Chứng khoán: Né “cú tát” của con gấu
Chỉ số đi ngang nhưng giá trị danh mục ngày càng giảm là thực tế đang diễn ra trên thị trường
Mặc dù từ đầu tháng 9 đến nay VN-Index trong tình trạng đi ngang tích lũy đi ngang, nhưng thực tế rất nhiều cổ phiếu lại rơi thảm như trong một thị trường giá xuống - thị trường con gấu (bear market).
Lựa chọn sai danh mục có thể khiến nhà đầu tư lâm vào tình trạng oái oăm: VN-Index đi ngang nhưng giá trị danh mục lại ngày càng giảm. Có lẽ đây là tình trạng phổ biến khi sự bức xúc của nhà đầu tư ngày càng cao, dù thị trường nhìn theo chỉ số vẫn đang trong giai đoạn tích lũy “đẹp”.
Nếu tính từ thời điểm 1/9/2010, VN-Index trong tháng qua mới giảm 1,68%, không phải là một diễn biến quá tồi với danh mục “đánh” theo chỉ số. Hoạt động giao dịch mạnh với blue-chip của khối ngoại gần đây rất có thể có mục đích bảo toàn danh mục trong mối quan hệ với VN-Index. Tuy nhiên, không khó để sàng lọc ra hàng trăm mã trên cả hai sàn có biến động giá tồi tệ hơn chỉ số rất nhiều.
Sơ bộ sàn HOSE từ đầu tháng 9 đến nay có 47 mã đã giảm trên 20%, trong đó 16 mã giảm trên 30%. Số giảm hơn 10% cũng có tới hàng trăm. HNX có 250 mã giảm từ 10% trở lên với 165 mã giảm trên 20% và 55 mã giảm trên 30% (tính theo giá đã điều chỉnh).
Cắt lỗ có muộn?
Điều khiến đa số nhà đầu tư bị kẹp hàng lúc này đau đầu là có nên cắt lỗ nữa hay không khi mức lỗ đã vài chục phần trăm và thị trường đang đi ngang chưa phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng. Nhìn giá trị danh mục giảm quá mạnh, suy nghĩ dễ nảy sinh là “cắt tức là ôm lỗ thật, để lại biết đâu còn có cơ phục hồi”; “giá đã giảm quá mạnh, khó có thể giảm sâu hơn nữa”, “bán đi rồi lỡ lại bán đúng đáy”; “chấp nhận để lại, thị trường kiểu gì cũng có sóng cuối năm”…
Chiến lược tốt nhất dĩ nhiên là không để lỗ mà phải cắt hoặc, cắt sớm theo kỷ luật khi giá mới giảm chút ít. Đa số nhà đầu tư lỗ lớn đến thời điểm này đều là do không thực hiện đúng kỷ luật cắt lỗ. Việc bán ra hàm ý sẽ mua lại và phần lớn mong muốn mua được rẻ hơn giá đã bán. Hoạt động cắt lỗ lúc này mang một ý nghĩa khác: Cân đối lại danh mục để giảm bớt rủi ro.
Nắm giữ một tỉ trọng tiền mặt hợp lý không chỉ tạo cơ hội mua nếu giá giảm mạnh hơn mà còn giảm bớt rủi ro cho danh mục. Ngay cả khi mất phương hướng nhà đầu tư cũng có thể tạm thời đứng ngoài thị trường. Nếu nhìn nhận việc cắt lỗ nhằm mục đích giảm rủi ro hơn là bán đi để mong mua lại giá tốt thì dù cắt đúng đáy, tâm lý cũng dễ chấp nhận. Khi xu hướng phục hồi là rõ ràng, nhà đầu tư thậm chí có thể mua lại cao hơn giá đã bán. Cắt lỗ không chỉ là bán đi chấp nhận lỗ, mà còn thu về một lượng tiền mặt nhất định vì điều quan trọng nhất là xác lập được vị thế chủ động trong thị trường giá xuống.
Kiềm chế lòng tham
Rất nhiều nhà đầu tư mong còn được “tham” trong bối cảnh thị trường này khi hàng loạt cổ phiếu giảm giá rất mạnh. Đơn giản vì họ đang có tỉ trọng tiền mặt thấp. Tuy nhiên với những nhà đầu tư ôm nhiều tiền mặt, khả năng kiềm chế lòng tham cũng có thể đem lại nhiều cơ hội hơn đồng thời giảm bớt rủi ro.
Thực tế thị trường đã chứng minh nhà đầu tư thua lỗ khi bắt đáy cũng lớn như dò đỉnh. Đơn giản vì nhìn cổ phiếu giảm giá vài chục phần trăm sau khi đạt đỉnh, người cầm tiền dễ bị cảm giác “rẻ” đánh lừa. Chẳng hạn một cổ phiếu sau khi đạt đỉnh 50.000 đồng/cổ phiếu giảm về mức 20.000 đồng/cổ phiếu có thể là rất rẻ về con số. Tuy nhiên đó chỉ là “rẻ” khi so với mức giá đỉnh chứ chưa hẳn rẻ so với tiềm năng thực của doanh nghiệp.
Mặt khác mức kỳ vọng trong từng trạng thái của thị trường khiến việc đánh giá đắt rẻ hoàn toàn mang tính tương đối. Đã có lúc cổ phiếu giá 50.000 đồng số đông cầm tiền vẫn sẵn sàng mua, nhưng cũng cổ phiếu đó giá chỉ 15.000 đồng – 20.000 đồng lại không ai muốn nhận. Tâm lý muốn mua được chuẩn tại đáy và kỳ vọng về khả năng phục hồi tương đương với độ cao của con sóng tăng cũ khiến đa số nhà đầu tư lao vào bắt “dao” rơi.
Thoát ra đúng lúc trong một xu hướng tăng giá không khó bằng việc giữ tiền trong một xu hướng giảm.
Giữ tiền mặt hay bình quân giá?
Giữ tiền mặt trong một thị trường giá xuống không phải là một chiến thuật tồi vì khi cổ phiếu đang giảm giá, giá trị của lượng tiền mặt thực tế đang tăng lên nếu quy đổi ra cổ phiếu.
Cảm giác thôi thúc của nhu cầu giải ngân khi giá giảm, dù là với những cổ phiếu thực sự tốt, cũng mạnh không kém nhu cầu giao dịch liên tục hàng ngày khi nhà đầu tư có nhiều tiền trong tài khoản.
Bình quân giá đôi khi không khác mấy chiến thuật dò đáy nhưng thực tế mức độ chủ động lại hoàn toàn đối lập. Việc dò đáy trong một thị trường giá xuống rủi ro cao hơn nhiều vì không ai có thể đoán chính xác được đáy của thị trường. Giá càng giảm mua càng mạnh cũng có thể chấp nhận được nếu trong tay có nguồn lực khổng lồ vì thị trường hiếm khi chiều lòng người. Mức độ sụt giảm của cổ phiếu thường lớn hơn nhiều khả năng duy trì thanh khoản của nhà đầu tư.
Bình quân giá giảm chỉ thành công khi nhà đầu tư đủ khả năng xác định mức độ giảm tối đa của cổ phiếu cũng như các ngưỡng hỗ trợ đủ mạnh. Khi đó người cầm tiền giải ngân theo kế hoạch từng gói và càng mua càng mong giá giảm thêm. Bình quân giá không phải là chiến thuật tốt nếu chọn sai thời điểm.
Thời điểm cho việc “bếp núc”
Nhàn rỗi nhất lúc này có lẽ là nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt lớn vì các tín hiệu thị trường vẫn chưa xác nhận một cơ hội đột phá nào rõ ràng. Đây có lẽ là thời gian hợp lý cho việc sàng lọc các cổ phiếu có triển vọng bứt phá trong tương lai. Khá nhiều cổ phiếu hiện tại có tỉ suất cổ tức tiền mặt trên thị giá cao hơn cả lãi suất ngân hàng; doanh nghiệp có tính mùa vụ cuối năm; chỉ số tài chính cơ bản tốt, dòng tiền sinh ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính; lượng tiền mặt lớn hoặc hàng tồn kho có thể đem lại giá trị cao vào cuối năm…
Yếu tố thị trường năm nay cũng hết sức quan trọng vì thực tế dòng tiền đang khá yếu. Hoạt động phát hành thêm nhiều có khả năng cản trở những nỗ lực tăng giá đối với cổ phiếu có lượng lưu hành cao.
Lựa chọn sai danh mục có thể khiến nhà đầu tư lâm vào tình trạng oái oăm: VN-Index đi ngang nhưng giá trị danh mục lại ngày càng giảm. Có lẽ đây là tình trạng phổ biến khi sự bức xúc của nhà đầu tư ngày càng cao, dù thị trường nhìn theo chỉ số vẫn đang trong giai đoạn tích lũy “đẹp”.
Nếu tính từ thời điểm 1/9/2010, VN-Index trong tháng qua mới giảm 1,68%, không phải là một diễn biến quá tồi với danh mục “đánh” theo chỉ số. Hoạt động giao dịch mạnh với blue-chip của khối ngoại gần đây rất có thể có mục đích bảo toàn danh mục trong mối quan hệ với VN-Index. Tuy nhiên, không khó để sàng lọc ra hàng trăm mã trên cả hai sàn có biến động giá tồi tệ hơn chỉ số rất nhiều.
Sơ bộ sàn HOSE từ đầu tháng 9 đến nay có 47 mã đã giảm trên 20%, trong đó 16 mã giảm trên 30%. Số giảm hơn 10% cũng có tới hàng trăm. HNX có 250 mã giảm từ 10% trở lên với 165 mã giảm trên 20% và 55 mã giảm trên 30% (tính theo giá đã điều chỉnh).
Cắt lỗ có muộn?
Điều khiến đa số nhà đầu tư bị kẹp hàng lúc này đau đầu là có nên cắt lỗ nữa hay không khi mức lỗ đã vài chục phần trăm và thị trường đang đi ngang chưa phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng. Nhìn giá trị danh mục giảm quá mạnh, suy nghĩ dễ nảy sinh là “cắt tức là ôm lỗ thật, để lại biết đâu còn có cơ phục hồi”; “giá đã giảm quá mạnh, khó có thể giảm sâu hơn nữa”, “bán đi rồi lỡ lại bán đúng đáy”; “chấp nhận để lại, thị trường kiểu gì cũng có sóng cuối năm”…
Chiến lược tốt nhất dĩ nhiên là không để lỗ mà phải cắt hoặc, cắt sớm theo kỷ luật khi giá mới giảm chút ít. Đa số nhà đầu tư lỗ lớn đến thời điểm này đều là do không thực hiện đúng kỷ luật cắt lỗ. Việc bán ra hàm ý sẽ mua lại và phần lớn mong muốn mua được rẻ hơn giá đã bán. Hoạt động cắt lỗ lúc này mang một ý nghĩa khác: Cân đối lại danh mục để giảm bớt rủi ro.
Nắm giữ một tỉ trọng tiền mặt hợp lý không chỉ tạo cơ hội mua nếu giá giảm mạnh hơn mà còn giảm bớt rủi ro cho danh mục. Ngay cả khi mất phương hướng nhà đầu tư cũng có thể tạm thời đứng ngoài thị trường. Nếu nhìn nhận việc cắt lỗ nhằm mục đích giảm rủi ro hơn là bán đi để mong mua lại giá tốt thì dù cắt đúng đáy, tâm lý cũng dễ chấp nhận. Khi xu hướng phục hồi là rõ ràng, nhà đầu tư thậm chí có thể mua lại cao hơn giá đã bán. Cắt lỗ không chỉ là bán đi chấp nhận lỗ, mà còn thu về một lượng tiền mặt nhất định vì điều quan trọng nhất là xác lập được vị thế chủ động trong thị trường giá xuống.
Kiềm chế lòng tham
Rất nhiều nhà đầu tư mong còn được “tham” trong bối cảnh thị trường này khi hàng loạt cổ phiếu giảm giá rất mạnh. Đơn giản vì họ đang có tỉ trọng tiền mặt thấp. Tuy nhiên với những nhà đầu tư ôm nhiều tiền mặt, khả năng kiềm chế lòng tham cũng có thể đem lại nhiều cơ hội hơn đồng thời giảm bớt rủi ro.
Thực tế thị trường đã chứng minh nhà đầu tư thua lỗ khi bắt đáy cũng lớn như dò đỉnh. Đơn giản vì nhìn cổ phiếu giảm giá vài chục phần trăm sau khi đạt đỉnh, người cầm tiền dễ bị cảm giác “rẻ” đánh lừa. Chẳng hạn một cổ phiếu sau khi đạt đỉnh 50.000 đồng/cổ phiếu giảm về mức 20.000 đồng/cổ phiếu có thể là rất rẻ về con số. Tuy nhiên đó chỉ là “rẻ” khi so với mức giá đỉnh chứ chưa hẳn rẻ so với tiềm năng thực của doanh nghiệp.
Mặt khác mức kỳ vọng trong từng trạng thái của thị trường khiến việc đánh giá đắt rẻ hoàn toàn mang tính tương đối. Đã có lúc cổ phiếu giá 50.000 đồng số đông cầm tiền vẫn sẵn sàng mua, nhưng cũng cổ phiếu đó giá chỉ 15.000 đồng – 20.000 đồng lại không ai muốn nhận. Tâm lý muốn mua được chuẩn tại đáy và kỳ vọng về khả năng phục hồi tương đương với độ cao của con sóng tăng cũ khiến đa số nhà đầu tư lao vào bắt “dao” rơi.
Thoát ra đúng lúc trong một xu hướng tăng giá không khó bằng việc giữ tiền trong một xu hướng giảm.
Giữ tiền mặt hay bình quân giá?
Giữ tiền mặt trong một thị trường giá xuống không phải là một chiến thuật tồi vì khi cổ phiếu đang giảm giá, giá trị của lượng tiền mặt thực tế đang tăng lên nếu quy đổi ra cổ phiếu.
Cảm giác thôi thúc của nhu cầu giải ngân khi giá giảm, dù là với những cổ phiếu thực sự tốt, cũng mạnh không kém nhu cầu giao dịch liên tục hàng ngày khi nhà đầu tư có nhiều tiền trong tài khoản.
Bình quân giá đôi khi không khác mấy chiến thuật dò đáy nhưng thực tế mức độ chủ động lại hoàn toàn đối lập. Việc dò đáy trong một thị trường giá xuống rủi ro cao hơn nhiều vì không ai có thể đoán chính xác được đáy của thị trường. Giá càng giảm mua càng mạnh cũng có thể chấp nhận được nếu trong tay có nguồn lực khổng lồ vì thị trường hiếm khi chiều lòng người. Mức độ sụt giảm của cổ phiếu thường lớn hơn nhiều khả năng duy trì thanh khoản của nhà đầu tư.
Bình quân giá giảm chỉ thành công khi nhà đầu tư đủ khả năng xác định mức độ giảm tối đa của cổ phiếu cũng như các ngưỡng hỗ trợ đủ mạnh. Khi đó người cầm tiền giải ngân theo kế hoạch từng gói và càng mua càng mong giá giảm thêm. Bình quân giá không phải là chiến thuật tốt nếu chọn sai thời điểm.
Thời điểm cho việc “bếp núc”
Nhàn rỗi nhất lúc này có lẽ là nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt lớn vì các tín hiệu thị trường vẫn chưa xác nhận một cơ hội đột phá nào rõ ràng. Đây có lẽ là thời gian hợp lý cho việc sàng lọc các cổ phiếu có triển vọng bứt phá trong tương lai. Khá nhiều cổ phiếu hiện tại có tỉ suất cổ tức tiền mặt trên thị giá cao hơn cả lãi suất ngân hàng; doanh nghiệp có tính mùa vụ cuối năm; chỉ số tài chính cơ bản tốt, dòng tiền sinh ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính; lượng tiền mặt lớn hoặc hàng tồn kho có thể đem lại giá trị cao vào cuối năm…
Yếu tố thị trường năm nay cũng hết sức quan trọng vì thực tế dòng tiền đang khá yếu. Hoạt động phát hành thêm nhiều có khả năng cản trở những nỗ lực tăng giá đối với cổ phiếu có lượng lưu hành cao.