Chứng khoán: Nước ngoài tăng bán, trong nước tăng mua
Vượt mốc 900 điểm trong phiên cuối tuần, đã bắt đầu lan truyền niềm hi vọng chỉ số VN-Index cán đích 1.000 điểm trước Tết Âm lịch
Vượt mốc 900 điểm trong phiên cuối tuần, đã bắt đầu lan truyền niềm hi vọng chỉ số VN-Index cán đích 1.000 điểm trước Tết Âm lịch.
Sự gia tăng mạnh mẽ của bên mua có thể xem là diễn biến đáng chú ý nhất những ngày qua trên thị trường chứng khoán. Chênh lệch cung cầu quá căng thẳng tiếp tục đẩy thị trường tăng mạnh.
Cổ phiếu hàng đầu đắt khách
Tuần giao dịch cực kỳ sôi động đã kết thúc với kỷ lục mới của VN-Index và hai phiên giá trị chuyển nhượng cổ phiếu đạt trên 1.000 tỉ đồng. Căn cứ vào chỉ số giá trung bình, thị trường đã tăng trên 12%, tương đương 98,28 điểm.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng trưởng chóng mặt này là sự gia tăng đột biến của sức cầu, trong khi lượng cung được duy trì khá ổn định. Đặc biệt trong phiên cuối cùng ngày 12/1, tổng lượng chứng khoán chào mua (không tính trái phiếu) đã vọt lên con số trên 18,3 triệu, tăng xấp xỉ 25% so với phiên trước đó.
Lượng cung, trái lại, chỉ đạt 11,78 triệu, tăng nhẹ 2,8%. Thống kê giao dịch cho thấy lượng chào bán đã được kìm giữ ổn định quanh mức 11 triệu chứng khoán trong suốt 4 phiên cuối tuần.
So với tuần từ 2/1 đến 5/1, lượng cầu trung bình của thị trường tuần qua đã ở một mặt bằng cao hơn nhiều. Tuy nhiên, lượng cầu gia tăng chủ yếu xuất phát từ khối nhà đầu tư trong nước.
Thống kê cho thấy lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chuyển nhượng trong tuần đạt trung bình mỗi phiên khoảng 7,65 triệu chứng khoán, trong đó mức mua vào trung bình của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 2,56 triệu chứng khoán, tương ứng 33,5%. Có thể thấy tốc độ gia tăng khối lượng mua của khối này rất thấp, trong khi sức cầu toàn thị trường nói chung có bước tăng đáng kể.
Xét về giá trị, các quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giao dịch thị trường. Trong số 895,5 tỷ đồng giao dịch cổ phiếu trung bình/phiên, khối này đóng góp tới 44,3%, tương đương 396,3 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do các giao dịch mua đều tập trung vào nhóm cổ phiếu hàng đầu có thị giá rất cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chỉ số chứng khoán có bước tăng rất mạnh trong thời gian qua. Việc tác động vào nhóm cổ phiếu lớn đã dễ dàng đấy VN-Index lên, dù sự phân hóa của thị trường ngày càng rõ.
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh thu lợi
Một điểm đáng lưu ý trong những ngày qua là giao dịch bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh lên đáng kể.
Thống kê cho thấy giá trị bán qua khớp lệnh của nhóm này tăng đáng kể trong hai phiên cuối tuần, đạt tương ứng 115,9 tỷ đồng và 148,6 tỷ đồng. Đây là các giao dịch bán lớn chưa từng có trong một phiên. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận giá trị chuyển nhượng còn cao hơn. Các mã được bán đi cũng là các blue-chips như VNM, GMD, FPT, SAM, VSH...
Việc gia tăng giá trị bán chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh thu lợi. So sánh tương quan giữa giá trị mua và bán của khối này, khoản mua vào vẫn mạnh hơn do sự tham gia của các nguồn tiền mới.
Hoạt động mạnh mẽ của khối nước ngoài càng khiến thị trường bị kích thích, với biểu hiện rõ ràng nhất là sự gia tăng đáng kể sức cầu từ nhà đầu tư trong nước. Sự giải ngân mạnh đi kèm với hoạt động đầu cơ ngắn hạn khiến nhà đầu tư trong nước càng khó suy đoán về khả năng điều chỉnh của thị trường.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, mức P/E trung bình của thị trường chứng khoán đã lên tới con số 40, cao nhất trong các thị trường trong khu vực. Mặc dù P/E chỉ là số liệu phản ánh quá khứ nhưng kể cả chỉ số P/E tương lai cũng có thể tính toán được dựa trên sự ước đoán về lợi nhuận năm 2006 của các doanh nghiệp niêm yết.
Dự kiến sau khi có kết quả kinh doanh chính thức, P/E trung bình có thể giảm xuống mức 35 lần, nhưng đây vẫn là con số khá cao. Khả năng thị trường điều chỉnh sẽ xảy ra khi mức P/E thực của cả năm 2006 được công bố.
Việc gia tăng sức cầu từ khối nhà đầu tư trong nước chứng tỏ một lượng không nhỏ nhà đầu tư đang bị cuốn theo lợi nhuận và tham gia hoạt động đầu cơ, kể cả nhà đầu tư có ý định nắm giữ dài hạn vì mức độ sinh lời lớn đến mức khó cưỡng.
Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh như hiện tại, việc xem xét các chỉ số tài chính không mấy quan trọng và P/E cao phản ánh kỳ vọng tăng giá cổ phiếu trong tương lai, chứ không hẳn từ kỳ vọng sinh lời của doanh nghiệp, vì xem xét P/E thường chỉ phù hợp với hoạt động đầu tư dài hạn.
Sự gia tăng mạnh mẽ của bên mua có thể xem là diễn biến đáng chú ý nhất những ngày qua trên thị trường chứng khoán. Chênh lệch cung cầu quá căng thẳng tiếp tục đẩy thị trường tăng mạnh.
Cổ phiếu hàng đầu đắt khách
Tuần giao dịch cực kỳ sôi động đã kết thúc với kỷ lục mới của VN-Index và hai phiên giá trị chuyển nhượng cổ phiếu đạt trên 1.000 tỉ đồng. Căn cứ vào chỉ số giá trung bình, thị trường đã tăng trên 12%, tương đương 98,28 điểm.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng trưởng chóng mặt này là sự gia tăng đột biến của sức cầu, trong khi lượng cung được duy trì khá ổn định. Đặc biệt trong phiên cuối cùng ngày 12/1, tổng lượng chứng khoán chào mua (không tính trái phiếu) đã vọt lên con số trên 18,3 triệu, tăng xấp xỉ 25% so với phiên trước đó.
Lượng cung, trái lại, chỉ đạt 11,78 triệu, tăng nhẹ 2,8%. Thống kê giao dịch cho thấy lượng chào bán đã được kìm giữ ổn định quanh mức 11 triệu chứng khoán trong suốt 4 phiên cuối tuần.
So với tuần từ 2/1 đến 5/1, lượng cầu trung bình của thị trường tuần qua đã ở một mặt bằng cao hơn nhiều. Tuy nhiên, lượng cầu gia tăng chủ yếu xuất phát từ khối nhà đầu tư trong nước.
Thống kê cho thấy lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chuyển nhượng trong tuần đạt trung bình mỗi phiên khoảng 7,65 triệu chứng khoán, trong đó mức mua vào trung bình của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 2,56 triệu chứng khoán, tương ứng 33,5%. Có thể thấy tốc độ gia tăng khối lượng mua của khối này rất thấp, trong khi sức cầu toàn thị trường nói chung có bước tăng đáng kể.
Xét về giá trị, các quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giao dịch thị trường. Trong số 895,5 tỷ đồng giao dịch cổ phiếu trung bình/phiên, khối này đóng góp tới 44,3%, tương đương 396,3 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do các giao dịch mua đều tập trung vào nhóm cổ phiếu hàng đầu có thị giá rất cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chỉ số chứng khoán có bước tăng rất mạnh trong thời gian qua. Việc tác động vào nhóm cổ phiếu lớn đã dễ dàng đấy VN-Index lên, dù sự phân hóa của thị trường ngày càng rõ.
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh thu lợi
Một điểm đáng lưu ý trong những ngày qua là giao dịch bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh lên đáng kể.
Thống kê cho thấy giá trị bán qua khớp lệnh của nhóm này tăng đáng kể trong hai phiên cuối tuần, đạt tương ứng 115,9 tỷ đồng và 148,6 tỷ đồng. Đây là các giao dịch bán lớn chưa từng có trong một phiên. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận giá trị chuyển nhượng còn cao hơn. Các mã được bán đi cũng là các blue-chips như VNM, GMD, FPT, SAM, VSH...
Việc gia tăng giá trị bán chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh thu lợi. So sánh tương quan giữa giá trị mua và bán của khối này, khoản mua vào vẫn mạnh hơn do sự tham gia của các nguồn tiền mới.
Hoạt động mạnh mẽ của khối nước ngoài càng khiến thị trường bị kích thích, với biểu hiện rõ ràng nhất là sự gia tăng đáng kể sức cầu từ nhà đầu tư trong nước. Sự giải ngân mạnh đi kèm với hoạt động đầu cơ ngắn hạn khiến nhà đầu tư trong nước càng khó suy đoán về khả năng điều chỉnh của thị trường.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, mức P/E trung bình của thị trường chứng khoán đã lên tới con số 40, cao nhất trong các thị trường trong khu vực. Mặc dù P/E chỉ là số liệu phản ánh quá khứ nhưng kể cả chỉ số P/E tương lai cũng có thể tính toán được dựa trên sự ước đoán về lợi nhuận năm 2006 của các doanh nghiệp niêm yết.
Dự kiến sau khi có kết quả kinh doanh chính thức, P/E trung bình có thể giảm xuống mức 35 lần, nhưng đây vẫn là con số khá cao. Khả năng thị trường điều chỉnh sẽ xảy ra khi mức P/E thực của cả năm 2006 được công bố.
Việc gia tăng sức cầu từ khối nhà đầu tư trong nước chứng tỏ một lượng không nhỏ nhà đầu tư đang bị cuốn theo lợi nhuận và tham gia hoạt động đầu cơ, kể cả nhà đầu tư có ý định nắm giữ dài hạn vì mức độ sinh lời lớn đến mức khó cưỡng.
Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh như hiện tại, việc xem xét các chỉ số tài chính không mấy quan trọng và P/E cao phản ánh kỳ vọng tăng giá cổ phiếu trong tương lai, chứ không hẳn từ kỳ vọng sinh lời của doanh nghiệp, vì xem xét P/E thường chỉ phù hợp với hoạt động đầu tư dài hạn.