Chứng khoán “mệt” với siết tín dụng
Ngoài các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở, vẫn còn công cụ khác để siết dòng vốn chảy vào chứng khoán
Định hướng thắt chặt tiền tệ, chặn dòng chảy vốn vào thị trường chứng khoán bắt đầu có biểu hiện cụ thể khi một số công ty chứng khoán tăng lãi suất ứng trước tiền bán, lãi suất hỗ trợ vốn. Tuy nhiên đến hôm nay công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc vẫn chưa được công bố.
Từ ngày 1/3, Công ty Chứng khoán APEC thông báo sẽ áp dụng mức lãi suất ứng trước tiền bán là 0,065%/ngày. Đây là lần điều chỉnh thứ hai trong vòng 2 tháng qua. Trước đó, từ đầu tháng 1/2011, APEC cũng đã nâng lãi suất ứng trước tiền bán từ 0,055%/ngày lên 0,06%/ngày. Lãi suất hỗ trợ vốn cũng được nâng lên mức 0,065%/ngày đối với các hợp đồng trong hạn và 0,07%/ngày với hợp đồng quá hạn.
Cuối tuần trước, Công ty Chứng khoán VNDirect cũng thông báo tăng mức phí hỗ trợ vốn và ứng trước tiền bán. Từ ngày 24/2, phí ứng trước tiền bán và phí hỗ trợ vốn cùng tăng lên mức 0,056%/ngày. Đây là lần điều chỉnh thứ 3 kể từ đầu năm nay.
Việc các công ty chứng khoán tăng phí với các dịch vụ ứng trước tiền bán và đòn bẩy là không mấy bất ngờ.
Cho đến nay, động thái tăng phí vẫn còn khá lẻ tẻ, thậm chí nhiều công ty vẫn đang áp dụng mức phí cũ từ cuối năm 2010. Từ cuối tuần trước, thị trường đã đón nhận thông tin về những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Trong những giải pháp này, ngoài việc hạ mức tín dụng tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước còn xác định rõ chủ trương giảm tối đa mức tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.
Cho đến nay, động thái tăng phí vẫn còn khá lẻ tẻ, thậm chí nhiều công ty vẫn đang áp dụng mức phí cũ từ cuối năm 2010. Từ cuối tuần trước, thị trường đã đón nhận thông tin về những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Trong những giải pháp này, ngoài việc hạ mức tín dụng tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước còn xác định rõ chủ trương giảm tối đa mức tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.
Như vậy, chứng khoán là đối tượng bị chỉ đích danh. Kênh đầu tư này đặc biệt nhạy với yếu tố tăng trưởng tín dụng cũng như chính sách tiền tệ nói chung. Ngoài những động thái có thể dự đoán được từ định hướng chính sách trên, như khả năng tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, bơm hút qua thị trường mở, điều chỉnh các công cụ lãi suất... cơ quan quản lý vẫn còn một số biện pháp khác để tác động đến dòng vốn có “tiềm năng” chảy vào thị trường chứng khoán.
Một điểm đáng chú ý trong giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là sẵn sàng chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm đến mức tối đa tín dụng cho các lĩnh vực phi sản xuất. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế.
Còn nhớ, Thông tư 13 và Thông tư 19 đã có thời điểm được xem là yếu tố ảnh hưởng chính đến sự sụt giảm của thị trường năm ngoái, khi ấn định tỷ lệ trích lập dự phòng rất cao với lĩnh vực chứng khoán, tới 250%. Đây có thể sẽ là công cụ rất linh hoạt và hiệu quả để ngân hàng trung ương thắt dòng tín dụng chảy vào chứng khoán.
Biểu hiện sẽ là dòng vốn từ ngân hàng chảy qua các công ty chứng khoán giảm đi về lượng hoặc tăng chi phí lên hoặc cả hai. Hiệu ứng của chính sách sẽ làm các tổ chức cho vay không muốn cho vay nhiều và người muốn vay cũng nản lòng.
Biểu hiện sẽ là dòng vốn từ ngân hàng chảy qua các công ty chứng khoán giảm đi về lượng hoặc tăng chi phí lên hoặc cả hai. Hiệu ứng của chính sách sẽ làm các tổ chức cho vay không muốn cho vay nhiều và người muốn vay cũng nản lòng.
Một trong những yếu tố khiến lâu nay các thống kê về dư nợ cho vay đối với chứng khoán được xem là thiếu chính xác, là hiện tượng biến tướng trong mục đích khoản vay. Tuy nhiên, “cửa” này cũng không còn dễ dàng trong thời gian tới vì chắc chắn lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ rất cao, chưa kể đến việc ngân hàng phải dồn vốn cho các lĩnh vực khác trong điều kiện tín dụng không dồi dào.
Các biện pháp thắt chặt tiền tệ thực tế đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai. Đầu tiên là lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%. Lãi suất thị trường mở tăng từ ngày 22/2 với kỳ hạn 7 ngày.
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán VCBS, từ đầu tháng 2 đến nay, lượng tiền bơm qua thị trường mở đã ở mức âm. Riêng tuần từ 21-24/2 lượng bơm ròng khoảng 4.764 tỷ đồng và tính chung cả tháng là hút ròng 67,2 ngàn tỷ đồng.
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán VCBS, từ đầu tháng 2 đến nay, lượng tiền bơm qua thị trường mở đã ở mức âm. Riêng tuần từ 21-24/2 lượng bơm ròng khoảng 4.764 tỷ đồng và tính chung cả tháng là hút ròng 67,2 ngàn tỷ đồng.
Hôm nay thị trường ngóng trông thông tin về “động thái” của hai công cụ quan trọng khác là lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ tuần trước, khá nhiều phát ngôn của các chuyên gia cho rằng cần sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc. Đây có thể là bước đệm tâm lý. Thực tế như năm 2008 khi lạm phát rất cao Ngân hàng Nhà nước đã tăng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và kéo dài trong gần 9 tháng. Không loại trừ khả năng công cụ này sẽ lại được sử dụng.
Quan điểm của thị trường chứng khoán khá ngược với “logic”, cho rằng “khi tin xấu nhất đã ra thì không còn tin xấu nữa”, hay “không còn có gì xấu hơn, tức là tốt”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tin xấu nhất đã ra, không có nghĩa là tình hình không thể xấu hơn. Việc điều chỉnh chính sách hiện chưa thể khẳng định là “đủ liều”, chưa kể đến việc cần có thời gian để “ngấm”.
Định hướng rõ ràng nhất có thể xác định lúc này là chính sách đang chấp nhận hi sinh một số lĩnh vực để bình ổn vĩ mô. “Phác đồ điều trị” vẫn có thể thay đổi, gia tăng liều lượng một cách linh hoạt.
“Bệnh tình” phải có biểu hiện của chuyển biến tích cực thì mới xác định được phác đồ điều trị có hiệu quả hay không. Trong điều kiện đó dòng tiền vào chứng khoán khó đủ mạnh.
“Bệnh tình” phải có biểu hiện của chuyển biến tích cực thì mới xác định được phác đồ điều trị có hiệu quả hay không. Trong điều kiện đó dòng tiền vào chứng khoán khó đủ mạnh.