, lên 1,31 USD/Euro từ dưới mốc này vào buổi sáng nay.
Lúc 15h19 theo giờ Hồng Kông, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản tăng 0,4%, đạt 436,49 điểm. Thị trường Nhật hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Theo nhận định của giới phân tích, kinh tế khu vực châu Á thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phục hồi vững chắc hơn kinh tế Mỹ và châu Âu. Thống kê hôm nay cho thấy, xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 8 đã tăng tháng thứ 10 liên tục, bất chấp sự leo thang của tỷ giá đồng Baht. Tại Australia, các nhà chức trách nước này hôm nay tuyên bố khả năng tiếp tục nối lại hoạt động tăng lãi suất cơ bản.
“Thị trường chứng khoán châu Á đang được lợi từ sự tái phân bổ các nguồn vốn khi các nhà đầu tư tin rằng, khu vực này có mức lợi nhuận doanh nghiệp mạnh hơn và các yếu tố kinh tế cơ bản tốt hơn”, ông Paul Joseph Garcia, nhà quản lý quỹ của công ty ING Investment Management tại Manila, Philippines, phát biểu trên Bloomberg.
Hầu hết các thị trường chủ chốt tại châu Á đều có mức tăng/giảm điểm nhẹ trong ngày hôm nay.
Đóng cửa, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,4%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,03%. Hai thị trường chủ chốt giảm điểm phiên đầu tuần là thị trường Australia với mức giảm 0,2% của chỉ số S&P/ASX 200 và thị trường Trung Quốc đại lục với mức giảm 0,4% của chỉ số Shanghai Composite.
Thị trường Australia giảm điểm do giới đầu tư lo ngại khả năng Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) sẽ nâng lãi suất cơ bản. Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà đầu tư lại thận trọng về khả năng Bắc Kinh áp dụng thêm các biện pháp để kiểm soát thị trường địa ốc và ngân hàng.
Đồng Yên của Nhật Bản hôm nay tăng giá so với USD, lên mức 85,74 Yên/USD, từ mức 85,86 Yên/USD vào cuối tuần trước. Tuần trước, đồng Yên đã giảm giá mạnh do Tokyo can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ nhiệt tỷ giá.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Kim Choong Soo tuần trước nhận định rằng, Nhật Bản không thể kiềm chế được sự tăng giá của đồng Yên vì sự can thiệp của một quốc gia đơn lẻ vào thị trường ngoại hối sẽ rất khó phát huy tác dụng. Đồng Yên mạnh thời gian qua được xem là “cơn ác mộng” đối với các nhà xuất khẩu và nền kinh tế Nhật Bản.
Các thông tin được giới đầu tư toàn cầu quan tâm nhất trong tuần này là các dữ liệu về thị trường địa ốc Mỹ và kết quả cuộc họp diễn ra ngày 21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đêm nay, chỉ số thị trường nhà đất của Hiệp hội Quốc gia Các nhà xây dựng Mỹ (NHBA) sẽ được công bố.
Dự kiến, trong cuộc họp ngày 21/9, FED sẽ duy trì lãi suất cơ bản USD ở mức 0-0,25%. Tuy nhiên, vấn đề mà giới đầu tư quan tâm là liệu FED có phát tín hiệu về khả năng tăng cường bơm tiền vào nền kinh tế Mỹ. Nếu FED cho thấy sẽ bơm thêm tiền, thì đó sẽ được xem là thái độ sẵn sàng vực dậy tăng trưởng của FED, thay vì là một dấu hiệu xấu về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Âu chiều nay khởi đầu tuần giao dịch mới ở xu thế tăng. Lúc 15h55 theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 tăng gần 0,6%.
Giá vàng giao ngay tại thị trường London cùng thời điểm cũng tăng mạnh, đứng trên mức 1.282 USD/oz, cao hơn gần 7 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước tại New York. Vàng tăng giá do tỷ giá Euro/USD tăng, lên 1,31 USD/Euro từ dưới mốc này vào buổi sáng nay.