Chứng khoán: “Loạn” thông tin và kỹ năng chắt lọc
Chỉ 3 hôm nay mà hàng loạt thông tin được tung ra trái ngược nhau khiến nhà đầu tư rối bời không biết đằng nào mà lần
Chỉ 3 hôm nay mà hàng loạt thông tin được tung ra trái ngược nhau khiến nhà đầu tư rối bời không biết đằng nào mà lần.
Đây không phải lần đầu tiên những thông tin được công khai “đá” nhau ngược 180 độ. Hồi cuối tháng 3, tháng 4, những thông tin dự báo CPI đã cung cấp cho nhà đầu tư cả mớ số liệu, đến mức có người bông đùa “hãy chọn số đúng”.
Không đâu xa, ngay trong tháng 5, đã có dự báo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tới khoảng 0,7%-0,8%. Vài ngày sau lại có một dự báo khác cũng của cơ quan nhà nước nói sẽ tăng khoảng 1%-1,2%.
Đó là chưa kể đến vô số các dự báo của tổ chức, chuyên gia khiến báo chí cũng phải “loạn chưởng” chứ đừng nói đến các đối tượng tiếp nhận thông tin.
Gần đây nhất là thông tin về giãn thời hạn giảm tín dụng phi sản xuất đối với hệ thống ngân hàng. Một tờ báo dẫn thông tin từ nguồn riêng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ có buổi làm việc với các ngân hàng thương mại phía Nam về việc giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất, nếu quá căng thẳng, có thể sẽ xem xét gia hạn thời gian áp dụng.
Đây là thông tin được giới đầu tư quan tâm vì thời hạn 30/6 đang rất gần, trong khi nhiều ngân hàng phải tăng tốc thu hồi nợ, giảm tỉ lệ cho vay phi sản xuất, trong đó có chứng khoán. Áp lực giải chấp đang là mối lo của thị trường vì rất có thể các hợp đồng cầm cố, vay mượn sẽ phải bị thu hồi một cách quyết liệt.
Tuy nhiên, đúng một ngày sau, lại có thông tin Ngân hàng Nhà nước không đề cập đến việc nới lỏng thời hạn thu nợ nói trên. Theo nguồn tin này thì đúng là cơ quan quản lý có gặp gỡ các ngân hàng thương mại bàn về các giải pháp đưa dư nợ phi sản xuất về mức 22% vào thời điểm 30/6 và mức 16% vào thời điểm 31/12. Nhưng Ngân hàng Nhà nước lại không đề cập phương án nới thời hạn thu nợ phi sản xuất.
Liên quan đến dự thảo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, có tờ báo gây sốc khi khẳng định: “Sẽ cấm công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán”.
Nhà đầu tư lại có một phen “loạn chưởng” vì lâu nay cả thị trường đều biết Ủy ban Chứng khoán đang nỗ lực đưa giao dịch ký quỹ (margin) vào khuôn khổ bằng cách ban hành các khung pháp lý cho hoạt động này. Việc thực hiện giám sát an toàn tài chính của các công ty chứng khoán cũng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho dịch vụ này. Từ tháng 2 đã có thông tin dự thảo cho phép giao dịch ký quỹ tỉ lệ 30:70.
Không thể chỉ đổ lỗi cho những thông tin trên khiến thị trường sụt giảm. Dù sao việc thông tin được đăng tải, sau đó trích dẫn “tùm lum” khắp nơi có thể khiến tâm lý nhà đầu tư thiếu ổn định. Rất nhiều bàn luận trên diễn đàn tỏ ra bực bội với cách thức thông tin mập mờ như vậy.
Tuy nhiên, theo nhận xét của một nhà đầu tư có thâm niên, việc thị trường phải tiếp nhận nhiều luồng thông tin xung đột nhau là bình thường! Chắt lọc thông tin cũng là một kỹ năng mà nhà đầu tư chứng khoán phải rèn luyện.
Theo kinh nghiệm cá nhân của anh, việc đầu tiên khi tiếp nhận thông tin là xác định nguồn. Tin đó được đăng tải ở đâu, có đủ uy tín hay không. Hiện nay có rất nhiều trang web đăng tải thông tin về thị trường chứng khoán. Việc trích dẫn “tùm lum” lẫn nhau khiến thông tin có thể bị sai lệnh và không có nguồn gốc rõ ràng. Những trang web không chuyên về chứng khoán hoặc không có trách nhiệm pháp lý như một cơ quan truyền thông thì thông tin trên đó không thực sự đáng tin cậy.
Bước thứ hai là phải đọc lại thông tin đó từ nguồn đăng tải chính thức. Ví dụ thông tin đăng tải trên trang web A được lấy lại từ báo B thì tốt nhất nên đọc trực tiếp tin gốc của báo B. Tuyệt đối không nên đọc lại từ các nguồn thứ cấp. Thậm chí ngay cả khi báo B là cơ quan thông tin không chuyên về tài chính, kinh tế, chứng khoán thì cũng nên kiểm chứng thêm lần nữa vì có thể trình độ xử lý thông tin của người viết không đạt yêu cầu.
Khi xử lý thông tin, tốt nhất là không nên đọc tiêu đề. Theo quan điểm của nhà đầu tư này, tiêu đề đa số được xử lý để câu khách và nhiều khi lột tả sai bản chất của thông tin được đăng tải. Nếu bị ấn tượng bởi tiêu đề, nhà đầu tư có thể hiểu sai thông tin đó. Đặc biệt chú ý là các kênh thông tin lấy lại đa số có sửa chữa, đổi lại tiêu đề cho giật gân, gây chú ý trong khi rất có thể làm sai thông tin gốc.
Bước thứ ba là lọc ra từ thông tin những yếu tố cơ bản: số liệu; sự kiện; ý kiến. Ba yếu tố này thường đan xen vào nhau khiến nhà đầu tư có thể lầm lẫn. Chẳng hạn số liệu phỏng đoán của người viết, người được trích dẫn dễ bị nhầm với số liệu báo cáo của cơ quan có thẩm quyền. Số liệu xuất phát từ nguồn vô danh hoặc chưa đủ độ tin cậy thì rất có khả năng không chính xác.
Phân tích ý kiến thì quan trọng nhất là người đưa ra ý kiến. Một kết luận của nhà đầu tư nào đó được hỏi có thể không bảo đảm độ tin cậy bằng một chuyện gia có uy tín. Ngay cả với chuyên gia, kết luận phải được đưa ra từ những căn cứ hợp lý. Thuần túy một kết luận “khơi khơi” thì độ tin cậy cũng không cao. Đôi khi cả một bài báo dài cũng chỉ có vài câu có giá trị và tin cậy được.
Giới đầu tư có lẽ sẽ vẫn còn phải sống trong cảnh loạn thông tin, và tốt nhất nên tự trang bị kỹ năng cần thiết để tự thẩm định, hơn là kêu ca phàn nàn khi không có ai phải chịu trách nhiệm cho những thua lỗ của mình.
Đây không phải lần đầu tiên những thông tin được công khai “đá” nhau ngược 180 độ. Hồi cuối tháng 3, tháng 4, những thông tin dự báo CPI đã cung cấp cho nhà đầu tư cả mớ số liệu, đến mức có người bông đùa “hãy chọn số đúng”.
Không đâu xa, ngay trong tháng 5, đã có dự báo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tới khoảng 0,7%-0,8%. Vài ngày sau lại có một dự báo khác cũng của cơ quan nhà nước nói sẽ tăng khoảng 1%-1,2%.
Đó là chưa kể đến vô số các dự báo của tổ chức, chuyên gia khiến báo chí cũng phải “loạn chưởng” chứ đừng nói đến các đối tượng tiếp nhận thông tin.
Gần đây nhất là thông tin về giãn thời hạn giảm tín dụng phi sản xuất đối với hệ thống ngân hàng. Một tờ báo dẫn thông tin từ nguồn riêng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ có buổi làm việc với các ngân hàng thương mại phía Nam về việc giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất, nếu quá căng thẳng, có thể sẽ xem xét gia hạn thời gian áp dụng.
Đây là thông tin được giới đầu tư quan tâm vì thời hạn 30/6 đang rất gần, trong khi nhiều ngân hàng phải tăng tốc thu hồi nợ, giảm tỉ lệ cho vay phi sản xuất, trong đó có chứng khoán. Áp lực giải chấp đang là mối lo của thị trường vì rất có thể các hợp đồng cầm cố, vay mượn sẽ phải bị thu hồi một cách quyết liệt.
Tuy nhiên, đúng một ngày sau, lại có thông tin Ngân hàng Nhà nước không đề cập đến việc nới lỏng thời hạn thu nợ nói trên. Theo nguồn tin này thì đúng là cơ quan quản lý có gặp gỡ các ngân hàng thương mại bàn về các giải pháp đưa dư nợ phi sản xuất về mức 22% vào thời điểm 30/6 và mức 16% vào thời điểm 31/12. Nhưng Ngân hàng Nhà nước lại không đề cập phương án nới thời hạn thu nợ phi sản xuất.
Liên quan đến dự thảo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, có tờ báo gây sốc khi khẳng định: “Sẽ cấm công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán”.
Nhà đầu tư lại có một phen “loạn chưởng” vì lâu nay cả thị trường đều biết Ủy ban Chứng khoán đang nỗ lực đưa giao dịch ký quỹ (margin) vào khuôn khổ bằng cách ban hành các khung pháp lý cho hoạt động này. Việc thực hiện giám sát an toàn tài chính của các công ty chứng khoán cũng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho dịch vụ này. Từ tháng 2 đã có thông tin dự thảo cho phép giao dịch ký quỹ tỉ lệ 30:70.
Không thể chỉ đổ lỗi cho những thông tin trên khiến thị trường sụt giảm. Dù sao việc thông tin được đăng tải, sau đó trích dẫn “tùm lum” khắp nơi có thể khiến tâm lý nhà đầu tư thiếu ổn định. Rất nhiều bàn luận trên diễn đàn tỏ ra bực bội với cách thức thông tin mập mờ như vậy.
Tuy nhiên, theo nhận xét của một nhà đầu tư có thâm niên, việc thị trường phải tiếp nhận nhiều luồng thông tin xung đột nhau là bình thường! Chắt lọc thông tin cũng là một kỹ năng mà nhà đầu tư chứng khoán phải rèn luyện.
Theo kinh nghiệm cá nhân của anh, việc đầu tiên khi tiếp nhận thông tin là xác định nguồn. Tin đó được đăng tải ở đâu, có đủ uy tín hay không. Hiện nay có rất nhiều trang web đăng tải thông tin về thị trường chứng khoán. Việc trích dẫn “tùm lum” lẫn nhau khiến thông tin có thể bị sai lệnh và không có nguồn gốc rõ ràng. Những trang web không chuyên về chứng khoán hoặc không có trách nhiệm pháp lý như một cơ quan truyền thông thì thông tin trên đó không thực sự đáng tin cậy.
Bước thứ hai là phải đọc lại thông tin đó từ nguồn đăng tải chính thức. Ví dụ thông tin đăng tải trên trang web A được lấy lại từ báo B thì tốt nhất nên đọc trực tiếp tin gốc của báo B. Tuyệt đối không nên đọc lại từ các nguồn thứ cấp. Thậm chí ngay cả khi báo B là cơ quan thông tin không chuyên về tài chính, kinh tế, chứng khoán thì cũng nên kiểm chứng thêm lần nữa vì có thể trình độ xử lý thông tin của người viết không đạt yêu cầu.
Khi xử lý thông tin, tốt nhất là không nên đọc tiêu đề. Theo quan điểm của nhà đầu tư này, tiêu đề đa số được xử lý để câu khách và nhiều khi lột tả sai bản chất của thông tin được đăng tải. Nếu bị ấn tượng bởi tiêu đề, nhà đầu tư có thể hiểu sai thông tin đó. Đặc biệt chú ý là các kênh thông tin lấy lại đa số có sửa chữa, đổi lại tiêu đề cho giật gân, gây chú ý trong khi rất có thể làm sai thông tin gốc.
Bước thứ ba là lọc ra từ thông tin những yếu tố cơ bản: số liệu; sự kiện; ý kiến. Ba yếu tố này thường đan xen vào nhau khiến nhà đầu tư có thể lầm lẫn. Chẳng hạn số liệu phỏng đoán của người viết, người được trích dẫn dễ bị nhầm với số liệu báo cáo của cơ quan có thẩm quyền. Số liệu xuất phát từ nguồn vô danh hoặc chưa đủ độ tin cậy thì rất có khả năng không chính xác.
Phân tích ý kiến thì quan trọng nhất là người đưa ra ý kiến. Một kết luận của nhà đầu tư nào đó được hỏi có thể không bảo đảm độ tin cậy bằng một chuyện gia có uy tín. Ngay cả với chuyên gia, kết luận phải được đưa ra từ những căn cứ hợp lý. Thuần túy một kết luận “khơi khơi” thì độ tin cậy cũng không cao. Đôi khi cả một bài báo dài cũng chỉ có vài câu có giá trị và tin cậy được.
Giới đầu tư có lẽ sẽ vẫn còn phải sống trong cảnh loạn thông tin, và tốt nhất nên tự trang bị kỹ năng cần thiết để tự thẩm định, hơn là kêu ca phàn nàn khi không có ai phải chịu trách nhiệm cho những thua lỗ của mình.