Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau quyết định của FED
Ngày 16/12, Phố Wall đã có ngày tăng điểm mạnh nhất trong tháng 12 sau khi FED hạ lãi suất cơ bản
Ngày 16/12, Phố Wall đã có ngày tăng điểm mạnh nhất trong tháng 12 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất cơ bản.
Hôm thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng 11/2008 tiếp tục giảm 1,7% sau khi hạ 1% trong tháng 10/2008 - mức giảm kỷ lục từ năm 1947. CPI cơ bản (không bao gồm giá lương thực - thực phẩm và năng lượng) đã không thay đổi so với tháng 10.
Như vậy, CPI ở Mỹ chỉ tăng 0,7% kể từ đầu năm tới nay và thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% trong năm 2007.
Cũng trong ngày 16/12, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, số lượng nhà mới khởi công đã giảm 18,9% so với cùng kỳ năn ngoái – xuống mức điều chỉnh hàng năm là 625.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) từ 771.000 đơn vị trong tháng 10/2008, đây là mức thấp nhất kể từ năng 1959 và thấp hơn so với mức dự báo 740.000 đơn vị của giới phân tích.
Các chỉ số tăng từ 4,2 -5,4%
Ngày 16/12, Tập đoàn Goldman Sachs đã công bố thua lỗ 2,12 tỷ USD, tương đương -4,97 USD/cổ phiếu trong quý 4/2008 - đây là quý đầu tiên Goldman Sachs bị thua lỗ trong 9 năm qua. Trong quý 4/2007, Goldman Sachs đạt 3,2 tỷ USD lợi nhuận ròng, tương đương 7,01 USD/cổ phiếu.
Trong quý 4/2008, tập đoàn này cũng tạo ra một sự thay đổi lớn khi chuyển đổi môi hình ngân hàng đầu tư sang ngân hàng tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ôtô, theo nguồn tin của hãng Reuters, chính quyền Bush có thể sẽ công bố kế hoạch giải cứu ngành ôtô trong ngày 17/12, với việc cho ba hãng General Motors, Ford, Chrysler vay tiền từ nguồn quỹ giải cứu khối tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Trong một động thái bất ngờ và mang tính chất lịch sử, FED đã chính thức đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng USD từ 1% xuống từ 0- 0,25% - mức thấp nhất trong lịch sử ở Mỹ.
“FED sẽ sử dụng tất cả các công cụ hữu dụng để vực dậy nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của giá cả”, đại diện của FED nói.
Ngoài việc cắt giảm lãi suất, FED cũng cho biết sẽ mở rộng kế hoạch mua một lượng lớn các chứng khoán nợ được phát hành hoặc đảm bảo bởi Chính phủ.
Như vậy, sau 9 lần cắt giảm lãi suất trong 14 tháng và 1.400 tỷ USD được sử dụng trong chương trình cho vay khẩn cấp, FED đã thất bại trong việc ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế Mỹ. Để rồi đến ngày 16/12, FED phải chính thức đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất mang tính chất lịch sử này.
Trên thị trường trái phiếu, giá nhiều trái phiếu Chính phủ đã tăng vọt và đẩy trái tức sụt giảm mạnh sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED.
Cụ thể, giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 2,256 điểm (2,256 USD), đẩy mức trái tức giảm xuống 2,5% - mức thấp thất kể từ năm 1951; giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm tăng 2,7156 điểm, đẩy trái tức hạ xuống dưới 2,74%.
Chứng khoán Mỹ đã có ngày tăng điểm mạnh nhất trong tháng 12 sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED, đà tăng 11% của chỉ số S&P Tài chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường lên điểm. Bên cạnh đó, các cổ phiếu khối công nghệ, năng lượng... cũng có ngày giao dịch thành công.
Điểm đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán Mỹ luôn tăng điểm trong cả ngày giao dịch nhưng bước ngoặt chỉ đến sau khi FED công bố cắt giảm lãi suất vào lúc 14h15 (giờ địa phương) - đẩy các chỉ số đồng loạt tăng vọt từ mức 2% lên 4-5%.
Trong ngày giao dịch, tất cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều lên điểm, trong đó mức tăng cao nhất thuộc về ba cổ phiếu khối tài chính - cổ phiếu của JPMorgan (NYSE-JPM ) lên 12,99%, cổ phiếu Citigroup tăng 11,22%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 7,02%.
Các cổ phiếu khối tài chính khác cũng tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE-GS) lên 14,35%, cổ phiếu Morgan Stanley tiến thêm 18,26%,...
Cổ phiếu khối công nghệ cũng tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu Microsoft tăng 5,62%, cổ phiếu Intel lên 7,2%, cổ phiếu AT&T tiến thêm 4,05%, cổ phiếu lên 4,95%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 359,61 điểm, tương đương 4,2%, đóng cửa ở mức 8.924,14.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 81,55 điểm, tương đương 5,41%, chốt ở mức 1.589,89.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 44,61 điểm, tương đương 5,14%, đóng cửa ở mức 913,18.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,54 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,27 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu xuống điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng từ 0,75-2,07%
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại nhờ hy vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản và mức thua lỗ của Goldman Sachs trong quý 4/2008 thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Cổ phiếu khối ngân hàng ở châu Âu đã tăng điểm sau nhiều ngày giảm mạnh trước đó, trong đó, cổ phiếu của BNP Paribas, Banco Santander, Deutsche Bank và UBS tăng từ 1,8% đến 5%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ cũng đồng loạt lên điểm, trong đó cổ phiếu Total, ENI và Royal Dutch Shell tăng 1-1,7%; cổ phiếu Antofagasta, BHP Billiton, Rio Tinto và Xstrata lên từ 1,8% đến 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 31,52 điểm, tương đương 0,74%, đóng cửa ở mức 4.309,08, khối lượng giao dịch đạt 1,66 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 1,61%, khối lượng giao dịch đạt 32,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 2,07%, khối lượng giao dịch đạt 149,7 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “ngóng” tin lãi suất từ FED
Thị trường chứng khoán châu Á đã có diễn biến trái chiều hôm thứ Ba sau khi đồng loạt khởi sắc phiên đầu tuần. Giới đầu tư trên thị trường đã có những động thái thận trong hơn bởi họ đang chờ đợi quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong ngày 16/12.
Hoạt động mua bán trong ngày trở nên kém sôi động và khối lượng giao dịch thành công cũng giảm xuống. Biên độ tăng giảm của các chỉ số ở hầu hết các thị trường vẫn nằm trong biên độ +/-1%, chỉ riêng thị trường Nhật có biên độ giảm trên 1%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 16/12 đã giảm điểm mạnh nhất so với các chỉ số chứng khoán lớn trong khu vực. Đồng Yên lên giá so với USD đã tác động tiêu cực tới cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn, nên đã góp phần kéo thị trường đi xuống.
Giới đầu tư ngóng chờ quyết định lãi suất của FED nên đã ít giao dịch và điều đó khiến khối lượng giao dịch của phiên này chỉ đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 2,3 tỷ cổ phiếu giao dịch thành công những ngày trước đó.
Trong phiên này, đồng Yên đã tăng lên 90,31 Yên “ăn” 1 USD nên đã đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu giảm điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu của Honda mất 5,4%, cổ phiếu của Canon xuống 1,6%, cổ phiếu của Hitachi trượt 4,2%, cổ phiếu của Sony hạ 5,9%...
Bên cạnh đà giảm của cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu, các cổ phiếu của ngành ngân hàng cũng giảm mạnh, trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group giảm từ 1,7% đến 3,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 96,64 điểm, tương đương -1,12%, chốt ở mức 8.568,02.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,07%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,41%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,55%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,29%.
Chỉ số ASX của Australia giảm 1,04%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 0,56%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,54%.
Hôm thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng 11/2008 tiếp tục giảm 1,7% sau khi hạ 1% trong tháng 10/2008 - mức giảm kỷ lục từ năm 1947. CPI cơ bản (không bao gồm giá lương thực - thực phẩm và năng lượng) đã không thay đổi so với tháng 10.
Như vậy, CPI ở Mỹ chỉ tăng 0,7% kể từ đầu năm tới nay và thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% trong năm 2007.
Cũng trong ngày 16/12, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, số lượng nhà mới khởi công đã giảm 18,9% so với cùng kỳ năn ngoái – xuống mức điều chỉnh hàng năm là 625.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) từ 771.000 đơn vị trong tháng 10/2008, đây là mức thấp nhất kể từ năng 1959 và thấp hơn so với mức dự báo 740.000 đơn vị của giới phân tích.
Các chỉ số tăng từ 4,2 -5,4%
Ngày 16/12, Tập đoàn Goldman Sachs đã công bố thua lỗ 2,12 tỷ USD, tương đương -4,97 USD/cổ phiếu trong quý 4/2008 - đây là quý đầu tiên Goldman Sachs bị thua lỗ trong 9 năm qua. Trong quý 4/2007, Goldman Sachs đạt 3,2 tỷ USD lợi nhuận ròng, tương đương 7,01 USD/cổ phiếu.
Trong quý 4/2008, tập đoàn này cũng tạo ra một sự thay đổi lớn khi chuyển đổi môi hình ngân hàng đầu tư sang ngân hàng tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ôtô, theo nguồn tin của hãng Reuters, chính quyền Bush có thể sẽ công bố kế hoạch giải cứu ngành ôtô trong ngày 17/12, với việc cho ba hãng General Motors, Ford, Chrysler vay tiền từ nguồn quỹ giải cứu khối tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Trong một động thái bất ngờ và mang tính chất lịch sử, FED đã chính thức đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng USD từ 1% xuống từ 0- 0,25% - mức thấp nhất trong lịch sử ở Mỹ.
“FED sẽ sử dụng tất cả các công cụ hữu dụng để vực dậy nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của giá cả”, đại diện của FED nói.
Ngoài việc cắt giảm lãi suất, FED cũng cho biết sẽ mở rộng kế hoạch mua một lượng lớn các chứng khoán nợ được phát hành hoặc đảm bảo bởi Chính phủ.
Như vậy, sau 9 lần cắt giảm lãi suất trong 14 tháng và 1.400 tỷ USD được sử dụng trong chương trình cho vay khẩn cấp, FED đã thất bại trong việc ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế Mỹ. Để rồi đến ngày 16/12, FED phải chính thức đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất mang tính chất lịch sử này.
Trên thị trường trái phiếu, giá nhiều trái phiếu Chính phủ đã tăng vọt và đẩy trái tức sụt giảm mạnh sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED.
Cụ thể, giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 2,256 điểm (2,256 USD), đẩy mức trái tức giảm xuống 2,5% - mức thấp thất kể từ năm 1951; giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm tăng 2,7156 điểm, đẩy trái tức hạ xuống dưới 2,74%.
Chứng khoán Mỹ đã có ngày tăng điểm mạnh nhất trong tháng 12 sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED, đà tăng 11% của chỉ số S&P Tài chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường lên điểm. Bên cạnh đó, các cổ phiếu khối công nghệ, năng lượng... cũng có ngày giao dịch thành công.
Điểm đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán Mỹ luôn tăng điểm trong cả ngày giao dịch nhưng bước ngoặt chỉ đến sau khi FED công bố cắt giảm lãi suất vào lúc 14h15 (giờ địa phương) - đẩy các chỉ số đồng loạt tăng vọt từ mức 2% lên 4-5%.
Biểu đồ giá cổ phiếu của cổ phiếu GS, JPM và hai chỉ số chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.
Trong ngày giao dịch, tất cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều lên điểm, trong đó mức tăng cao nhất thuộc về ba cổ phiếu khối tài chính - cổ phiếu của JPMorgan (NYSE-JPM ) lên 12,99%, cổ phiếu Citigroup tăng 11,22%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 7,02%.
Các cổ phiếu khối tài chính khác cũng tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE-GS) lên 14,35%, cổ phiếu Morgan Stanley tiến thêm 18,26%,...
Cổ phiếu khối công nghệ cũng tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu Microsoft tăng 5,62%, cổ phiếu Intel lên 7,2%, cổ phiếu AT&T tiến thêm 4,05%, cổ phiếu lên 4,95%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 359,61 điểm, tương đương 4,2%, đóng cửa ở mức 8.924,14.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 81,55 điểm, tương đương 5,41%, chốt ở mức 1.589,89.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 44,61 điểm, tương đương 5,14%, đóng cửa ở mức 913,18.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,54 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,27 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu xuống điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng từ 0,75-2,07%
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại nhờ hy vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản và mức thua lỗ của Goldman Sachs trong quý 4/2008 thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Cổ phiếu khối ngân hàng ở châu Âu đã tăng điểm sau nhiều ngày giảm mạnh trước đó, trong đó, cổ phiếu của BNP Paribas, Banco Santander, Deutsche Bank và UBS tăng từ 1,8% đến 5%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ cũng đồng loạt lên điểm, trong đó cổ phiếu Total, ENI và Royal Dutch Shell tăng 1-1,7%; cổ phiếu Antofagasta, BHP Billiton, Rio Tinto và Xstrata lên từ 1,8% đến 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 31,52 điểm, tương đương 0,74%, đóng cửa ở mức 4.309,08, khối lượng giao dịch đạt 1,66 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 1,61%, khối lượng giao dịch đạt 32,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 2,07%, khối lượng giao dịch đạt 149,7 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “ngóng” tin lãi suất từ FED
Thị trường chứng khoán châu Á đã có diễn biến trái chiều hôm thứ Ba sau khi đồng loạt khởi sắc phiên đầu tuần. Giới đầu tư trên thị trường đã có những động thái thận trong hơn bởi họ đang chờ đợi quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong ngày 16/12.
Hoạt động mua bán trong ngày trở nên kém sôi động và khối lượng giao dịch thành công cũng giảm xuống. Biên độ tăng giảm của các chỉ số ở hầu hết các thị trường vẫn nằm trong biên độ +/-1%, chỉ riêng thị trường Nhật có biên độ giảm trên 1%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 16/12 đã giảm điểm mạnh nhất so với các chỉ số chứng khoán lớn trong khu vực. Đồng Yên lên giá so với USD đã tác động tiêu cực tới cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn, nên đã góp phần kéo thị trường đi xuống.
Giới đầu tư ngóng chờ quyết định lãi suất của FED nên đã ít giao dịch và điều đó khiến khối lượng giao dịch của phiên này chỉ đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 2,3 tỷ cổ phiếu giao dịch thành công những ngày trước đó.
Trong phiên này, đồng Yên đã tăng lên 90,31 Yên “ăn” 1 USD nên đã đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu giảm điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu của Honda mất 5,4%, cổ phiếu của Canon xuống 1,6%, cổ phiếu của Hitachi trượt 4,2%, cổ phiếu của Sony hạ 5,9%...
Bên cạnh đà giảm của cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu, các cổ phiếu của ngành ngân hàng cũng giảm mạnh, trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group giảm từ 1,7% đến 3,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 96,64 điểm, tương đương -1,12%, chốt ở mức 8.568,02.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,07%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,41%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,55%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,29%.
Chỉ số ASX của Australia giảm 1,04%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 0,56%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,54%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.564,53 | 8.924,14 | 359,61 | 4,20 |
Nasdaq | 1.508,34 | 1.589,89 | 81,55 | 5,40 | |
S&P 500 | 868,57 | 913,18 | 44,61 | 5,14 | |
Anh | FTSE 100 | 4.277,56 | 4.309,08 | 31,52 | 0,74 |
Đức | DAX | 4.654,82 | 4.729,91 | 75,09 | 1,61 |
Pháp | CAC 40 | 3.185,66 | 3.251,66 | 66,00 | 2,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.613,72 | 4.616,89 | 3,17 | 0,07 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.664,66 | 8.568,02 | 96,64 | 1,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.027,85 | 15.130,20 | 83,26 | 0,55 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.158,19 | 1.161,56 | 3,37 | 0,29 |
Singapore | Straits Times | 1.768,28 | 1.782,09 | 7,33 | 0,41 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.964,37 | 1.975,01 | 10,63 | 0,54 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.814,40 | 9.887,23 | 54,84 | 0,56 |
Australia | ASX | 3.535,70 | 3.498,90 | 36,80 | 1,04 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |