Chứng khoán Mỹ mất điểm sau cảnh báo của Obama
Ngày 25/2, chứng khoán Mỹ đã mất điểm sau khi Tổng thống Obama cảnh báo sẽ giám sát Phố Wall chặt chẽ hơn
Ngày 25/2, chứng khoán Mỹ đã mất điểm sau khi Tổng thống Obama cảnh báo sẽ giám sát Phố Wall chặt chẽ hơn.
Tối hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã có bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ kêu gọi sự đoàn kết để vượt qua những khó khăn mà nước Mỹ đang đối mặt.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama đã nhấn mạnh hơn cả về kế hoạch phục hồi kinh tế, tạo thêm việc làm, chính sách chăm sóc y tế, giáo dục...
“Tôi biết có một số người trong khán phòng và một số người đang theo dõi tôi phát biểu cũng sẽ hoài nghi liệu kế hoạch này (kế hoạch phục hồi kinh tế) có hiệu quả hay không. Tôi hiểu sự hoài nghi đó...
Chúng ta đang trong thời khắc quan trọng của lịch sử, cặp mắt của người dân đều đổ dồn về chúng ta, xem chúng ta làm gì trong thời điểm khó khăn này và đợi chúng ta đi đầu...”, Tổng thống Obama nói.
Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của thị trường khi bước vào ngày giao dịch 25/2 là đợt bán tháo cổ phiếu khiến cả ba chỉ số giảm tới 2,5%, trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức thấp hơn 1% so với phiên trước.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 25/2, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ đã cho biết, doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán ở Mỹ đã giảm 5,3% trong tháng 1/2009 xuống 4,49 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) – mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
Mức giá trung bình một ngôi nhà đã qua sử dụng giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 170.300 USD/đơn vị, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2003.
Thị trường mất điểm cuối ngày giao dịch
Chứng khoán Mỹ đã đảo chiều giảm điểm sau khi Tổng thống Obama cảnh báo sẽ giám sát chặt hơn đối với các định chế tài chính Phố Wall, khiến giới đầu tư lo ngại sẽ có các quy định mới ban hành và sẽ tác động tới lợi nhuận của họ.
Cảnh báo của Tổng thống Obama được đưa ra vào thời điểm thị trường sắp kết thúc ngày giao dịch, còn các chỉ số thì đang trong xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, sau khi cảnh báo được phát đi, giới đầu tư đã tăng mạnh lượng bán, đẩy thị trường đồng loạt mất hơn 1%.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Dow Jones đã giảm 9,1% trong tháng 2/2009 và giảm 17,2% so với đầu năm 2009.
Số liệu về doanh số bán nhà giảm mạnh đã đẩy chỉ số Dow Jones nhóm xây dựng nhà mất 2,1%, trong khi cổ phiếu United Technologies (NYSE-UTX) và Caterpillar (NYSE-CAT) cùng giảm hơn 3%.
Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã chứng kiến sự chia tách xu hướng tăng giảm khi cổ phiếu của Citigroup giảm 3,08%, còn cổ phiếu Bank of America tăng 9% và JPMorgan Chase tiến thêm 3,4%.
Cổ phiếu của nhà bảo hiểm trái phiếu hàng đầu ở Mỹ, Ambac Financial Group (NYSE-ABK) đã giảm 9,9% xuống 0,91 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố lỗ 2,34 tỷ USD, tương đương 8,14 USD/cổ phiếu trong quý 4/2008.
Điểm đáng chú ý khác là cổ phiếu GM phiên này đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm so với 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones với mức tăng 14,86% lên 2,55 USD/cổ phiếu, trong khi đó cổ phiếu của Ford cũng tiếp tục tăng 0,5%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/2: chỉ số Dow Jones giảm 80,05 điểm, tương đương -1,09%, chốt ở mức 7.270,89.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 16,4 điểm, tương đương -1,14%, chốt ở mức 1.425,43.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 8,24 điểm, tương đương -1,07%, đóng cửa ở mức 764,9.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,43 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu mất điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán Đức, Pháp tiếp tục giảm điểm
Diễn biến của ba chỉ số chính châu Âu đã có những thay đổi so với phiên trước đó khi thị trường Anh bất ngờ lên điểm nhưng thị trường Pháp và Đức vẫn tiếp tục kéo dài xu hướng giảm điểm trong tuần.
Cổ phiếu khối viễn thông và dược phẩm cùng giảm điểm đã kéo hai thị trường Pháp, Đức đều mất điểm, trong khi ở Anh, cổ phiếu khối ngân hàng tăng điểm đã giúp thị trường này khởi sắc trở lại.
Cổ phiếu khối dược phẩm và viễn thông giảm điểm gồm: cổ phiếu Roche hạ 3%, cổ phiếu GlaxoSmithKline mất 1,1%, cổ phiếu Novartis trượt 1,5%; cổ phiếu BT Group mất 1,4%, cổ phiếu Swisscom trượt 1,8%, cổ phiếu France Telecom xuống 1,5%.
Cổ phiếu ngân hàng của Anh như Barclays tăng 7,5%, cổ phiếu Lloyds tiến thêm 6,5% và cổ phiếu Royal Bank of Scotland lên 4,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE của Anh tăng 32,54 điểm, tương đương 0,85%, chốt ở mức 3.848,98. Khối lượng giao dịch đạt 2,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,27%, khối lượng giao dịch đạt 32,8 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,41%, khối lượng giao dịch đạt 166 triệu cổ phiếu.
Phố Wall giúp chứng khoán châu Á khởi sắc
Tuy nhiên, phiên tăng điểm này cho thấy tâm lý khá thận trọng của giới đầu tư, khi biên độ tăng điểm của nhiều thị trường vẫn không thể lấy lại những mất mát của phiên giảm điểm trước đó.
Riêng thị trường Nhật tăng trên 2,6% là nhờ đồng Yên giảm giá mạnh so với USD, kéo nhiều blue-chip khối xuất khẩu lớn tăng vọt.
Theo số liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 25/2, xuất khẩu tháng 1 của nước này giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm 52,9%, sang châu Âu giảm 47,4%, sang châu Á giảm 46,7%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong tháng 1, nhập khẩu của Nhật giảm 31,7% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Nhật trong tháng lên tới con số kỷ lục, 9,8 tỷ USD.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm mạnh trở lại sau 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Thị trường đón nhận tin hỗ trợ từ kế hoạch mua lại cổ phiếu để hỗ trợ thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính Nhật, cũng như phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Mỹ trước đó.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên tiếp tục mất giá so với USD, xuống mức 97,17 Yên/1 USD. Nhờ đồng Yên mất giá, cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn đã tăng mạnh.
Trong đó, cổ phiếu Toyota tăng 4,2%, cổ phiếu Honda lên 8,1%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 9,1%, cổ phiếu Canon lên 6,4%, cổ phiếu Sony tăng 8,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 192,66 điểm, tương đương 2,65%, chốt ở mức 7.461,22. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 25/2, Hàn Quốc đã cho biết, trong tháng tới, Chính phủ nước này sẽ bắt đầu bơm 12.000 tỷ Won (8 tỷ USD) cho các ngân hàng từ quỹ tái cấp vốn, đổi lại sẽ nhận cổ phiếu ưu đãi và khoản nợ không được ưu tiên hoàn trả đầu tiên nếu ngân hàng phá sản.
Ba ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc, Kookmin Bank, Shinhan Bank và Woori Bank được nhận 2.000 tỷ Won/ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, nhờ phiên tăng điểm của khối ngân hàng nên thị trường đã phục hồi nhẹ sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 3,2 điểm, tương đương 0,3%, chốt ở mức 1.067,08.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,61%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tăng 1,59%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,11%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 0,27%.
Tối hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã có bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ kêu gọi sự đoàn kết để vượt qua những khó khăn mà nước Mỹ đang đối mặt.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama đã nhấn mạnh hơn cả về kế hoạch phục hồi kinh tế, tạo thêm việc làm, chính sách chăm sóc y tế, giáo dục...
“Tôi biết có một số người trong khán phòng và một số người đang theo dõi tôi phát biểu cũng sẽ hoài nghi liệu kế hoạch này (kế hoạch phục hồi kinh tế) có hiệu quả hay không. Tôi hiểu sự hoài nghi đó...
Chúng ta đang trong thời khắc quan trọng của lịch sử, cặp mắt của người dân đều đổ dồn về chúng ta, xem chúng ta làm gì trong thời điểm khó khăn này và đợi chúng ta đi đầu...”, Tổng thống Obama nói.
Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của thị trường khi bước vào ngày giao dịch 25/2 là đợt bán tháo cổ phiếu khiến cả ba chỉ số giảm tới 2,5%, trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức thấp hơn 1% so với phiên trước.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 25/2, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ đã cho biết, doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán ở Mỹ đã giảm 5,3% trong tháng 1/2009 xuống 4,49 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) – mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
Mức giá trung bình một ngôi nhà đã qua sử dụng giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 170.300 USD/đơn vị, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2003.
Thị trường mất điểm cuối ngày giao dịch
Chứng khoán Mỹ đã đảo chiều giảm điểm sau khi Tổng thống Obama cảnh báo sẽ giám sát chặt hơn đối với các định chế tài chính Phố Wall, khiến giới đầu tư lo ngại sẽ có các quy định mới ban hành và sẽ tác động tới lợi nhuận của họ.
Cảnh báo của Tổng thống Obama được đưa ra vào thời điểm thị trường sắp kết thúc ngày giao dịch, còn các chỉ số thì đang trong xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, sau khi cảnh báo được phát đi, giới đầu tư đã tăng mạnh lượng bán, đẩy thị trường đồng loạt mất hơn 1%.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Dow Jones đã giảm 9,1% trong tháng 2/2009 và giảm 17,2% so với đầu năm 2009.
Số liệu về doanh số bán nhà giảm mạnh đã đẩy chỉ số Dow Jones nhóm xây dựng nhà mất 2,1%, trong khi cổ phiếu United Technologies (NYSE-UTX) và Caterpillar (NYSE-CAT) cùng giảm hơn 3%.
Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã chứng kiến sự chia tách xu hướng tăng giảm khi cổ phiếu của Citigroup giảm 3,08%, còn cổ phiếu Bank of America tăng 9% và JPMorgan Chase tiến thêm 3,4%.
Cổ phiếu của nhà bảo hiểm trái phiếu hàng đầu ở Mỹ, Ambac Financial Group (NYSE-ABK) đã giảm 9,9% xuống 0,91 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố lỗ 2,34 tỷ USD, tương đương 8,14 USD/cổ phiếu trong quý 4/2008.
Điểm đáng chú ý khác là cổ phiếu GM phiên này đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm so với 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones với mức tăng 14,86% lên 2,55 USD/cổ phiếu, trong khi đó cổ phiếu của Ford cũng tiếp tục tăng 0,5%.
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 25/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/2: chỉ số Dow Jones giảm 80,05 điểm, tương đương -1,09%, chốt ở mức 7.270,89.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 16,4 điểm, tương đương -1,14%, chốt ở mức 1.425,43.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 8,24 điểm, tương đương -1,07%, đóng cửa ở mức 764,9.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,43 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu mất điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán Đức, Pháp tiếp tục giảm điểm
Diễn biến của ba chỉ số chính châu Âu đã có những thay đổi so với phiên trước đó khi thị trường Anh bất ngờ lên điểm nhưng thị trường Pháp và Đức vẫn tiếp tục kéo dài xu hướng giảm điểm trong tuần.
Cổ phiếu khối viễn thông và dược phẩm cùng giảm điểm đã kéo hai thị trường Pháp, Đức đều mất điểm, trong khi ở Anh, cổ phiếu khối ngân hàng tăng điểm đã giúp thị trường này khởi sắc trở lại.
Cổ phiếu khối dược phẩm và viễn thông giảm điểm gồm: cổ phiếu Roche hạ 3%, cổ phiếu GlaxoSmithKline mất 1,1%, cổ phiếu Novartis trượt 1,5%; cổ phiếu BT Group mất 1,4%, cổ phiếu Swisscom trượt 1,8%, cổ phiếu France Telecom xuống 1,5%.
Cổ phiếu ngân hàng của Anh như Barclays tăng 7,5%, cổ phiếu Lloyds tiến thêm 6,5% và cổ phiếu Royal Bank of Scotland lên 4,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE của Anh tăng 32,54 điểm, tương đương 0,85%, chốt ở mức 3.848,98. Khối lượng giao dịch đạt 2,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,27%, khối lượng giao dịch đạt 32,8 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,41%, khối lượng giao dịch đạt 166 triệu cổ phiếu.
Phố Wall giúp chứng khoán châu Á khởi sắc
Tuy nhiên, phiên tăng điểm này cho thấy tâm lý khá thận trọng của giới đầu tư, khi biên độ tăng điểm của nhiều thị trường vẫn không thể lấy lại những mất mát của phiên giảm điểm trước đó.
Riêng thị trường Nhật tăng trên 2,6% là nhờ đồng Yên giảm giá mạnh so với USD, kéo nhiều blue-chip khối xuất khẩu lớn tăng vọt.
Theo số liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 25/2, xuất khẩu tháng 1 của nước này giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm 52,9%, sang châu Âu giảm 47,4%, sang châu Á giảm 46,7%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong tháng 1, nhập khẩu của Nhật giảm 31,7% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Nhật trong tháng lên tới con số kỷ lục, 9,8 tỷ USD.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm mạnh trở lại sau 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Thị trường đón nhận tin hỗ trợ từ kế hoạch mua lại cổ phiếu để hỗ trợ thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính Nhật, cũng như phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Mỹ trước đó.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên tiếp tục mất giá so với USD, xuống mức 97,17 Yên/1 USD. Nhờ đồng Yên mất giá, cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn đã tăng mạnh.
Trong đó, cổ phiếu Toyota tăng 4,2%, cổ phiếu Honda lên 8,1%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 9,1%, cổ phiếu Canon lên 6,4%, cổ phiếu Sony tăng 8,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 192,66 điểm, tương đương 2,65%, chốt ở mức 7.461,22. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 25/2, Hàn Quốc đã cho biết, trong tháng tới, Chính phủ nước này sẽ bắt đầu bơm 12.000 tỷ Won (8 tỷ USD) cho các ngân hàng từ quỹ tái cấp vốn, đổi lại sẽ nhận cổ phiếu ưu đãi và khoản nợ không được ưu tiên hoàn trả đầu tiên nếu ngân hàng phá sản.
Ba ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc, Kookmin Bank, Shinhan Bank và Woori Bank được nhận 2.000 tỷ Won/ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, nhờ phiên tăng điểm của khối ngân hàng nên thị trường đã phục hồi nhẹ sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 3,2 điểm, tương đương 0,3%, chốt ở mức 1.067,08.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,61%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tăng 1,59%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,11%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 0,27%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.350,94 | 7.270,89 | 80,05 | 1,09 |
Nasdaq | 1.441,83 | 1.425,43 | 16,40 | 1,14 | |
S&P 500 | 773,14 | 764,90 | 8,24 | 1,07 | |
Anh | FTSE 100 | 3.816,44 | 3.848,98 | 32,54 | 0,85 |
Đức | DAX | 3.895,75 | 3.846,21 | 49,54 | 1,27 |
Pháp | CAC 40 | 2.708,05 | 2.696,92 | 11,13 | 0,41 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.430,18 | 4.493,74 | 63,56 | 1,43 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.268,56 | 7.461,22 | 192,66 | 2,65 |
Hồng Kông | Hang Seng | 12.798,52 | 13.005,10 | 206,56 | 1,61 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.063,88 | 1.067,08 | 3,20 | 0,30 |
Singapore | Straits Times | 1.612,21 | 1.616,67 | 2,23 | 0,14 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.200,65 | 2.206,57 | 5,92 | 0,27 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.778,82 | 8.962,08 | 140,02 | 1,59 |
Australia | ASX | 3.285,00 | 3.281,50 | 3,50 | 0,11 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |