Chứng khoán châu Á tiếp tục đi xuống
Chứng khoán châu Á có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp do thiếu tin hỗ trợ và hoạt động hiện thực hóa lợi nhuận của giới đầu tư
Thị trường chứng khoán châu Á có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp do thiếu tin hỗ trợ và hoạt động hiện thực hóa lợi nhuận của giới đầu tư. Giá cổ phiếu nhóm hàng hóa cơ bản dẫn đầu sự đi xuống của thị trường khu vực phiên này do vàng và dầu thô đồng loạt mất giá mạnh.
Lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,6%, còn 130,31 điểm. Trong số các cổ phiếu thuộc chỉ số này tính tới thời điểm trên, có 580 cổ phiếu giảm giá và 346 cổ phiếu tăng giá.
Ngày đầu tuần hôm nay, khu vực châu Á không có thông tin kinh tế đáng chú ý nào được công bố. Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke tuyên bố sẵn sàng bơm thêm tiền cho nền kinh tế, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể, khiến giới đầu tư ít nhiều thất vọng.
Thêm vào đó, áp lực từ hoạt động chốt lời của giới đầu tư khiến các sàn giao dịch tại hầu khắp các thị trường chủ chốt trong khu vực chốt phiên với sắc đỏ.
Dẫn đầu sự giảm điểm của chứng khoán châu Á hôm nay là thị trường Hồng Kông với mức giảm 1,1% của chỉ số Hang Seng và thị trường Hàn Quốc với mức giảm 1,4% của chỉ số Kospi. Phiên hôm nay là phiên giảm mạnh nhất của Hang Seng trong 2 tháng qua.
Chịu ảnh hướng tiêu cực từ sự mạnh lên của đồng Yên, nhưng chứng khoán Nhật phiên hôm nay giảm điểm nhẹ hơn các thị trường chủ chốt khác. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,02%, trong khi chỉ số Topix tăng 0,5%.
Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,8% khi khép lại ngày giao dịch đầu tuần. Tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,8%, tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite mất 0,7%.
Nối tiếp đà giảm từ phiên thứ Sáu tuần trước, giá vàng tại châu Á hôm nay lao dốc mạnh, kéo theo sự đi xuống của cổ phiếu các công ty khai mỏ.
Lúc 15h30 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở dưới mức 1.354 USD/oz, giảm hơn 16 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau cùng thời điểm cũng giảm 0,8 USD/thùng, còn 80,45 USD/thùng.
Tại thị trường Australia, cổ phiếu hãng khai mỏ BHP Billiton đóng cửa với mức giảm 1,1%, còn cổ phiếu công ty cùng ngành Rio Tinto trượt 0,3% sau khi hai “đại gia” này tuyên bố hủy kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khai thác quặng sắt vì không được sự chấp thuận của các nhà chức trách.
Cổ phiếu hãng khai mỏ vàng lớn nhất Australia Newscrest Mining trượt 2,7% trong phiên này.
Tại thị trường Hồng Kông, các cổ phiếu lớn thuộc các khối ngân hàng và bất động sản đồng loạt trượt sâu. Cổ phiếu HSBC giảm giá 2,2% sau khi các ngân hàng Đài Loan phát đơn kiện HSBC có hành vi gian lận gây thiệt hại 500 triệu USD. Cổ phiếu công ty phát triển bất động sản lớn nhất thế giới Sun Kung Hai giảm 1,6% sau khi cơ quan chức năng của Hồng Kông tuyên bố có thể hạn chế cấp vốn tín dụng cho một số lĩnh vực nhất định để đề phòng sự hình thành bong bóng tài sản.
Theo giới phân tích, ở thời điểm hiện nay, sau khi đã “hấp thụ” nhiều thông tin mang tính tích cực trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư đang có thái độ “chờ xem”. Việc các ngân hàng trung ương sẽ hành động cụ thể ra sao với chính sách nới lỏng định lượng sẽ quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty lớn cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay mở cửa ở xu thế giảm. Lúc 15h45 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX giảm từ 0,2-0,4%.
Hai thống kê kinh tế Mỹ công bố theo lich trong đêm nay là sản lượng công nghiệp tháng 9 và chỉ số niềm tin của các công ty xây dựng. Ngân hàng Citigroup báo cáo lợi nhuận quý 3 cũng được xem là một thông tin có nhiều tác động.
Lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,6%, còn 130,31 điểm. Trong số các cổ phiếu thuộc chỉ số này tính tới thời điểm trên, có 580 cổ phiếu giảm giá và 346 cổ phiếu tăng giá.
Ngày đầu tuần hôm nay, khu vực châu Á không có thông tin kinh tế đáng chú ý nào được công bố. Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke tuyên bố sẵn sàng bơm thêm tiền cho nền kinh tế, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể, khiến giới đầu tư ít nhiều thất vọng.
Thêm vào đó, áp lực từ hoạt động chốt lời của giới đầu tư khiến các sàn giao dịch tại hầu khắp các thị trường chủ chốt trong khu vực chốt phiên với sắc đỏ.
Dẫn đầu sự giảm điểm của chứng khoán châu Á hôm nay là thị trường Hồng Kông với mức giảm 1,1% của chỉ số Hang Seng và thị trường Hàn Quốc với mức giảm 1,4% của chỉ số Kospi. Phiên hôm nay là phiên giảm mạnh nhất của Hang Seng trong 2 tháng qua.
Chịu ảnh hướng tiêu cực từ sự mạnh lên của đồng Yên, nhưng chứng khoán Nhật phiên hôm nay giảm điểm nhẹ hơn các thị trường chủ chốt khác. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,02%, trong khi chỉ số Topix tăng 0,5%.
Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,8% khi khép lại ngày giao dịch đầu tuần. Tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,8%, tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite mất 0,7%.
Nối tiếp đà giảm từ phiên thứ Sáu tuần trước, giá vàng tại châu Á hôm nay lao dốc mạnh, kéo theo sự đi xuống của cổ phiếu các công ty khai mỏ.
Lúc 15h30 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở dưới mức 1.354 USD/oz, giảm hơn 16 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau cùng thời điểm cũng giảm 0,8 USD/thùng, còn 80,45 USD/thùng.
Tại thị trường Australia, cổ phiếu hãng khai mỏ BHP Billiton đóng cửa với mức giảm 1,1%, còn cổ phiếu công ty cùng ngành Rio Tinto trượt 0,3% sau khi hai “đại gia” này tuyên bố hủy kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khai thác quặng sắt vì không được sự chấp thuận của các nhà chức trách.
Cổ phiếu hãng khai mỏ vàng lớn nhất Australia Newscrest Mining trượt 2,7% trong phiên này.
Tại thị trường Hồng Kông, các cổ phiếu lớn thuộc các khối ngân hàng và bất động sản đồng loạt trượt sâu. Cổ phiếu HSBC giảm giá 2,2% sau khi các ngân hàng Đài Loan phát đơn kiện HSBC có hành vi gian lận gây thiệt hại 500 triệu USD. Cổ phiếu công ty phát triển bất động sản lớn nhất thế giới Sun Kung Hai giảm 1,6% sau khi cơ quan chức năng của Hồng Kông tuyên bố có thể hạn chế cấp vốn tín dụng cho một số lĩnh vực nhất định để đề phòng sự hình thành bong bóng tài sản.
Theo giới phân tích, ở thời điểm hiện nay, sau khi đã “hấp thụ” nhiều thông tin mang tính tích cực trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư đang có thái độ “chờ xem”. Việc các ngân hàng trung ương sẽ hành động cụ thể ra sao với chính sách nới lỏng định lượng sẽ quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty lớn cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay mở cửa ở xu thế giảm. Lúc 15h45 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX giảm từ 0,2-0,4%.
Hai thống kê kinh tế Mỹ công bố theo lich trong đêm nay là sản lượng công nghiệp tháng 9 và chỉ số niềm tin của các công ty xây dựng. Ngân hàng Citigroup báo cáo lợi nhuận quý 3 cũng được xem là một thông tin có nhiều tác động.