Chứng khoán: Có mua có bán quan trọng hơn “bền”
Sức cản của chu kỳ T+3 đã khiến cho đà tăng của VN-Index chững lại sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp
Sức cản của chu kỳ T+3 đã khiến cho đà tăng của VN-Index chững lại sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp.
>>Chứng khoán ngày 18/6: Phía sau đột biến
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã vấp phải sự “kháng cự” khi mà các giải pháp của cơ quan điều hành đưa ra vẫn chưa đủ mạnh. Đó là ý kiến của chuyên gia chứng khoán Huy Nam trong cuộc trò chuyện với chúng tôi mới đây.
Ủy ban Chứng khoán vừa quyết định nới biên độ giao dịch mỗi sàn lên thêm 1% và áp dụng từ ngày 19/6. Theo ông, việc nới rộng biên độ trong thời điểm này sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Tôi nghĩ rằng việc này sẽ tốt cho thị trường, quan trọng nhất là thị trường sẽ có thanh khoản tốt hơn. Một khi biên độ không quá gò bó thì khả năng định đoạt của nhà đầu tư mới có ý nghĩa, vì chỉ khi trong giao dịch đã xuất hiện yếu tố "mặc cả", có sự suy hơn tính thiệt, có lời ăn lỗ chịu, có kẻ bi quan người hưng phấn... thì mới có thị trường.
Điều dễ thấy là việc khép biên độ vừa qua chỉ làm cho thị trường tụt dốc chậm đi chứ nó diễn ra căng thẳng, dai dẳng, ảm đạm và co cụm, cuối cùng thì chẳng ai được, nếu không muốn nói là mất thêm...
Cũng dễ thấy là trong tuần lễ từ 10 - 15/6/2008, chỉ với những thông tin về khả năng mở biên độ, nhà đầu tư đã thay đổi thái độ để đón đầu sớm hơn trước khi điều này diễn ra thực sự. Tôi tin là những nhà đầu tư chuyên “làm ăn” trên thị trường này sẽ đón nhận thông tin này theo hướng tích cực.
Liệu việc nới rộng biên độ có làm cho thị trường hồi phục ổn định hay không khi mà việc nới biên độ chỉ mới được xem xét trong thời gian gần đây?
Tôi cho rằng việc trả lại biên độ là cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ mới giúp hoá giải được bế tắc về thanh khoản.
Thị trường có thể sẽ phục hồi trong ngắn hạn, còn về lâu dài thì sẽ còn tùy, vì ngoài sự co cụm do thiếu thanh khoản, tình trạng suy yếu và ảm đạm vừa qua còn do sự tích tụ của nhiều nguyên nhân và các vấn đề sâu xa khác bên ngoài hay ở chính bên trong của thị trường. Nhưng dù sao thì động thái trả biên độ lại cho thị trường cũng là một bước đi cần thiết để có mua có bán.
Bản thân thị trường có mua có bán quan trọng hơn ý nghĩa chỉ "bền" một chiều. Ta đã có kinh nghiệm về nỗi lo trong hơn sáu tuần lễ tụt dài và năm tháng giảm sâu. Bây giờ, nếu mua bán diễn ra có lên có xuống sẽ tốt hơn việc tăng ào ào...
Nhiều người cứ sợ mở biên độ sẽ có sự tháo chạy, tôi tin là không, và tình trạng thị trường trong tuần qua có thể nói lên điều này. Trên cơ sở đó, để duy trì tình trạng thị trường như vừa nói, tôi tin việc trả biên độ lại như cũ trong lúc này là nên và sẽ thuyết phục hơn.
Ngoài việc nới rộng biên độ, theo ông, các nhà điều hành thị trường cần phải làm gì để “giữ nhiệt” cho thị trường trong thời gian tới?
Theo tôi, sau khi trả biên độ về như cũ, thị trường còn cần một gói các giải pháp và sự quan tâm tích cực khác.
Chẳng hạn như việc tăng cường dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư đi đôi với việc chấn chỉnh hoạt động tự doanh và đạo đức môi giới. Mở thêm các nghiệp vụ như quyền chọn mua, repo, giao dịch ký quỹ... để tạo ra cơ hội và điều kiện tốt hơn cho thị trường và nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Cần bỏ cách đấu giá cổ phần quá nóng hay quá lạnh như vừa qua. Cải thiện hoạt động phát hành, hãy để cho các định chế chuyên nghiệp tham gia vào quá trình tư vấn và bảo lãnh theo thông lệ phổ biến. Cải thiện hoạt động thị trường sơ cấp, vì chất lượng thị trường sơ cấp quyết định độ tin cậy và sự đảm bảo về giá trị chứng khoán. Cần thay đổi cách hiểu và cách làm về "vốn điều lệ" để loại bỏ những hành xử gây bất lợi cho thị trường. Nghiên cứu hoãn việc đánh thuế thu nhập trên đầu tư chứng khoán...
Nói chung thị trường cần nhanh chóng nhận được nhiều sự cải thiện hơn để có sức sống.
Trong một lần phát biểu với giới báo chí gần đây, ông cho rằng thị trường chứng khoán có khả năng “khử” được lạm phát. Theo ông khả năng “khử” lạm phát của thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào và có còn tác dụng không, nhất là trong bối cảnh thị trường như hiện tại?
Việc khử lạm phát có thể thực hiện theo hai cách.
Với những nhà đầu tư ngắn hạn, nếu đủ bản lĩnh, họ có thể đánh ngắn trên những "ngọn sóng" và tìm cơ hội ở "đáy sóng" thích hợp. Nhưng việc này khá rủi ro đối với tình trạng thị trường kém thanh khoản, cũng như việc lệ thuộc tay nghề...
Đối với nhà đầu tư dài hạn, do họ đi cùng với doanh nghiệp, mà hiệu quả doanh nghiệp trong dài hạn nhất thiết phải cao hơn lạm phát trung bình, điều này có nghĩa là họ có lợi thuần trung bình cao hơn lạm phát.
Tất nhiên, nhà đầu tư nào cũng có rủi ro, đặc biệt trong trường hợp sau, việc tính toán chi phí cơ hội giữa các khoản đầu tư là vô cùng quan trọng.
Ông dự báo thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới?
Theo tôi, thị trường có dấu hiệu vượt qua tình trạng co cụm và nói chung sẽ ấm lại. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ có thời gian tăng điểm, nhưng do việc cân nhắc kỳ vọng và sự tính toán của các nhà đầu tư nay đã chuyên nghiệp hơn nên sẽ khó có diễn biến một chiều.
Thị trường đang ở trạng thái hưởng ứng, nhưng còn tiềm ẩn phía sau một phản ứng chờ đợi đối với những bước cải thiện được kỳ vọng tiếp theo của các bên.
>>Chứng khoán ngày 18/6: Phía sau đột biến
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã vấp phải sự “kháng cự” khi mà các giải pháp của cơ quan điều hành đưa ra vẫn chưa đủ mạnh. Đó là ý kiến của chuyên gia chứng khoán Huy Nam trong cuộc trò chuyện với chúng tôi mới đây.
Ủy ban Chứng khoán vừa quyết định nới biên độ giao dịch mỗi sàn lên thêm 1% và áp dụng từ ngày 19/6. Theo ông, việc nới rộng biên độ trong thời điểm này sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Tôi nghĩ rằng việc này sẽ tốt cho thị trường, quan trọng nhất là thị trường sẽ có thanh khoản tốt hơn. Một khi biên độ không quá gò bó thì khả năng định đoạt của nhà đầu tư mới có ý nghĩa, vì chỉ khi trong giao dịch đã xuất hiện yếu tố "mặc cả", có sự suy hơn tính thiệt, có lời ăn lỗ chịu, có kẻ bi quan người hưng phấn... thì mới có thị trường.
Điều dễ thấy là việc khép biên độ vừa qua chỉ làm cho thị trường tụt dốc chậm đi chứ nó diễn ra căng thẳng, dai dẳng, ảm đạm và co cụm, cuối cùng thì chẳng ai được, nếu không muốn nói là mất thêm...
Cũng dễ thấy là trong tuần lễ từ 10 - 15/6/2008, chỉ với những thông tin về khả năng mở biên độ, nhà đầu tư đã thay đổi thái độ để đón đầu sớm hơn trước khi điều này diễn ra thực sự. Tôi tin là những nhà đầu tư chuyên “làm ăn” trên thị trường này sẽ đón nhận thông tin này theo hướng tích cực.
Liệu việc nới rộng biên độ có làm cho thị trường hồi phục ổn định hay không khi mà việc nới biên độ chỉ mới được xem xét trong thời gian gần đây?
Tôi cho rằng việc trả lại biên độ là cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ mới giúp hoá giải được bế tắc về thanh khoản.
Thị trường có thể sẽ phục hồi trong ngắn hạn, còn về lâu dài thì sẽ còn tùy, vì ngoài sự co cụm do thiếu thanh khoản, tình trạng suy yếu và ảm đạm vừa qua còn do sự tích tụ của nhiều nguyên nhân và các vấn đề sâu xa khác bên ngoài hay ở chính bên trong của thị trường. Nhưng dù sao thì động thái trả biên độ lại cho thị trường cũng là một bước đi cần thiết để có mua có bán.
Bản thân thị trường có mua có bán quan trọng hơn ý nghĩa chỉ "bền" một chiều. Ta đã có kinh nghiệm về nỗi lo trong hơn sáu tuần lễ tụt dài và năm tháng giảm sâu. Bây giờ, nếu mua bán diễn ra có lên có xuống sẽ tốt hơn việc tăng ào ào...
Nhiều người cứ sợ mở biên độ sẽ có sự tháo chạy, tôi tin là không, và tình trạng thị trường trong tuần qua có thể nói lên điều này. Trên cơ sở đó, để duy trì tình trạng thị trường như vừa nói, tôi tin việc trả biên độ lại như cũ trong lúc này là nên và sẽ thuyết phục hơn.
Ngoài việc nới rộng biên độ, theo ông, các nhà điều hành thị trường cần phải làm gì để “giữ nhiệt” cho thị trường trong thời gian tới?
Theo tôi, sau khi trả biên độ về như cũ, thị trường còn cần một gói các giải pháp và sự quan tâm tích cực khác.
Chẳng hạn như việc tăng cường dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư đi đôi với việc chấn chỉnh hoạt động tự doanh và đạo đức môi giới. Mở thêm các nghiệp vụ như quyền chọn mua, repo, giao dịch ký quỹ... để tạo ra cơ hội và điều kiện tốt hơn cho thị trường và nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Cần bỏ cách đấu giá cổ phần quá nóng hay quá lạnh như vừa qua. Cải thiện hoạt động phát hành, hãy để cho các định chế chuyên nghiệp tham gia vào quá trình tư vấn và bảo lãnh theo thông lệ phổ biến. Cải thiện hoạt động thị trường sơ cấp, vì chất lượng thị trường sơ cấp quyết định độ tin cậy và sự đảm bảo về giá trị chứng khoán. Cần thay đổi cách hiểu và cách làm về "vốn điều lệ" để loại bỏ những hành xử gây bất lợi cho thị trường. Nghiên cứu hoãn việc đánh thuế thu nhập trên đầu tư chứng khoán...
Nói chung thị trường cần nhanh chóng nhận được nhiều sự cải thiện hơn để có sức sống.
Trong một lần phát biểu với giới báo chí gần đây, ông cho rằng thị trường chứng khoán có khả năng “khử” được lạm phát. Theo ông khả năng “khử” lạm phát của thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào và có còn tác dụng không, nhất là trong bối cảnh thị trường như hiện tại?
Việc khử lạm phát có thể thực hiện theo hai cách.
Với những nhà đầu tư ngắn hạn, nếu đủ bản lĩnh, họ có thể đánh ngắn trên những "ngọn sóng" và tìm cơ hội ở "đáy sóng" thích hợp. Nhưng việc này khá rủi ro đối với tình trạng thị trường kém thanh khoản, cũng như việc lệ thuộc tay nghề...
Đối với nhà đầu tư dài hạn, do họ đi cùng với doanh nghiệp, mà hiệu quả doanh nghiệp trong dài hạn nhất thiết phải cao hơn lạm phát trung bình, điều này có nghĩa là họ có lợi thuần trung bình cao hơn lạm phát.
Tất nhiên, nhà đầu tư nào cũng có rủi ro, đặc biệt trong trường hợp sau, việc tính toán chi phí cơ hội giữa các khoản đầu tư là vô cùng quan trọng.
Ông dự báo thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới?
Theo tôi, thị trường có dấu hiệu vượt qua tình trạng co cụm và nói chung sẽ ấm lại. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ có thời gian tăng điểm, nhưng do việc cân nhắc kỳ vọng và sự tính toán của các nhà đầu tư nay đã chuyên nghiệp hơn nên sẽ khó có diễn biến một chiều.
Thị trường đang ở trạng thái hưởng ứng, nhưng còn tiềm ẩn phía sau một phản ứng chờ đợi đối với những bước cải thiện được kỳ vọng tiếp theo của các bên.