Chứng khoán Mỹ đảo chiều ngoạn mục
Ngày 15/1, chứng khoán Mỹ đã có phiên đảo chiều thành công khi các chỉ số khởi sắc trở lại từ mức giảm 2-3%
Ngày 15/1, chứng khoán Mỹ đã có phiên đảo chiều thành công khi các chỉ số khởi sắc trở lại từ mức giảm 2-3%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 10/1/2009 đã tăng vọt lên 524.000 từ 467.000 trong tuần trước đó – cao hơn mức dự báo 500.000 người của giới phân tích.
Bộ này cũng cho biết thêm, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) đã giảm 1,9% trong tháng 12/2008 - tháng giảm thứ năm liên tiếp trong năm qua. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, PPI ở Mỹ đã giảm 0,9% - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục sụt giảm
Ngày 15/1, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố doanh thu trong quý 4/2008 của hãng đạt 17,2 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 702 triệu USD, tương đương 7 cent/cổ phiếu – giảm 76% so với mức lợi nhuận ròng 3 tỷ USD (86 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm 2007.
Được biết, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã giảm 27,8% trong năm 2008 và hiện đã giảm 22,8% so với đầu năm 2009.
Trong một diễn biến quan trọng liên quan đến Bank of America, rất có thể Chính phủ Mỹ đang cân nhắc bơm thêm hàng tỷ USD vào Bank of America từ gói giải cứu hệ thống tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Bank of America hiện đang cần được hỗ trợ để bơm tiền bù lỗ cho hoạt động kinh doanh của Merrill Lynch- ngân hàng mà họ đã chính thức thâu tóm.
Trước đó, Bank of America đã nhận gói cứu trợ trị giá 25 tỷ USD từ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP” của Chính phủ Mỹ, trong đó dành 10 tỷ USD để bơm vào Merrill Lynch.
Trong khi đó, viễn cảnh ngày một tồi tệ lại tiếp tục bao phủ lên Citigroup khi ngân hàng này được dự báo sẽ tiếp tục thua lỗ trong quý 4/2008. Cổ phiếu của Citigroup liên tục giảm mạnh trong nhiều ngày qua và đang dần xa ngưỡng 5 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến Tập đoàn Microsoft, tờ “Wall Street Journal” vừa loan báo thông tin về khả năng Microsoft – tập đoàn hiện có 91.000 lao động, sẽ cắt giảm 15.000 việc làm ngay khi hãng công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới. Ngay sau đó, người phát ngôn của Microsoft đã bác bỏ thông tin này.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Sự phục hồi mạnh mẽ của cổ phiếu khối công nghệ, bán lẻ, hàng không và năng lượng đã giúp cả ba chỉ số lên điểm – bất chấp sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính.
Đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày giao dịch có lúc đã giảm xuống 2-3% so với phiên trước đó do tác động từ làn sóng bán cổ phiếu khối ngân hàng.
Tuy nhiên, từ khoảng 2 giờ chiều (giờ địa phương), cả ba chỉ số đã bắt đầu phục hồi, dù biên độ tăng điểm của chỉ số S&P 500 và Dow Jones là không đáng kể.
Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số S&P và Dow Jones luôn bám sát nhau về biên độ tăng giảm, độ lệch theo tỷ lệ % kể từ lúc 2 giờ chiều là rất thấp.
Hy vọng các hãng công nghệ sẽ được hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế trong thời gian tới nên giới đầu tư đã tăng mạnh mua cổ phiếu khối này.
Kết thúc phiên, cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research in Motion tăng 9,18%, cổ phiếu Intel lên 1,16%, cổ phiếu Motorola tiến thêm 7,79%, cổ phiếu Microsoft tăng 0,79%...
Trong khi đó, cổ phiếu khối bán lẻ, hàng không lại lên điểm nhờ giá dầu đang trong xu hướng giảm. Chỉ số S&P Bán lẻ tăng 3,9%, chỉ số S&P Hàng không tiến thêm 4,6%.
Đà lên điểm của thị trường bị níu kéo bởi sự sụt giảm 5,1% của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Citigroup (NYSE-C) hạ 15,45% xuống 3,83 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America (NYSE-BAC)mất 18,43% xuống 8,23 USD/cổ phiếu; cổ phiếu JPMorgan hạ 6,06% xuống 24,34 USD/cổ phiếu...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 12,35 điểm, tương đương 0,15 %, đóng cửa ở mức 8.212,49.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,2 điểm, tương đương 1,49%, chốt ở mức 1.511,84.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,12 điểm, tương đương 0,12%, đóng cửa ở mức 43,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,65 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.670 cổ phiếu lên điểm và có 1.420 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.556 cổ phiếu tăng điểm và có 1.151 cổ phiếu giảm điểm.
* Sau giờ giao dịch, Tập đoàn Intel công bố doanh thu của hãng trong quý 4/2008 đạt 8,2 tỷ USD – giảm 2,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2007; lợi nhuận sau thuế đạt 234 triệu USD, tương đương 4 cent/cổ phiếu – thấp hơn mức lợi nhuận 2,27 tỷ USD (38 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm 2007.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm bất chấp ECB hạ lãi suất cơ bản
Ngày 15/1, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro xuống 2%/năm.
Nền kinh tế 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đang trong suy thoái hoặc bị suy giảm đã thúc đẩy ECB cắt giảm lãi suất để thúc đẩy kinh tế.
Chứng khoán châu Âu gây thất vọng khi tiếp tục giảm điểm phiên thứ bảy liên tiếp do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng.
Bất chấp việc ECB cắt giảm lãi suất cơ bản, thị trường vẫn không thể gượng dậy sau nhiều ngày giảm điểm. Nhiều thông tin xấu liên quan đến khối tài chính Mỹ và châu Âu đã kéo cổ phiếu khối ngân hàng giảm điểm với biên độ lớn.
Trong đó cổ phiếu Lloyds TSB mất 11,7%, cổ phiếu Commerzbank hạ 10,8%, cổ phiếu BNP Paribas mất 6,6%, cổ phiếu HSBC trượt 7% và cổ phiếu Barclays rơi 8,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 59,53 điểm, tương đương 1,42%, đóng cửa ở mức 4.121,11, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiếp tục hạ 1,94%, khối lượng giao dịch đạt 38 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,84%, khối lượng giao dịch đạt 180 triệu cổ phiếu.
Ngày tồi tệ của chứng khoán châu Á
Nối tiếp đà giảm điểm mạnh của chứng khoán châu Âu và Mỹ trong ngày 14/1, các chỉ số chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm với biên độ lớn.
Loạt tin xấu về doanh số bán hàng ở Mỹ, triển vọng không mấy sáng sủa của nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ, châu Âu,... đã tạo nên một làn sóng giảm điểm của chứng khoán toàn cầu.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã giảm 5,2% trong phiên này - xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/12/2008, đưa chỉ số này giảm gần 9% so với đầu năm 2009.
Điểm qua thông tin các thị trường trong khu vực, Chính phủ Nhật vừa cho biết số đơn đặt hàng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp ở nước này đã giảm 16,2% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997.
Khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới đã khiến hoạt động xuất khẩu của Nhật giảm mạnh. Nhiều tập đoàn lớn cũng đang gặp khó khăn với dự báo sẽ thua lỗ nặng trong quý 4/2008 và có thể cả năm 2009.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ tiếp tục mở rộng chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp như là một công cụ quan trọng để hỗ trợ các công ty vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh sau loạt tin xấu về kinh tế thế giới cũng như sự sụt giảm mạnh của các đơn đặt hàng máy móc thiết bị ở các nhà máy nước này.
Các cổ phiếu khối công nghệ, sản xuất lốp xe ôtô đã giảm mạnh trong ngày giao dịch, trong đó cổ phiếu Advantest giảm 9,8%, cổ phiếu Kyocera hạ 7,1%, cổ phiếu TDK Corp mất 7,3%, cổ phiếu Bridgestone giảm 4,2%, cổ phiếu Sumitomo Rubber Industries trượt 6,6%, cổ phiếu Yokohama Rubber hạ 7,9%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 415,14 điểm, tương đương -4,92%, chốt ở mức 8.023,31. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Australia vừa cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã tăng lên 4,5% từ 4,4% trong tháng 11/2008.
Theo giới phân tích nhận định, trước những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Australia sẽ sớm cắt giảm lãi suất cơ bản trong thời gian tới.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số ASX giảm 147,5 điểm, tương đương- 4,07%, chốt ở mức 3.476,8.
Điểm qua thị trường Trung Quốc, ngày 15/1, Bộ Thương mại nước này cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm 5,7% xuống 5,98 tỷ USD trong tháng 12/2008 so với cùng kỳ năm trước. Ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính – suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến hoạt động đầu tư vào Trung Quốc đang dần chậm lại.
Dù thị trường vẫn giảm điểm như các thị trường chứng khoán châu Á khác trong khu vực, nhưng chỉ số Shanghai Composite phiên này chỉ giảm 0,45%, chốt ở mức 1.920,21.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 4,44%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 3,25%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 3,37%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 3,95%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 6,03%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 10/1/2009 đã tăng vọt lên 524.000 từ 467.000 trong tuần trước đó – cao hơn mức dự báo 500.000 người của giới phân tích.
Bộ này cũng cho biết thêm, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) đã giảm 1,9% trong tháng 12/2008 - tháng giảm thứ năm liên tiếp trong năm qua. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, PPI ở Mỹ đã giảm 0,9% - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục sụt giảm
Ngày 15/1, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố doanh thu trong quý 4/2008 của hãng đạt 17,2 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 702 triệu USD, tương đương 7 cent/cổ phiếu – giảm 76% so với mức lợi nhuận ròng 3 tỷ USD (86 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm 2007.
Được biết, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã giảm 27,8% trong năm 2008 và hiện đã giảm 22,8% so với đầu năm 2009.
Trong một diễn biến quan trọng liên quan đến Bank of America, rất có thể Chính phủ Mỹ đang cân nhắc bơm thêm hàng tỷ USD vào Bank of America từ gói giải cứu hệ thống tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Bank of America hiện đang cần được hỗ trợ để bơm tiền bù lỗ cho hoạt động kinh doanh của Merrill Lynch- ngân hàng mà họ đã chính thức thâu tóm.
Trước đó, Bank of America đã nhận gói cứu trợ trị giá 25 tỷ USD từ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP” của Chính phủ Mỹ, trong đó dành 10 tỷ USD để bơm vào Merrill Lynch.
Trong khi đó, viễn cảnh ngày một tồi tệ lại tiếp tục bao phủ lên Citigroup khi ngân hàng này được dự báo sẽ tiếp tục thua lỗ trong quý 4/2008. Cổ phiếu của Citigroup liên tục giảm mạnh trong nhiều ngày qua và đang dần xa ngưỡng 5 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến Tập đoàn Microsoft, tờ “Wall Street Journal” vừa loan báo thông tin về khả năng Microsoft – tập đoàn hiện có 91.000 lao động, sẽ cắt giảm 15.000 việc làm ngay khi hãng công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới. Ngay sau đó, người phát ngôn của Microsoft đã bác bỏ thông tin này.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Sự phục hồi mạnh mẽ của cổ phiếu khối công nghệ, bán lẻ, hàng không và năng lượng đã giúp cả ba chỉ số lên điểm – bất chấp sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính.
Đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày giao dịch có lúc đã giảm xuống 2-3% so với phiên trước đó do tác động từ làn sóng bán cổ phiếu khối ngân hàng.
Tuy nhiên, từ khoảng 2 giờ chiều (giờ địa phương), cả ba chỉ số đã bắt đầu phục hồi, dù biên độ tăng điểm của chỉ số S&P 500 và Dow Jones là không đáng kể.
Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số S&P và Dow Jones luôn bám sát nhau về biên độ tăng giảm, độ lệch theo tỷ lệ % kể từ lúc 2 giờ chiều là rất thấp.
Hy vọng các hãng công nghệ sẽ được hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế trong thời gian tới nên giới đầu tư đã tăng mạnh mua cổ phiếu khối này.
Kết thúc phiên, cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research in Motion tăng 9,18%, cổ phiếu Intel lên 1,16%, cổ phiếu Motorola tiến thêm 7,79%, cổ phiếu Microsoft tăng 0,79%...
Trong khi đó, cổ phiếu khối bán lẻ, hàng không lại lên điểm nhờ giá dầu đang trong xu hướng giảm. Chỉ số S&P Bán lẻ tăng 3,9%, chỉ số S&P Hàng không tiến thêm 4,6%.
Đà lên điểm của thị trường bị níu kéo bởi sự sụt giảm 5,1% của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Citigroup (NYSE-C) hạ 15,45% xuống 3,83 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America (NYSE-BAC)mất 18,43% xuống 8,23 USD/cổ phiếu; cổ phiếu JPMorgan hạ 6,06% xuống 24,34 USD/cổ phiếu...
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu C, BAC và ba chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày 16/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 12,35 điểm, tương đương 0,15 %, đóng cửa ở mức 8.212,49.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,2 điểm, tương đương 1,49%, chốt ở mức 1.511,84.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,12 điểm, tương đương 0,12%, đóng cửa ở mức 43,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,65 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.670 cổ phiếu lên điểm và có 1.420 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.556 cổ phiếu tăng điểm và có 1.151 cổ phiếu giảm điểm.
* Sau giờ giao dịch, Tập đoàn Intel công bố doanh thu của hãng trong quý 4/2008 đạt 8,2 tỷ USD – giảm 2,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2007; lợi nhuận sau thuế đạt 234 triệu USD, tương đương 4 cent/cổ phiếu – thấp hơn mức lợi nhuận 2,27 tỷ USD (38 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm 2007.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm bất chấp ECB hạ lãi suất cơ bản
Ngày 15/1, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro xuống 2%/năm.
Nền kinh tế 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đang trong suy thoái hoặc bị suy giảm đã thúc đẩy ECB cắt giảm lãi suất để thúc đẩy kinh tế.
Chứng khoán châu Âu gây thất vọng khi tiếp tục giảm điểm phiên thứ bảy liên tiếp do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng.
Bất chấp việc ECB cắt giảm lãi suất cơ bản, thị trường vẫn không thể gượng dậy sau nhiều ngày giảm điểm. Nhiều thông tin xấu liên quan đến khối tài chính Mỹ và châu Âu đã kéo cổ phiếu khối ngân hàng giảm điểm với biên độ lớn.
Trong đó cổ phiếu Lloyds TSB mất 11,7%, cổ phiếu Commerzbank hạ 10,8%, cổ phiếu BNP Paribas mất 6,6%, cổ phiếu HSBC trượt 7% và cổ phiếu Barclays rơi 8,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 59,53 điểm, tương đương 1,42%, đóng cửa ở mức 4.121,11, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiếp tục hạ 1,94%, khối lượng giao dịch đạt 38 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,84%, khối lượng giao dịch đạt 180 triệu cổ phiếu.
Ngày tồi tệ của chứng khoán châu Á
Nối tiếp đà giảm điểm mạnh của chứng khoán châu Âu và Mỹ trong ngày 14/1, các chỉ số chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm với biên độ lớn.
Loạt tin xấu về doanh số bán hàng ở Mỹ, triển vọng không mấy sáng sủa của nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ, châu Âu,... đã tạo nên một làn sóng giảm điểm của chứng khoán toàn cầu.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã giảm 5,2% trong phiên này - xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/12/2008, đưa chỉ số này giảm gần 9% so với đầu năm 2009.
Điểm qua thông tin các thị trường trong khu vực, Chính phủ Nhật vừa cho biết số đơn đặt hàng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp ở nước này đã giảm 16,2% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997.
Khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới đã khiến hoạt động xuất khẩu của Nhật giảm mạnh. Nhiều tập đoàn lớn cũng đang gặp khó khăn với dự báo sẽ thua lỗ nặng trong quý 4/2008 và có thể cả năm 2009.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ tiếp tục mở rộng chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp như là một công cụ quan trọng để hỗ trợ các công ty vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh sau loạt tin xấu về kinh tế thế giới cũng như sự sụt giảm mạnh của các đơn đặt hàng máy móc thiết bị ở các nhà máy nước này.
Các cổ phiếu khối công nghệ, sản xuất lốp xe ôtô đã giảm mạnh trong ngày giao dịch, trong đó cổ phiếu Advantest giảm 9,8%, cổ phiếu Kyocera hạ 7,1%, cổ phiếu TDK Corp mất 7,3%, cổ phiếu Bridgestone giảm 4,2%, cổ phiếu Sumitomo Rubber Industries trượt 6,6%, cổ phiếu Yokohama Rubber hạ 7,9%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 415,14 điểm, tương đương -4,92%, chốt ở mức 8.023,31. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Australia vừa cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 đã tăng lên 4,5% từ 4,4% trong tháng 11/2008.
Theo giới phân tích nhận định, trước những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Australia sẽ sớm cắt giảm lãi suất cơ bản trong thời gian tới.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số ASX giảm 147,5 điểm, tương đương- 4,07%, chốt ở mức 3.476,8.
Điểm qua thị trường Trung Quốc, ngày 15/1, Bộ Thương mại nước này cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm 5,7% xuống 5,98 tỷ USD trong tháng 12/2008 so với cùng kỳ năm trước. Ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính – suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến hoạt động đầu tư vào Trung Quốc đang dần chậm lại.
Dù thị trường vẫn giảm điểm như các thị trường chứng khoán châu Á khác trong khu vực, nhưng chỉ số Shanghai Composite phiên này chỉ giảm 0,45%, chốt ở mức 1.920,21.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 4,44%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 3,25%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 3,37%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 3,95%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 6,03%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.200,14 | 8.212,49 | 12,35 | 0,15 |
Nasdaq | 1.489,64 | 1.511,84 | 22,20 | 1,49 | |
S&P 500 | 842,62 | 843,74 | 1,12 | 0,13 | |
Anh | FTSE 100 | 4.180,64 | 4.121,11 | 59,53 | 1,42 |
Đức | DAX | 4.422,35 | 4.336,73 | 85,62 | 1,94 |
Pháp | CAC 40 | 3.052,00 | 2.995,88 | 56,12 | 1,84 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.521,47 | 4.320,77 | 200,70 | 4,44 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.438,45 | 8.023,31 | 415,14 | 4,92 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.704,60 | 13.242,96 | 461,65 | 3,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.182,68 | 1.111,34 | 71,34 | 6,03 |
Singapore | Straits Times | 1.771,86 | 1.707,39 | 57,33 | 3,25 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.928,87 | 1.920,21 | 8,66 | 0,45 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.262,93 | 9.000,52 | 369,97 | 3,95 |
Australia | ASX | 3.624,30 | 3.476,80 | 147,50 | 4,07 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |