Chứng khoán Mỹ có bốn phiên giảm điểm liên tiếp
Dù thị trường Mỹ có chuỗi bốn ngày giảm điểm liên tiếp, nhưng cả ba chỉ số chứng khoán vẫn có được một tuần thành công
Dù thị trường Mỹ có chuỗi bốn ngày giảm điểm liên tiếp, nhưng cả ba chỉ số chứng khoán vẫn có được một tuần thành công.
Các nhà chức trách Mỹ vừa đóng cửa ngân hàng địa phương lớn nhất bang Florida - BankUnited và bán lại tài sản ngân hàng này cho một nhóm công ty đầu tư tư nhân. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ đầu năm tới nay.
Ngân hàng tiết kiệm BankUnited có tài sản 12,7 tỷ USD và nắm giữ 8,6 tỷ USD tiền gửi của khách hàng đã bị Văn phòng Giám sát tiết kiệm Liên bang Mỹ (OTS) giải thể ngày 21/5. Ngân hàng này có 1.083 nhân viên và 85 chi nhánh, tập trung toàn bộ ở bang Florida.
Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa cho biết đã bơm tiếp 7,5 tỷ USD cho GMAC - tập đoàn chuyên cung cấp tín dụng ngành ôtô, vay tiền để hỗ trợ Chrysler LLC, General Motors và khách hàng mua ôtô.
Đây được xem là động thái tích cực nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Mỹ trước bối cảnh Chrysler LLC đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cấu trúc.
Các chỉ số tăng từ 0,1%-0,71% giá trị trong tuần
Ngày 22/5, General Motors cho biết hãng đã vay thêm 4 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ, đưa tổng mức nợ của hãng đã vay của Chính phủ lên 19,4 tỷ USD. General Motors cũng cho biết sẽ tiếp tục vay thêm 7,6 tỷ USD từ Bộ Tài chính sau ngày 1/6/2009.
General Motors không cho biết cụ thể kế hoạch sử dụng khoản vay này, nhưng khẳng định đã báo cáo lên giới chức Bộ Tài chính về mục đích sử dụng nguồn quỹ vay thêm này. Cổ phiếu của General Motors đã giảm tới 25,52% trong phiên cuối tuần, chốt ở mức 1,43 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm ngày thứ tư liên tiếp trong tuần trước lo ngại mức thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ tác động xấu đến giá trái phiếu Chính phủ và đồng USD.
Cổ phiếu blue-chip của nhiều hãng sản xuất công nghiệp, ngân hàng đã mất điểm với biên độ lớn, nên đã tạo sức ép đẩy thị trường mất điểm. Trong đó, cổ phiếu Caterpillar hạ 3,5%, cổ phiếu Bank of America xuống 3%, cổ phiếu American Express trượt 3,11%, cổ phiếu JPMorgan hạ 1,4%, cổ phiếu Citigroup giảm 1,34%,...
Do thứ Hai tuần tới - 25/5, thị trường chứng khoán Mỹ có ngày nghỉ lễ nên khối lượng giao dịch phiên cuối tuần đã giảm 30% so với khối lượng khớp lệnh trung bình mỗi ngày trong tuần.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,1%, chỉ số S&P 500 lên 0,47% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 0,71%.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 5,69%, chỉ số S&P 500 hạ 1,8% và chỉ số Nasdaq tăng 7,29%.
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong 5 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 26,43%, chỉ số S&P 500 lên 31,11% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 33,37%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 6/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã tăng điểm - trong đó cổ phiếu ngành nguyên vật liệu cơ bản lên 2,59%; cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng tăng 2,08%; tài chính tăng 0,84%... Trong khi đó, cổ phiếu ngành dịch vụ viễn thông lại giảm mạnh nhất với biên độ 3,22%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/5: chỉ số Dow Jones mất 14,81 điểm, tương đương -0,18%, chốt ở mức 8.277,32.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 3,24 điểm, tương đương -0,19%, chốt ở mức 1.692,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 1,33 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 887.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,06 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.458 cổ phiếu giảm điểm và có 1.524 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1,62 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.458 cổ phiếu mất điểm và có 1.185 cổ phiếu tăng điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Tất cả các thị trường tài chính Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ của Conference Board.
Thứ Tư: Công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; kết quả kinh doanh của Dollar Tree, Staples và American Eagle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; kết quả kinh doanh của Costco, Sears và Dell.
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Chứng khoán Ấn Độ là tâm điểm của tuần
Sự kiện nổi bật trong tuần qua của chứng khoán khu vực chính là sức tăng mạnh, trên mức bình thường (17,34%) của chỉ số BSE 30 của Ấn Độ, sau khi ông Manmohan Singh đắc cử vị trí Thủ tướng Ấn Độ thêm một nhiệm kỳ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường chứng khoán nước này đã phải ngừng giao dịch vì các chỉ số chứng khoán tăng cao hơn biên độ cho phép.
Chính vì mức tăng lớn như vậy, cho nên dù thị trường liên tục giảm điểm trong tuần nhưng chỉ số BSE 30 vẫn duy trì được mức tăng 14% so với tuần trước.
Ngày 22/5, Ngân hàng Trung ương Nhật lần đầu tiên kể từ tháng 7/2006 đã nâng mức triển vọng của kinh tế nước này lên. Ngân hàng Trung ương Nhật cho rằng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Nhật đã bắt đầu phục hồi từ cuối tháng 3/2009.
Trong 3 tháng đầu năm, GDP của nước này đã tăng trưởng âm 15,2%, sau khi giảm 14,4% trong 3 tháng trước đó. Như vậy, GDP của Nhật đã tăng trưởng âm 3,5% trong năm tài khóa 2008 kết thúc vào ngày 31/3/2009 - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1955.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên cuối tuần do đà giảm điểm của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu - vì đồng Yên tiếp tục lên giá so với USD.
USD phiên này tiếp tục giảm giá so với đồng Yên xuống 1 USD đổi được 93,86 Yên. Điều này tiếp tục tạo áp lực đẩy cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon mất 1,9%, cổ phiếu Sony hạ 2%, cổ phiếu Toyota trượt 2,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 38,34 điểm, tương đương -0,41%, chốt ở mức 9.225,81 - giảm 4% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 983 cổ phiếu giảm điểm và có 582 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 18,48 điểm, tương đương 0,28%, chốt ở mức 6.737,29 - lên 3,82% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 13,02 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 2.597,60 - giảm 1,8% so với tuần trước.
Chỉ số ASX 200 của Australia hạ 49,3 điểm, tương đương -1,3%, chốt ở mức 3.755,4 - gần như không thay đổi so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 136,97 điểm, tương đương -0,8%, chốt ở mức 17.062,52 - tăng 1,62% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 25,86 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 2.236,83 - tăng 4,5% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 17,9 điểm, tương đương -1,26%, chốt ở mức 1.403,75 - tăng 0,86% so với tuần trước.
Các nhà chức trách Mỹ vừa đóng cửa ngân hàng địa phương lớn nhất bang Florida - BankUnited và bán lại tài sản ngân hàng này cho một nhóm công ty đầu tư tư nhân. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ đầu năm tới nay.
Ngân hàng tiết kiệm BankUnited có tài sản 12,7 tỷ USD và nắm giữ 8,6 tỷ USD tiền gửi của khách hàng đã bị Văn phòng Giám sát tiết kiệm Liên bang Mỹ (OTS) giải thể ngày 21/5. Ngân hàng này có 1.083 nhân viên và 85 chi nhánh, tập trung toàn bộ ở bang Florida.
Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa cho biết đã bơm tiếp 7,5 tỷ USD cho GMAC - tập đoàn chuyên cung cấp tín dụng ngành ôtô, vay tiền để hỗ trợ Chrysler LLC, General Motors và khách hàng mua ôtô.
Đây được xem là động thái tích cực nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Mỹ trước bối cảnh Chrysler LLC đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cấu trúc.
Các chỉ số tăng từ 0,1%-0,71% giá trị trong tuần
Ngày 22/5, General Motors cho biết hãng đã vay thêm 4 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ, đưa tổng mức nợ của hãng đã vay của Chính phủ lên 19,4 tỷ USD. General Motors cũng cho biết sẽ tiếp tục vay thêm 7,6 tỷ USD từ Bộ Tài chính sau ngày 1/6/2009.
General Motors không cho biết cụ thể kế hoạch sử dụng khoản vay này, nhưng khẳng định đã báo cáo lên giới chức Bộ Tài chính về mục đích sử dụng nguồn quỹ vay thêm này. Cổ phiếu của General Motors đã giảm tới 25,52% trong phiên cuối tuần, chốt ở mức 1,43 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm ngày thứ tư liên tiếp trong tuần trước lo ngại mức thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ tác động xấu đến giá trái phiếu Chính phủ và đồng USD.
Cổ phiếu blue-chip của nhiều hãng sản xuất công nghiệp, ngân hàng đã mất điểm với biên độ lớn, nên đã tạo sức ép đẩy thị trường mất điểm. Trong đó, cổ phiếu Caterpillar hạ 3,5%, cổ phiếu Bank of America xuống 3%, cổ phiếu American Express trượt 3,11%, cổ phiếu JPMorgan hạ 1,4%, cổ phiếu Citigroup giảm 1,34%,...
Do thứ Hai tuần tới - 25/5, thị trường chứng khoán Mỹ có ngày nghỉ lễ nên khối lượng giao dịch phiên cuối tuần đã giảm 30% so với khối lượng khớp lệnh trung bình mỗi ngày trong tuần.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,1%, chỉ số S&P 500 lên 0,47% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 0,71%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 5,69%, chỉ số S&P 500 hạ 1,8% và chỉ số Nasdaq tăng 7,29%.
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong 5 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 26,43%, chỉ số S&P 500 lên 31,11% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 33,37%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 6/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã tăng điểm - trong đó cổ phiếu ngành nguyên vật liệu cơ bản lên 2,59%; cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng tăng 2,08%; tài chính tăng 0,84%... Trong khi đó, cổ phiếu ngành dịch vụ viễn thông lại giảm mạnh nhất với biên độ 3,22%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/5: chỉ số Dow Jones mất 14,81 điểm, tương đương -0,18%, chốt ở mức 8.277,32.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 3,24 điểm, tương đương -0,19%, chốt ở mức 1.692,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 1,33 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 887.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,06 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.458 cổ phiếu giảm điểm và có 1.524 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1,62 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.458 cổ phiếu mất điểm và có 1.185 cổ phiếu tăng điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Tất cả các thị trường tài chính Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ của Conference Board.
Thứ Tư: Công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; kết quả kinh doanh của Dollar Tree, Staples và American Eagle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; kết quả kinh doanh của Costco, Sears và Dell.
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Chứng khoán Ấn Độ là tâm điểm của tuần
Sự kiện nổi bật trong tuần qua của chứng khoán khu vực chính là sức tăng mạnh, trên mức bình thường (17,34%) của chỉ số BSE 30 của Ấn Độ, sau khi ông Manmohan Singh đắc cử vị trí Thủ tướng Ấn Độ thêm một nhiệm kỳ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường chứng khoán nước này đã phải ngừng giao dịch vì các chỉ số chứng khoán tăng cao hơn biên độ cho phép.
Chính vì mức tăng lớn như vậy, cho nên dù thị trường liên tục giảm điểm trong tuần nhưng chỉ số BSE 30 vẫn duy trì được mức tăng 14% so với tuần trước.
Ngày 22/5, Ngân hàng Trung ương Nhật lần đầu tiên kể từ tháng 7/2006 đã nâng mức triển vọng của kinh tế nước này lên. Ngân hàng Trung ương Nhật cho rằng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Nhật đã bắt đầu phục hồi từ cuối tháng 3/2009.
Trong 3 tháng đầu năm, GDP của nước này đã tăng trưởng âm 15,2%, sau khi giảm 14,4% trong 3 tháng trước đó. Như vậy, GDP của Nhật đã tăng trưởng âm 3,5% trong năm tài khóa 2008 kết thúc vào ngày 31/3/2009 - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1955.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên cuối tuần do đà giảm điểm của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu - vì đồng Yên tiếp tục lên giá so với USD.
USD phiên này tiếp tục giảm giá so với đồng Yên xuống 1 USD đổi được 93,86 Yên. Điều này tiếp tục tạo áp lực đẩy cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon mất 1,9%, cổ phiếu Sony hạ 2%, cổ phiếu Toyota trượt 2,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 38,34 điểm, tương đương -0,41%, chốt ở mức 9.225,81 - giảm 4% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 983 cổ phiếu giảm điểm và có 582 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 18,48 điểm, tương đương 0,28%, chốt ở mức 6.737,29 - lên 3,82% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 13,02 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 2.597,60 - giảm 1,8% so với tuần trước.
Chỉ số ASX 200 của Australia hạ 49,3 điểm, tương đương -1,3%, chốt ở mức 3.755,4 - gần như không thay đổi so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 136,97 điểm, tương đương -0,8%, chốt ở mức 17.062,52 - tăng 1,62% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 25,86 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 2.236,83 - tăng 4,5% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 17,9 điểm, tương đương -1,26%, chốt ở mức 1.403,75 - tăng 0,86% so với tuần trước.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.292,13 | 8.277,32 | 14,81 | 0,18 |
Nasdaq | 1.695,25 | 1.692,01 | 3,24 | 0,19 | |
S&P 500 | 888,33 | 887,00 | 1,33 | 0,15 | |
Anh | FTSE 100 | 4.345,47 | 4.365,29 | 19,82 | 0,46 |
Đức | DAX | 4.900,67 | 4.918,75 | 18,08 | 0,37 |
Pháp | CAC 40 | 3.217,41 | 3.227,97 | 10,56 | 0,33 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.718,81 | 6.737,29 | 18,48 | 0,28 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.264,15 | 9.225,81 | 38,34 | 0,41 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.199,49 | 17.062,52 | 136,97 | 0,80 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.421,65 | 1.403,75 | 17,90 | 1,26 |
Singapore | Straits Times | 2.210,97 | 2.236,83 | 25,86 | 1,17 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.610,62 | 2.597,60 | 13,02 | 0,50 |
Ấn Độ | BSE | 13.750,03 | 13.885,05 | 148,51 | 1,08 |
Australia | ASX | 3.804,70 | 3.755,40 | 49,30 | 1,30 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |