Chứng khoán kéo bảo hiểm cùng phát triển
Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường bảo hiểm
Trong chuyến làm việc với Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) hồi tuần rồi, bà Aruno Rajaratnam, Giám đốc điều hành, phụ trách tài chính, quản trị rủi ro, khu vực châu Á của hãng bảo hiểm Gras Savoye, cho rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm liên quan.
Một trường hợp được đưa ra để minh họa: một tập đoàn dịch vụ tổng hợp đã phát hành cổ phiếu trị giá 30 triệu đô la Mỹ trên AIM (sàn giao dịch dành cho những công ty đang tăng trưởng, thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán quốc tế London) vào tháng 3/2000 và đạt được giá trị thị trường 150 triệu đô la Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn sau niêm yết.
Vào tháng 2/2001, cổ phiếu bị ngừng giao dịch ngay khi bị phát hiện doanh thu đã được ước tính quá cao trong bản cáo bạch. Một cuộc điều tra đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng của sự ước tính quá đà này. Giám đốc điều hành và hai trưởng phòng của tập đoàn trên phải từ chức. Từ khi niêm yết lại, giá trị của công ty chỉ còn 8 triệu đô la Mỹ. Một nhóm 140 cổ đông đã thuê luật sư kiện ban giám đốc và họ được bồi thường 4,5 triệu đô la Mỹ.
Bà Rajaratnam giải thích: “Khi công ty có nhiều cổ đông, khiếu kiện sẽ ngày càng tăng. Việc công ty chào bán chứng khoán ra công chúng và người có trách nhiệm ký vào bản cáo bạch chính là sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân của người ký đối với nội dung của nó. Rủi ro liên quan là trách nhiệm vô cùng lớn. Người ký và công ty hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm với tổn thất tài chính của cổ đông do thông tin không chính xác, sai lạc, hoặc sự thiếu thông tin trong văn bản, và có thể bị kiện bởi cơ quan có thẩm quyền, cổ đông, nhà đầu tư...”.
Khi thị trường chứng khoán phát triển, các công ty bảo hiểm còn có thể bảo hiểm cho các tổ chức tham gia phát hành cổ phiếu, mở rộng bảo hiểm cho các khiếu nại không chỉ trên cơ sở bản cáo bạch mà còn trên những thông tin trước và sau khi chào bán chứng khoán...
Bên cạnh đó, với nghề môi giới chứng khoán ở các thị trường phát triển, việc mua bảo hiểm là bắt buộc bởi nghề này rất dễ vi phạm về trách nhiệm với khách hàng và luật lệ. Vì thế, cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công ty môi giới chứng khoán.
Bên cạnh đó, theo bà Rajaratnam, một tổ chức tài chính chuyên nghiệp cần có những sản phẩm bảo hiểm cho riêng mình như bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính, bảo hiểm tội phạm máy tính, trách nhiệm chuyên môn, trách nhiệm giám đốc và người điều hành, bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động.
“Môi trường tạo ra sự gian lận chính là quá trình mua bán sáp nhập, giải thể, thay đổi quản lý, thay đổi công nghệ, địa điểm, chào bán dịch vụ mới, và đặc biệt do nhân sự”, bà Rajaratnam nói.
Theo thống kê sơ bộ bà đưa ra, ở các thị trường tài chính phát triển, 40% tội phạm của một doanh nghiệp là do nhân viên gây ra (biển thủ, hóa đơn giả mạo, chuyển quỹ lương, giao dịch giả mạo, chi tiêu...); 30% do khối lãnh đạo và 15% do người ngoài doanh nghiệp.
“Thậm chí, với những thị trường tài chính lâu năm, chúng tôi còn cung cấp sản phẩm bảo hiểm lòng trung thành để bảo hiểm thiệt hại cho doanh nghiệp do hành vi gian lận hay thiếu trung thực của nhân viên với ý định thu lợi cá nhân bất chính cho dù phạm tội một mình hay cấu kết với người khác”, bà nói thêm.
Các tổn thất xảy ra tại trụ sở công ty, như trộm cướp, giả mạo chứng khoán hay giấy tờ có giá, chữ ký giả, nhận phải tiền giả, trang thiết bị văn phòng bị trộm, bị phá hoại, tội phạm máy tính, lỗi sản phẩm và dịch vụ... đều cần những hợp đồng bảo hiểm chuyên nghiệp và chi tiết. Đó là thị trường lớn và thú vị, nhưng cũng là thách thức lớn với các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Một trường hợp được đưa ra để minh họa: một tập đoàn dịch vụ tổng hợp đã phát hành cổ phiếu trị giá 30 triệu đô la Mỹ trên AIM (sàn giao dịch dành cho những công ty đang tăng trưởng, thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán quốc tế London) vào tháng 3/2000 và đạt được giá trị thị trường 150 triệu đô la Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn sau niêm yết.
Vào tháng 2/2001, cổ phiếu bị ngừng giao dịch ngay khi bị phát hiện doanh thu đã được ước tính quá cao trong bản cáo bạch. Một cuộc điều tra đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng của sự ước tính quá đà này. Giám đốc điều hành và hai trưởng phòng của tập đoàn trên phải từ chức. Từ khi niêm yết lại, giá trị của công ty chỉ còn 8 triệu đô la Mỹ. Một nhóm 140 cổ đông đã thuê luật sư kiện ban giám đốc và họ được bồi thường 4,5 triệu đô la Mỹ.
Bà Rajaratnam giải thích: “Khi công ty có nhiều cổ đông, khiếu kiện sẽ ngày càng tăng. Việc công ty chào bán chứng khoán ra công chúng và người có trách nhiệm ký vào bản cáo bạch chính là sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân của người ký đối với nội dung của nó. Rủi ro liên quan là trách nhiệm vô cùng lớn. Người ký và công ty hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm với tổn thất tài chính của cổ đông do thông tin không chính xác, sai lạc, hoặc sự thiếu thông tin trong văn bản, và có thể bị kiện bởi cơ quan có thẩm quyền, cổ đông, nhà đầu tư...”.
Khi thị trường chứng khoán phát triển, các công ty bảo hiểm còn có thể bảo hiểm cho các tổ chức tham gia phát hành cổ phiếu, mở rộng bảo hiểm cho các khiếu nại không chỉ trên cơ sở bản cáo bạch mà còn trên những thông tin trước và sau khi chào bán chứng khoán...
Bên cạnh đó, với nghề môi giới chứng khoán ở các thị trường phát triển, việc mua bảo hiểm là bắt buộc bởi nghề này rất dễ vi phạm về trách nhiệm với khách hàng và luật lệ. Vì thế, cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công ty môi giới chứng khoán.
Bên cạnh đó, theo bà Rajaratnam, một tổ chức tài chính chuyên nghiệp cần có những sản phẩm bảo hiểm cho riêng mình như bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính, bảo hiểm tội phạm máy tính, trách nhiệm chuyên môn, trách nhiệm giám đốc và người điều hành, bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động.
“Môi trường tạo ra sự gian lận chính là quá trình mua bán sáp nhập, giải thể, thay đổi quản lý, thay đổi công nghệ, địa điểm, chào bán dịch vụ mới, và đặc biệt do nhân sự”, bà Rajaratnam nói.
Theo thống kê sơ bộ bà đưa ra, ở các thị trường tài chính phát triển, 40% tội phạm của một doanh nghiệp là do nhân viên gây ra (biển thủ, hóa đơn giả mạo, chuyển quỹ lương, giao dịch giả mạo, chi tiêu...); 30% do khối lãnh đạo và 15% do người ngoài doanh nghiệp.
“Thậm chí, với những thị trường tài chính lâu năm, chúng tôi còn cung cấp sản phẩm bảo hiểm lòng trung thành để bảo hiểm thiệt hại cho doanh nghiệp do hành vi gian lận hay thiếu trung thực của nhân viên với ý định thu lợi cá nhân bất chính cho dù phạm tội một mình hay cấu kết với người khác”, bà nói thêm.
Các tổn thất xảy ra tại trụ sở công ty, như trộm cướp, giả mạo chứng khoán hay giấy tờ có giá, chữ ký giả, nhận phải tiền giả, trang thiết bị văn phòng bị trộm, bị phá hoại, tội phạm máy tính, lỗi sản phẩm và dịch vụ... đều cần những hợp đồng bảo hiểm chuyên nghiệp và chi tiết. Đó là thị trường lớn và thú vị, nhưng cũng là thách thức lớn với các công ty bảo hiểm Việt Nam.