Chứng khoán hào hứng gì với “cục” tiền mặt của ORS?
Nhà đầu tư đang đặt nhiều câu hỏi về biến động lớn trong cơ cấu tiền, cũng như các hoạt động phát sinh đột biến của ORS
Cổ phiếu ORS của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông một tuần nay gây “đau tim” với không ít nhà đầu tư khi từ giảm sàn liên tục quay ra kịch trần liên tục.
Báo cáo tài chính quý 3/2011 của ORS đột nhiên ghi nhận một “cục” tiền rất lớn, tới gần 1.092 tỷ đồng, có thể xếp vào hàng “nhà giàu” với KLS, SSI. Con số này được cho là nguyên nhân kích thích giao dịch cực lớn với cổ phiếu ORS trong gần 2 tuần nay.
Trước đó vài tuần, ORS là tâm điểm của thị trường khi mối quan tâm dồn vào vụ vỡ nợ tín dụng đen có dấu hiệu lừa đảo của bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên Hội đồng quản trị của ORS. Kết hợp với đó, nhà đầu tư “móc” trở lại khoản phải thu khác ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 2/2011 của công ty lên tới gần 1.483,5 tỷ đồng. Không một dòng thuyết minh về khoản phải thu lớn như vậy, nhà đầu tư có lý để nghi ngờ vì đây là khoản đột biến chóng mặt. Trong quý 1/2011, khoản phải thu khác này của ORS chỉ ghi nhận 288,7 tỷ đồng.
Sau khi báo chí đưa tin về vụ lừa đảo và vỡ nợ của bà Như, ORS ngay lập tức bị bán tháo ồ ạt và trong 5 phiên đầu tháng 10, cổ phiếu này giảm sàn liên tục, từ mức 4.200 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn thấp nhất 2.800 đồng/cổ phiếu (ngày 14/10/2011).
Văn bản giải trình của ORS sau đó cho rằng việc giảm giá cổ phiếu là do ảnh hưởng của các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật cùa bà Như. ORS cũng khẳng định công ty hoàn toàn không liên quan đến việc làm phi pháp của bà Như và không có bất kỳ giao dịch nào đối với cá nhân bà Như, sự việc này không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời ORS đã đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng quản trị của bà Như từ ngày 10/10/2011.
Việc khẳng định không liên quan của ORS không giúp cổ phiếu phục hồi. Cổ phiếu này chỉ thực sự khởi sắc trước vài hôm khi báo cáo tài chính quý 3 chính thức được công bố. Giới đầu tư cũng tìm thấy trong báo cáo này những điểm sáng, mà nổi bật nhất là Công ty đã xử lý tốt khoản phải thu ghi nhận từ cuối quý 2 và chuyển sang ghi nhận một lượng tiền mặt lớn gần 1.092 tỷ đồng.
Vậy thực hư của “cục” tiền mặt lớn như vậy là gì?
Trước hết, ghi nhận từ cuối quý 2/2011, cơ cấu tiền của ORS không có gì đặc biệt. Lượng tiền mặt không đáng kể, chỉ có lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 99,85 tỷ đồng và tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán là 19,92 tỷ đồng.
Khoản đáng quan tâm trong báo cáo tài chính quý 2 là khoản phải thu tổng cộng 1.489,45 tỷ đồng, trong đó phải thu khác là 1.483,47 tỷ đồng. Tương ứng với đó là khoản phải trả khác lên tới 1.459,89 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhất: Phải trả vốn cho các công ty là 1.438 tỷ đồng.
Như vậy mấu chốt là ORS có tiến hành xử lý khoản phải thu kịp thời hay không. Báo cáo tài chính quý 3 được xem là lạc quan ở điểm này. Mục các khoản phải thu ngắn hạn chỉ còn ghi nhận 248,77 tỷ đồng, trong đó phải thu khác là 243,26 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là ORS đã thu hồi nợ khá tốt trong quý 3.
Báo cáo tài chính quý 3 cũng ghi nhận lượng tiền mặt và tương đương tiền tăng rất mạnh: 1.091,92 tỷ đồng. Trong số này, lượng tiền mặt không biến động nhiều so với quý 2 và cả lượng tiền ký quỹ của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán cũng vậy. Thay đổi lớn nhất là khoản Tiền gửi của công ty, ghi nhận gần 1.073,68 tỷ đồng.
Vậy lượng tiền gửi này có phải là của ORS hay không? Mặc dù phương pháp kế toàn ghi nhận khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty nhưng theo Thông tư Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán của Bộ Tài chính, khoản mục tiền gửi có nhiều tài khoản khác nhau, không chỉ phản ánh số tiền của công ty chứng khoán mà còn của khách hàng và các giao dịch chuyển tiền đến tài khoản tiền gửi của công ty chứng khoán. Các giao dịch như vậy phải ghi nhận vào các tài khoản phải trả tương ứng.
Báo cáo tài chính quý 3 của ORS có ghi nhận mục này trong phần Các khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong đó, mục Các khoản tiền nhận cho nghiệp vụ hoạt động môi giới là 1.060 tỷ đồng. Như vậy nếu trừ đi khoản phải trả này, lượng tiền gửi của ORS ghi nhận ở trên trở về mức bình thường và không có gì đột biến.
Tóm lại sự thay đổi đột biến trong cơ cấu tiền và các khoản mục liên quan là bình thường, tại thời điểm lập báo cáo. Công ty không tự dưng kiếm được khoản tiền mặt lớn nào, không giống như KLS hay SSI. Việc nhà đầu tư hào hứng với con số tiền mặt đó là không hợp lý.
Tuy nhiên, cũng có điểm sáng trong báo cáo tài chính quý 3, như đã nói ở trên, là ORS đã giải quyết được khoản phải thu một cách đáng kể. Gánh nặng khoản phải thu là một trong những dấu hỏi lớn đối với báo cáo tài chính quý 2 của ORS. Chuyển biến này cũng có thể coi là tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khoản phải thu khác trong quý 3 vẫn còn gần 243,26 tỷ đồng và các khoản phải trả khác là 166,42 tỷ đồng.
Vấn đề còn lại là thực hư khoản phải thu, phải trả nói trên là gì, liên quan đến hoạt động nào? Tại sao trong vài tháng mà tình hình tài chính của ORS lại biến động lớn như vậy. Thuyết minh báo cáo tài chính của ORS khá nghèo nàn, không giúp nhà đầu tư trả lời các thắc mắc như vậy.
Báo cáo tài chính quý 3/2011 của ORS đột nhiên ghi nhận một “cục” tiền rất lớn, tới gần 1.092 tỷ đồng, có thể xếp vào hàng “nhà giàu” với KLS, SSI. Con số này được cho là nguyên nhân kích thích giao dịch cực lớn với cổ phiếu ORS trong gần 2 tuần nay.
Trước đó vài tuần, ORS là tâm điểm của thị trường khi mối quan tâm dồn vào vụ vỡ nợ tín dụng đen có dấu hiệu lừa đảo của bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên Hội đồng quản trị của ORS. Kết hợp với đó, nhà đầu tư “móc” trở lại khoản phải thu khác ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 2/2011 của công ty lên tới gần 1.483,5 tỷ đồng. Không một dòng thuyết minh về khoản phải thu lớn như vậy, nhà đầu tư có lý để nghi ngờ vì đây là khoản đột biến chóng mặt. Trong quý 1/2011, khoản phải thu khác này của ORS chỉ ghi nhận 288,7 tỷ đồng.
Sau khi báo chí đưa tin về vụ lừa đảo và vỡ nợ của bà Như, ORS ngay lập tức bị bán tháo ồ ạt và trong 5 phiên đầu tháng 10, cổ phiếu này giảm sàn liên tục, từ mức 4.200 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn thấp nhất 2.800 đồng/cổ phiếu (ngày 14/10/2011).
Văn bản giải trình của ORS sau đó cho rằng việc giảm giá cổ phiếu là do ảnh hưởng của các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật cùa bà Như. ORS cũng khẳng định công ty hoàn toàn không liên quan đến việc làm phi pháp của bà Như và không có bất kỳ giao dịch nào đối với cá nhân bà Như, sự việc này không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời ORS đã đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng quản trị của bà Như từ ngày 10/10/2011.
Việc khẳng định không liên quan của ORS không giúp cổ phiếu phục hồi. Cổ phiếu này chỉ thực sự khởi sắc trước vài hôm khi báo cáo tài chính quý 3 chính thức được công bố. Giới đầu tư cũng tìm thấy trong báo cáo này những điểm sáng, mà nổi bật nhất là Công ty đã xử lý tốt khoản phải thu ghi nhận từ cuối quý 2 và chuyển sang ghi nhận một lượng tiền mặt lớn gần 1.092 tỷ đồng.
Vậy thực hư của “cục” tiền mặt lớn như vậy là gì?
Trước hết, ghi nhận từ cuối quý 2/2011, cơ cấu tiền của ORS không có gì đặc biệt. Lượng tiền mặt không đáng kể, chỉ có lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 99,85 tỷ đồng và tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán là 19,92 tỷ đồng.
Khoản đáng quan tâm trong báo cáo tài chính quý 2 là khoản phải thu tổng cộng 1.489,45 tỷ đồng, trong đó phải thu khác là 1.483,47 tỷ đồng. Tương ứng với đó là khoản phải trả khác lên tới 1.459,89 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhất: Phải trả vốn cho các công ty là 1.438 tỷ đồng.
Như vậy mấu chốt là ORS có tiến hành xử lý khoản phải thu kịp thời hay không. Báo cáo tài chính quý 3 được xem là lạc quan ở điểm này. Mục các khoản phải thu ngắn hạn chỉ còn ghi nhận 248,77 tỷ đồng, trong đó phải thu khác là 243,26 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là ORS đã thu hồi nợ khá tốt trong quý 3.
Báo cáo tài chính quý 3 cũng ghi nhận lượng tiền mặt và tương đương tiền tăng rất mạnh: 1.091,92 tỷ đồng. Trong số này, lượng tiền mặt không biến động nhiều so với quý 2 và cả lượng tiền ký quỹ của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán cũng vậy. Thay đổi lớn nhất là khoản Tiền gửi của công ty, ghi nhận gần 1.073,68 tỷ đồng.
Vậy lượng tiền gửi này có phải là của ORS hay không? Mặc dù phương pháp kế toàn ghi nhận khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty nhưng theo Thông tư Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán của Bộ Tài chính, khoản mục tiền gửi có nhiều tài khoản khác nhau, không chỉ phản ánh số tiền của công ty chứng khoán mà còn của khách hàng và các giao dịch chuyển tiền đến tài khoản tiền gửi của công ty chứng khoán. Các giao dịch như vậy phải ghi nhận vào các tài khoản phải trả tương ứng.
Báo cáo tài chính quý 3 của ORS có ghi nhận mục này trong phần Các khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong đó, mục Các khoản tiền nhận cho nghiệp vụ hoạt động môi giới là 1.060 tỷ đồng. Như vậy nếu trừ đi khoản phải trả này, lượng tiền gửi của ORS ghi nhận ở trên trở về mức bình thường và không có gì đột biến.
Tóm lại sự thay đổi đột biến trong cơ cấu tiền và các khoản mục liên quan là bình thường, tại thời điểm lập báo cáo. Công ty không tự dưng kiếm được khoản tiền mặt lớn nào, không giống như KLS hay SSI. Việc nhà đầu tư hào hứng với con số tiền mặt đó là không hợp lý.
Tuy nhiên, cũng có điểm sáng trong báo cáo tài chính quý 3, như đã nói ở trên, là ORS đã giải quyết được khoản phải thu một cách đáng kể. Gánh nặng khoản phải thu là một trong những dấu hỏi lớn đối với báo cáo tài chính quý 2 của ORS. Chuyển biến này cũng có thể coi là tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khoản phải thu khác trong quý 3 vẫn còn gần 243,26 tỷ đồng và các khoản phải trả khác là 166,42 tỷ đồng.
Vấn đề còn lại là thực hư khoản phải thu, phải trả nói trên là gì, liên quan đến hoạt động nào? Tại sao trong vài tháng mà tình hình tài chính của ORS lại biến động lớn như vậy. Thuyết minh báo cáo tài chính của ORS khá nghèo nàn, không giúp nhà đầu tư trả lời các thắc mắc như vậy.