Chứng khoán: Nhà đầu tư có kỳ vọng quá?
Những phân tích từ kết quả cuộc điều tra trên VnEconomy về dự báo chỉ số VN-Index cuối năm nay
Kết quả cuộc điều tra trên mạng với hơn 6.000 độc giả của VnEconomy trong 3 tuần qua cho thấy, phần lớn nhà đầu tư đang rất kỳ vọng vào việc giá chứng khoán sẽ tăng và tăng khá mạnh vào cuối năm 2007, ngay cả trong lúc thị trường đang trong thời kỳ suy giảm như hiện nay.
Trên thế giới, thống kê chỉ số giá chứng khoán là một phương pháp dự báo giá. Thông thường, những cuộc điều tra thống kê để có được những dữ liệu quan trọng tính sự biến động chỉ số giá, được tổ chức khá công phu và đối tượng được phỏng vấn nhất định phải là các chuyên gia tài chính.
Còn đối với cuộc điều tra này, mẫu được chọn đã đạt hơn 6.000 phiếu bình chọn, đủ lớn về mặt dữ liệu thống kê để phản ánh. Riêng đối tượng là bạn đọc của VnEconomy - những người quan tâm đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt là mỗi máy tính chỉ được bình chọn một lần, nên có thể loại bỏ một cách tương đối việc một cá nhân có thể thao túng cuộc bình chọn này.
Với câu hỏi "Kết thúc năm 2007, theo bạn, chỉ số VN-Index sẽ ở ngưỡng nào?", theo kết quả bình chọn tính đến 16h ngày 4/4/2007, sự lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam đã thể hiện rõ nét, khi có tổng cộng 50% số người được hỏi cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt tới mức từ 1.200-1.800 điểm vào cuối năm 2007. Trong đó, ngưỡng kỳ vọng VN-Index từ 1.400 đến 1.600 điểm đạt tỷ lệ cao nhất (20%).
Tất nhiên, kỳ vọng này không phải chính xác tuyệt đối do còn phải tính đến nhiều yếu tố khác, trong đó đặc biệt là sự biến thiên của tâm lý nhà đầu tư tại các thời điểm khác nhau.
Cụ thể, trong suốt thời gian khảo sát, số người đầu tư cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt từ 1.400 điểm - 1.600 điểm liên tục dao động trong khoảng 19-21%. Điều thú vị hơn là trong suốt 3 tuần qua, tỷ lệ này lên xuống cùng chiều với đà tăng giảm của VN-Index. Khoảng dao động từ 1.200 đến 1.400 điểm chiếm tỷ trọng nhiều thứ hai với tỷ lệ từ 16,8% - 17,5%.
Những bình chọn có tỷ lệ gần như tương đương là: từ 1.600 - 1.800, dưới 1.000 điểm và trên 2.000 điểm (dao động từ 10,6-11,9%). Điều này cho thấy tâm lý quá bi quan hoặc quá phấn khích là không nhiều. Các nhà đầu tư trong nước đã ngày càng “điềm tĩnh” hơn sau nhiều phen sóng gió trên thị trường chứng khoán.
Xét về mặt tâm lý thì kết quả bình chọn cho thấy phần nào kỳ vọng của nhà đầu tư Việt Nam về sự hình thành thị trường trong tương lai. Đại bộ phận hy vọng là giá chứng khoán lên. Họ lạc quan hơn là bi quan, lạc quan ngay cả lúc thị trường đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm mạnh như những ngày cuối tháng 3.
Số đông nhà đầu tư đã tin rằng cuối năm 2007, chỉ số VN- Index sẽ rơi vào khoảng 1.400 -1.600 điểm. Kết quả này đã đặt ra câu hỏi, liệu sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư vào mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam có là quá mức hay không, khi tin tưởng chỉ số VN-Index vào cuối năm 2007 không những tăng mà còn tăng lên gấp đôi so với đầu năm (VN-Index ngày 1/1/2007 là 751,77)?
Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2007, kỳ vọng mức tăng của VN-Index phải tương đương 200%, mỗi tháng bình quân tăng khoảng 16,7%/tháng. Song trên thực tế, hiện nhiều chuyên gia chứng khoán đang có chung nhận định: diễn biến thị trường năm nay sẽ khác năm ngoái, giá chứng khoán không thể cứ tăng mãi được mà không có các đợt điều chỉnh.
Ở góc độ nào đấy, những kỳ vọng này không phải là không có cơ sở. Đó là, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng cao, yếu tố này đã và đang tác động đến thị trường chứng khoán trên cả 2 mặt cung và cầu. Việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hoá 71 tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong thời gian từ nay đến 2010, sẽ cung cấp cho thị trường chứng khoán một khối lượng hàng hoá lớn có chất lượng cao.
Tỷ lệ tiết kiệm xã hội cao cùng với làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển nhanh. Ngoài ra, những chính sách đổi mới của Việt Nam, cùng với việc gia nhập WTO và quá trình hội nhập sâu, rộng hơn sẽ tạo ra những tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Quá trình hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh khắc nghiệt, trong bối cảnh các công ty chứng khoán trong nước chưa đủ mạnh, khả năng dẫn đến bị thâu tóm, sáp nhập, giải thể.
Sự gia tăng luồng vốn kể cả luồng vốn từ ngân hàng, các tổ chức tài chính, luồng vốn đầu tư nước ngoài làm cho cung, cầu mất cân đối, tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng và khi luồng vốn đổi chiều có thể tác động mạnh đến hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Chỉ số VN-Index được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của các cổ phiếu được giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, qua đó thấy được xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Với quy mô và điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhiều người nói vui rằng chỉ số VN-Index mới đang phản ánh tâm lý đầu tư “phập phù” của đa phần các nhà đầu tư. Sự phập phù đó thể hiện ở tâm lý và hành động đầu tư luôn theo cảm tính, dao động theo kiểu “sớm nắng chiều mưa”.
Đây rõ ràng là kết quả của một thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu phát triển, giai đoạn mà việc đầu tư theo cảm tính vẫn thành công hơn phân tích kỹ thuật.
Trên thế giới, thống kê chỉ số giá chứng khoán là một phương pháp dự báo giá. Thông thường, những cuộc điều tra thống kê để có được những dữ liệu quan trọng tính sự biến động chỉ số giá, được tổ chức khá công phu và đối tượng được phỏng vấn nhất định phải là các chuyên gia tài chính.
Còn đối với cuộc điều tra này, mẫu được chọn đã đạt hơn 6.000 phiếu bình chọn, đủ lớn về mặt dữ liệu thống kê để phản ánh. Riêng đối tượng là bạn đọc của VnEconomy - những người quan tâm đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt là mỗi máy tính chỉ được bình chọn một lần, nên có thể loại bỏ một cách tương đối việc một cá nhân có thể thao túng cuộc bình chọn này.
Với câu hỏi "Kết thúc năm 2007, theo bạn, chỉ số VN-Index sẽ ở ngưỡng nào?", theo kết quả bình chọn tính đến 16h ngày 4/4/2007, sự lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam đã thể hiện rõ nét, khi có tổng cộng 50% số người được hỏi cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt tới mức từ 1.200-1.800 điểm vào cuối năm 2007. Trong đó, ngưỡng kỳ vọng VN-Index từ 1.400 đến 1.600 điểm đạt tỷ lệ cao nhất (20%).
Tất nhiên, kỳ vọng này không phải chính xác tuyệt đối do còn phải tính đến nhiều yếu tố khác, trong đó đặc biệt là sự biến thiên của tâm lý nhà đầu tư tại các thời điểm khác nhau.
Cụ thể, trong suốt thời gian khảo sát, số người đầu tư cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt từ 1.400 điểm - 1.600 điểm liên tục dao động trong khoảng 19-21%. Điều thú vị hơn là trong suốt 3 tuần qua, tỷ lệ này lên xuống cùng chiều với đà tăng giảm của VN-Index. Khoảng dao động từ 1.200 đến 1.400 điểm chiếm tỷ trọng nhiều thứ hai với tỷ lệ từ 16,8% - 17,5%.
Những bình chọn có tỷ lệ gần như tương đương là: từ 1.600 - 1.800, dưới 1.000 điểm và trên 2.000 điểm (dao động từ 10,6-11,9%). Điều này cho thấy tâm lý quá bi quan hoặc quá phấn khích là không nhiều. Các nhà đầu tư trong nước đã ngày càng “điềm tĩnh” hơn sau nhiều phen sóng gió trên thị trường chứng khoán.
Xét về mặt tâm lý thì kết quả bình chọn cho thấy phần nào kỳ vọng của nhà đầu tư Việt Nam về sự hình thành thị trường trong tương lai. Đại bộ phận hy vọng là giá chứng khoán lên. Họ lạc quan hơn là bi quan, lạc quan ngay cả lúc thị trường đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm mạnh như những ngày cuối tháng 3.
Số đông nhà đầu tư đã tin rằng cuối năm 2007, chỉ số VN- Index sẽ rơi vào khoảng 1.400 -1.600 điểm. Kết quả này đã đặt ra câu hỏi, liệu sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư vào mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam có là quá mức hay không, khi tin tưởng chỉ số VN-Index vào cuối năm 2007 không những tăng mà còn tăng lên gấp đôi so với đầu năm (VN-Index ngày 1/1/2007 là 751,77)?
Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2007, kỳ vọng mức tăng của VN-Index phải tương đương 200%, mỗi tháng bình quân tăng khoảng 16,7%/tháng. Song trên thực tế, hiện nhiều chuyên gia chứng khoán đang có chung nhận định: diễn biến thị trường năm nay sẽ khác năm ngoái, giá chứng khoán không thể cứ tăng mãi được mà không có các đợt điều chỉnh.
Ở góc độ nào đấy, những kỳ vọng này không phải là không có cơ sở. Đó là, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng cao, yếu tố này đã và đang tác động đến thị trường chứng khoán trên cả 2 mặt cung và cầu. Việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hoá 71 tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong thời gian từ nay đến 2010, sẽ cung cấp cho thị trường chứng khoán một khối lượng hàng hoá lớn có chất lượng cao.
Tỷ lệ tiết kiệm xã hội cao cùng với làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển nhanh. Ngoài ra, những chính sách đổi mới của Việt Nam, cùng với việc gia nhập WTO và quá trình hội nhập sâu, rộng hơn sẽ tạo ra những tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Quá trình hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh khắc nghiệt, trong bối cảnh các công ty chứng khoán trong nước chưa đủ mạnh, khả năng dẫn đến bị thâu tóm, sáp nhập, giải thể.
Sự gia tăng luồng vốn kể cả luồng vốn từ ngân hàng, các tổ chức tài chính, luồng vốn đầu tư nước ngoài làm cho cung, cầu mất cân đối, tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng và khi luồng vốn đổi chiều có thể tác động mạnh đến hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Chỉ số VN-Index được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của các cổ phiếu được giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, qua đó thấy được xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Với quy mô và điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhiều người nói vui rằng chỉ số VN-Index mới đang phản ánh tâm lý đầu tư “phập phù” của đa phần các nhà đầu tư. Sự phập phù đó thể hiện ở tâm lý và hành động đầu tư luôn theo cảm tính, dao động theo kiểu “sớm nắng chiều mưa”.
Đây rõ ràng là kết quả của một thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu phát triển, giai đoạn mà việc đầu tư theo cảm tính vẫn thành công hơn phân tích kỹ thuật.