Chứng khoán đang đối mặt thách thức lớn
Đó là nhận định của ông Lê Hải Trà, Ủy viên Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
Đó là nhận định của ông Lê Hải Trà, Ủy viên Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Theo ông Trà, bối cảnh thị trường đang thuộc về người mua và người mua thậm chí được "hỗ trợ" bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ chức tài chính nước ngoài. Đà suy giảm kéo dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt sức. Điều mà người nắm giữ chứng khoán cần lúc này là có đầy đủ thông tin để quyết định và có niềm tin đối với quyết định đó.
VN-Index đang rơi dần về mốc 400 điểm. Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng này?
Nếu nhìn vào diễn biến thị trường thời gian qua, có vẻ như đang xảy ra hiện tượng phản ứng thái quá một cách tiêu cực. Đây là trạng thái tâm lý xuất phát từ sự sụt giảm kéo dài của thị trường dưới tác động của những dấu hiệu bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như kết quả sản xuất - kinh doanh gây thất vọng tại một số DN, đồng thời khi đến một ngưỡng nào đó thì trạng thái tâm lý này cũng trực tiếp làm cho xu hướng sụt giảm thêm trầm trọng.
Tất cả các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính đều có sự "góp phần" của trạng thái tâm lý này. Mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ. Theo ước tính của Standard & Poor's, tổng thiệt hại của các định chế tài chính trong cuộc khủng hoảng này khoảng gần 300 tỷ USD, trong đó chỉ non nửa có thể lý giải được trên cơ sở tính toán giá trị những tài sản thế chấp, phần thiệt hại còn lại là do trạng thái mất lòng tin có tính hệ thống trên thị trường.
Ông đánh giá thế nào về một số ý kiến phân tích kỹ thuật gần đây cho rằng, đã xuất hiện những mức "kháng cự" thấp hơn trên VN-Index?
Trước hết, tôi cho rằng những con số do phân tích kỹ thuật đưa ra chỉ có ý nghĩa tham khảo trong khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật nghĩa là dựa trên những dữ liệu trong quá khứ để dự đoán tương lai. Người ta tìm kiếm những dấu hiệu trong quá khứ để làm căn cứ cho những quyết định trong tương lai khi xuất hiện những dấu hiệu tương tự. Theo đó, giả định nền tảng của phân tích kỹ thuật là "tương lai luôn lặp lại quá khứ", mà tôi thì không nghĩ như vậy và thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ủng hộ giả định đó.
Mặt khác, nếu các nhà đầu tư đều sử dụng phân tích kỹ thuật để ra quyết định thì sẽ luôn có những người muốn lợi dụng điều đó để "đi trước một bước", qua đó có thể phá vỡ những dấu hiệu đang hình thành. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện nhất định về dữ liệu và thị trường, trong khi thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi này.
Vì vậy, người phân tích kỹ thuật phải điều chỉnh các công cụ phân tích theo các mức độ khác nhau cho phù hợp và do đó kết quả phân tích sẽ mang tính chủ quan. Cuối cùng, thực tế trên thế giới cho thấy, các nhà đầu tư thành công nhất trên thị trường chứng khoán không phải là những người theo trường phái phân tích kỹ thuật.
Mặc dù vậy, phân tích kỹ thuật có thể phát huy tác dụng trong những trạng thái thị trường quá nóng hoặc quá lạnh, ví dụ như thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại. Tâm lý tiêu cực dễ khiến người ta có xu thế bấu víu vào một cái gì đó theo chiều hướng tiêu cực và mất đi khả năng phản biện cần thiết. Nếu mọi người đều tin vào một con số nào đó của VN-Index bất chấp cơ sở của của nó và hành động một cách tương ứng thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra.
Đây không phải là khả năng của phân tích kỹ thuật, mà là khả năng tự khẳng định khi có sự trùng hợp tâm lý số đông.
Vậy nhà đầu tư có thể làm gì trong trạng thái thị trường này, thưa ông?
Vào lúc này, cần có một cái nhìn thực tế rằng, thị trường đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, dễ nhận thấy thị trường thuộc về người mua chứ không phải người bán. Không có gì lạ khi những người mua sẽ hành động theo kiểu "không đi đâu mà vội", tiếp tục gom tiền và giao dịch nhỏ giọt để chờ đợi giá xuống nữa. Họ thậm chí còn được "hỗ trợ" bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ chức tài chính nước ngoài nhằm những mục đích riêng và đà suy giảm kéo dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt sức. Họ như những người đi săn đang chờ đợi những tín hiệu nào đó trước khi đồng loạt vào cuộc.
Vậy những người đang nắm giữ chứng khoán phải làm gì? Họ có thể không làm gì cả, hoặc bán đi và hy vọng thị trường sẽ tiếp tục giảm để mua lại; hoặc có thể rút vốn chuyển sang gửi tiết kiệm, mua vàng, ngoại tệ, hay bất động sản... Mọi lựa chọn đều gắn với những rủi ro và chi phí cơ hội nhất định. Sự lựa chọn và kết quả của nó mang lại cho nhà đầu tư tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người. Điều quan trọng là họ cần có đầy đủ thông tin để quyết định lựa chọn và có niềm tin đối với sự lựa chọn đó.
Hy vọng chúng ta sẽ có dịp cùng nhìn lại những gì đang diễn ra và xem đâu là sự lựa chọn khôn ngoan.
Theo ông Trà, bối cảnh thị trường đang thuộc về người mua và người mua thậm chí được "hỗ trợ" bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ chức tài chính nước ngoài. Đà suy giảm kéo dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt sức. Điều mà người nắm giữ chứng khoán cần lúc này là có đầy đủ thông tin để quyết định và có niềm tin đối với quyết định đó.
VN-Index đang rơi dần về mốc 400 điểm. Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng này?
Nếu nhìn vào diễn biến thị trường thời gian qua, có vẻ như đang xảy ra hiện tượng phản ứng thái quá một cách tiêu cực. Đây là trạng thái tâm lý xuất phát từ sự sụt giảm kéo dài của thị trường dưới tác động của những dấu hiệu bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như kết quả sản xuất - kinh doanh gây thất vọng tại một số DN, đồng thời khi đến một ngưỡng nào đó thì trạng thái tâm lý này cũng trực tiếp làm cho xu hướng sụt giảm thêm trầm trọng.
Tất cả các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính đều có sự "góp phần" của trạng thái tâm lý này. Mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ. Theo ước tính của Standard & Poor's, tổng thiệt hại của các định chế tài chính trong cuộc khủng hoảng này khoảng gần 300 tỷ USD, trong đó chỉ non nửa có thể lý giải được trên cơ sở tính toán giá trị những tài sản thế chấp, phần thiệt hại còn lại là do trạng thái mất lòng tin có tính hệ thống trên thị trường.
Ông đánh giá thế nào về một số ý kiến phân tích kỹ thuật gần đây cho rằng, đã xuất hiện những mức "kháng cự" thấp hơn trên VN-Index?
Trước hết, tôi cho rằng những con số do phân tích kỹ thuật đưa ra chỉ có ý nghĩa tham khảo trong khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật nghĩa là dựa trên những dữ liệu trong quá khứ để dự đoán tương lai. Người ta tìm kiếm những dấu hiệu trong quá khứ để làm căn cứ cho những quyết định trong tương lai khi xuất hiện những dấu hiệu tương tự. Theo đó, giả định nền tảng của phân tích kỹ thuật là "tương lai luôn lặp lại quá khứ", mà tôi thì không nghĩ như vậy và thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ủng hộ giả định đó.
Mặt khác, nếu các nhà đầu tư đều sử dụng phân tích kỹ thuật để ra quyết định thì sẽ luôn có những người muốn lợi dụng điều đó để "đi trước một bước", qua đó có thể phá vỡ những dấu hiệu đang hình thành. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện nhất định về dữ liệu và thị trường, trong khi thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi này.
Vì vậy, người phân tích kỹ thuật phải điều chỉnh các công cụ phân tích theo các mức độ khác nhau cho phù hợp và do đó kết quả phân tích sẽ mang tính chủ quan. Cuối cùng, thực tế trên thế giới cho thấy, các nhà đầu tư thành công nhất trên thị trường chứng khoán không phải là những người theo trường phái phân tích kỹ thuật.
Mặc dù vậy, phân tích kỹ thuật có thể phát huy tác dụng trong những trạng thái thị trường quá nóng hoặc quá lạnh, ví dụ như thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại. Tâm lý tiêu cực dễ khiến người ta có xu thế bấu víu vào một cái gì đó theo chiều hướng tiêu cực và mất đi khả năng phản biện cần thiết. Nếu mọi người đều tin vào một con số nào đó của VN-Index bất chấp cơ sở của của nó và hành động một cách tương ứng thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra.
Đây không phải là khả năng của phân tích kỹ thuật, mà là khả năng tự khẳng định khi có sự trùng hợp tâm lý số đông.
Vậy nhà đầu tư có thể làm gì trong trạng thái thị trường này, thưa ông?
Vào lúc này, cần có một cái nhìn thực tế rằng, thị trường đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, dễ nhận thấy thị trường thuộc về người mua chứ không phải người bán. Không có gì lạ khi những người mua sẽ hành động theo kiểu "không đi đâu mà vội", tiếp tục gom tiền và giao dịch nhỏ giọt để chờ đợi giá xuống nữa. Họ thậm chí còn được "hỗ trợ" bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ chức tài chính nước ngoài nhằm những mục đích riêng và đà suy giảm kéo dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt sức. Họ như những người đi săn đang chờ đợi những tín hiệu nào đó trước khi đồng loạt vào cuộc.
Vậy những người đang nắm giữ chứng khoán phải làm gì? Họ có thể không làm gì cả, hoặc bán đi và hy vọng thị trường sẽ tiếp tục giảm để mua lại; hoặc có thể rút vốn chuyển sang gửi tiết kiệm, mua vàng, ngoại tệ, hay bất động sản... Mọi lựa chọn đều gắn với những rủi ro và chi phí cơ hội nhất định. Sự lựa chọn và kết quả của nó mang lại cho nhà đầu tư tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người. Điều quan trọng là họ cần có đầy đủ thông tin để quyết định lựa chọn và có niềm tin đối với sự lựa chọn đó.
Hy vọng chúng ta sẽ có dịp cùng nhìn lại những gì đang diễn ra và xem đâu là sự lựa chọn khôn ngoan.