Chứng khoán: Giao dịch điện tử loay hoay tìm khung pháp lý
Ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử vẫn còn trong giai đoạn xin ý kiến
Khung pháp lý cho giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán đã rất quen thuộc với các nước trên thế giới.
Nhưng ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho vấn đề này vẫn còn trong giai đoạn xin ý kiến.
Trong khu vực châu Á, Singapore ban hành Luật giao dịch điện tử năm 1998; Hồng Kông có sắc lệnh về giao dịch điện tử năm 2000; Nhật Bản và Thái Lan đã có các văn bản liên quan đến giao dịch điện tử từ năm 2001.
Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù một số công ty chứng khoán đã triển khai giao dịch điện tử cho nhà đầu tư và nhiều công ty khác đang trong quá trình chuẩn bị nhưng hoạt động này hầu như chưa được kiểm soát bằng hành lang pháp lý cụ thể. Vì thế, rủi ro đối với nhà đầu tư, đối với công ty chứng khoán và các thành viên thị trường tham gia giao dịch điện tử là rất lớn.
Cùng với Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 27/2007/ND-CP về giao dịch điện tử, Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán (Thông tư) sẽ thúc đẩy việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Dự thảo Thông tư nêu rõ những yêu cầu về dịch vụ, kỹ thuật, thủ tục cung cấp dịch vụ, hoạt động trao đổi thông tin điện tử và tổ chức thực hiện. Dự thảo này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thành viên tham gia thị trường.
Bảo mật thông tin được đánh giá là vấn đề mấu chốt trong giao dịch điện tử thì gần như không được đề cập đến trong dự thảo. Các quy định về độ xác thực của các công cụ bảo mật cũng không được nhắc đến. Theo ý kiến của đại diện các công ty chứng khoán, dự thảo cần có quy định chi tiết tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu chuẩn về mã hoá, tiêu chuẩn kết nối.
Điểm yếu thứ hai của dự thảo thông tư là các khái niệm và các quy định thiếu rõ ràng và chưa tính chuẩn mực vì vậy gây khó hiểu khi áp dụng. Nhiều quy định không cụ thể chẳng hạn, Điều 5.1.5 nêu: “Công ty chứng khoán không được phép hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật hoặc dịch vụ thông tin trong việc thực hiện giao dịch trực tuyến thông qua việc thanh toán chi phí dịch vụ”.
Trong khi, theo quy định mới, các công ty chứng khoán phải kết hợp với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư. Vì vậy, khái niệm “không được hợp tác” là chưa được cụ thể.
Về nhân lực thực hiện giao dịch điện tử của công ty chứng khoán, dự thảo thông tư chỉ nêu: “Các công ty chứng khoán phải bố trí các nhân viên nghiệp vụ đủ trình độ để điều khiển việc quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống dịch vụ giao dịch trực tuyến, thiết lập một hệ thống quản lý kỹ thuật và một hệ thống hạn chế nội bộ” nhưng không nêu rõ những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kỹ năng của nhân viên nghiệp vụ.
Về điểm này, tham luận của ông Nguyễn Hữu Tú, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS) viết: “Chúng tôi đề nghị có tiêu chuẩn cụ thể đối với các nhân viên quản lý và giám sát hệ thống giao dịch trực tuyến, có thể xem xét quy định việc đào tạo và lấy chứng chỉ hành nghề của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về quản lý giao dịch chứng khoán trực tuyến”.
Thông tư cũng chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại có thể xảy ra trong giao dịch điện tử. Trong khi đó, mọi đối tượng tham gia giao dịch dù là tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ hay cá nhân đều phải có hình thức xử lý tương đồng để đảm bảo công bằng hơn.
Điểm 5.1.11 của dự thảo Thông tư quy định: “Các công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến về chuyển nhượng các nguồn lực tài chính, chuyển nhượng và uỷ thác mua bán chứng khoán”.
Điều này cũng rất gây thắc mắc, ông Huỳnh Minh Vũ, Giám đốc Tin học, Công ty Chứng khoán VNDirect bình luận: “Như tôi hiểu, chuyển tiền cũng là chuyển nhượng nguồn lực tài chính, khi các công ty chứng khoán bắt buộc phải kết nối với ngân hàng thì cũng cần cho phép khách hàng chuyển tiền để thực hiện giao dịch chứng khoán”.
Yêu cầu kỹ thuật theo quy định trong điều 5.2.1 và 5.2.2 cũng được nhận xét là “không khả thi”. Ông Võ Việt Anh, Phụ trách công nghệ thông tin, Công ty Chứng khoán Sài Gòn thắc mắc: “Việc ghép hai điều này là không khả thi về mặt kỹ thuật và vi phạm quy tắc tự nguyện giao dịch của nhà đầu tư. Khi một nhà đầu tư có thể vừa giao dịch thông thường vừa giao dịch trực tuyến, vậy tách như thế nào hai lần giao dịch đấy và đối chiếu cuối ngày như thế nào?”.
Quy định về công bố thông tin cũng chưa được rõ ràng về việc nội dung, cách thức, thời gian công bố. Hoạt động giám sát đối với các bên tham gia giao dịch điện tử cũng chưa được đề cập cụ thể. “Các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử phải chịu sự giám sát của ai? Giám sát như thế nào?” là thắc mắc chung các ý kiến đóng góp.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là quy định về thời hạn lưu trữ chứng từ điện tử (Điểm 5.1.7) là 15 năm. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc HASTC nói: “Tôi chưa hình dung ra được cách bảo vệ dữ liệu 15 năm trong điều kiện môi trường, khí hậu, cơ sở vật chất hiện tại và quy mô thị trường ngày càng lớn như hiện nay”.
Cùng thắc mắc về điều này, ông Nguyễn Hữu Tú, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS) nêu ý kiến: “Do việc lưu trữ dữ liệu tốn rất nhiều tài nguyên hệ thống nên Ban soạn thảo nên quy định cụ thể về việc chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy hoặc ngược lại và quy định giá trị pháp lý của các chứng từ được chuyển đổi hình thức”.
Ông Nguyễn Hải Nam, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ trưởng tổ soạn thảo thông tư đã tiếp thu ý kiến đóng góp từ các thành viên tham gia thị trường để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thông tư.
Nhưng ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho vấn đề này vẫn còn trong giai đoạn xin ý kiến.
Trong khu vực châu Á, Singapore ban hành Luật giao dịch điện tử năm 1998; Hồng Kông có sắc lệnh về giao dịch điện tử năm 2000; Nhật Bản và Thái Lan đã có các văn bản liên quan đến giao dịch điện tử từ năm 2001.
Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù một số công ty chứng khoán đã triển khai giao dịch điện tử cho nhà đầu tư và nhiều công ty khác đang trong quá trình chuẩn bị nhưng hoạt động này hầu như chưa được kiểm soát bằng hành lang pháp lý cụ thể. Vì thế, rủi ro đối với nhà đầu tư, đối với công ty chứng khoán và các thành viên thị trường tham gia giao dịch điện tử là rất lớn.
Cùng với Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 27/2007/ND-CP về giao dịch điện tử, Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán (Thông tư) sẽ thúc đẩy việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Dự thảo Thông tư nêu rõ những yêu cầu về dịch vụ, kỹ thuật, thủ tục cung cấp dịch vụ, hoạt động trao đổi thông tin điện tử và tổ chức thực hiện. Dự thảo này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thành viên tham gia thị trường.
Bảo mật thông tin được đánh giá là vấn đề mấu chốt trong giao dịch điện tử thì gần như không được đề cập đến trong dự thảo. Các quy định về độ xác thực của các công cụ bảo mật cũng không được nhắc đến. Theo ý kiến của đại diện các công ty chứng khoán, dự thảo cần có quy định chi tiết tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu chuẩn về mã hoá, tiêu chuẩn kết nối.
Điểm yếu thứ hai của dự thảo thông tư là các khái niệm và các quy định thiếu rõ ràng và chưa tính chuẩn mực vì vậy gây khó hiểu khi áp dụng. Nhiều quy định không cụ thể chẳng hạn, Điều 5.1.5 nêu: “Công ty chứng khoán không được phép hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật hoặc dịch vụ thông tin trong việc thực hiện giao dịch trực tuyến thông qua việc thanh toán chi phí dịch vụ”.
Trong khi, theo quy định mới, các công ty chứng khoán phải kết hợp với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư. Vì vậy, khái niệm “không được hợp tác” là chưa được cụ thể.
Về nhân lực thực hiện giao dịch điện tử của công ty chứng khoán, dự thảo thông tư chỉ nêu: “Các công ty chứng khoán phải bố trí các nhân viên nghiệp vụ đủ trình độ để điều khiển việc quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống dịch vụ giao dịch trực tuyến, thiết lập một hệ thống quản lý kỹ thuật và một hệ thống hạn chế nội bộ” nhưng không nêu rõ những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kỹ năng của nhân viên nghiệp vụ.
Về điểm này, tham luận của ông Nguyễn Hữu Tú, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS) viết: “Chúng tôi đề nghị có tiêu chuẩn cụ thể đối với các nhân viên quản lý và giám sát hệ thống giao dịch trực tuyến, có thể xem xét quy định việc đào tạo và lấy chứng chỉ hành nghề của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về quản lý giao dịch chứng khoán trực tuyến”.
Thông tư cũng chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại có thể xảy ra trong giao dịch điện tử. Trong khi đó, mọi đối tượng tham gia giao dịch dù là tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ hay cá nhân đều phải có hình thức xử lý tương đồng để đảm bảo công bằng hơn.
Điểm 5.1.11 của dự thảo Thông tư quy định: “Các công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến về chuyển nhượng các nguồn lực tài chính, chuyển nhượng và uỷ thác mua bán chứng khoán”.
Điều này cũng rất gây thắc mắc, ông Huỳnh Minh Vũ, Giám đốc Tin học, Công ty Chứng khoán VNDirect bình luận: “Như tôi hiểu, chuyển tiền cũng là chuyển nhượng nguồn lực tài chính, khi các công ty chứng khoán bắt buộc phải kết nối với ngân hàng thì cũng cần cho phép khách hàng chuyển tiền để thực hiện giao dịch chứng khoán”.
Yêu cầu kỹ thuật theo quy định trong điều 5.2.1 và 5.2.2 cũng được nhận xét là “không khả thi”. Ông Võ Việt Anh, Phụ trách công nghệ thông tin, Công ty Chứng khoán Sài Gòn thắc mắc: “Việc ghép hai điều này là không khả thi về mặt kỹ thuật và vi phạm quy tắc tự nguyện giao dịch của nhà đầu tư. Khi một nhà đầu tư có thể vừa giao dịch thông thường vừa giao dịch trực tuyến, vậy tách như thế nào hai lần giao dịch đấy và đối chiếu cuối ngày như thế nào?”.
Quy định về công bố thông tin cũng chưa được rõ ràng về việc nội dung, cách thức, thời gian công bố. Hoạt động giám sát đối với các bên tham gia giao dịch điện tử cũng chưa được đề cập cụ thể. “Các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử phải chịu sự giám sát của ai? Giám sát như thế nào?” là thắc mắc chung các ý kiến đóng góp.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là quy định về thời hạn lưu trữ chứng từ điện tử (Điểm 5.1.7) là 15 năm. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc HASTC nói: “Tôi chưa hình dung ra được cách bảo vệ dữ liệu 15 năm trong điều kiện môi trường, khí hậu, cơ sở vật chất hiện tại và quy mô thị trường ngày càng lớn như hiện nay”.
Cùng thắc mắc về điều này, ông Nguyễn Hữu Tú, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS) nêu ý kiến: “Do việc lưu trữ dữ liệu tốn rất nhiều tài nguyên hệ thống nên Ban soạn thảo nên quy định cụ thể về việc chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy hoặc ngược lại và quy định giá trị pháp lý của các chứng từ được chuyển đổi hình thức”.
Ông Nguyễn Hải Nam, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ trưởng tổ soạn thảo thông tư đã tiếp thu ý kiến đóng góp từ các thành viên tham gia thị trường để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thông tư.