Chứng khoán Phố Wall đảo chiều ngoạn mục
Ngày 18/11, giới đầu tư bất ngờ tăng mạnh mua vào trong hai giờ giao dịch cuối ngày, đẩy thị trường lên điểm
Ngày 18/11, giới đầu tư bất ngờ tăng mạnh mua vào trong hai giờ giao dịch cuối ngày, đẩy thị trường chứng khoán Mỹ lên điểm.
Chỉ số Dow Jones bứt phá mạnh
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 18/11 đã giảm 56 cent/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 54,39 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 29/1/2007.
Ngày 18/11, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đã hạ 2,8% trong tháng Mười, đây là mức giảm lớn nếu so với sự trượt giảm 0,4% trong tháng Chín và 0,9% trong tháng Tám.
Như vậy, PPI ở Mỹ “chỉ” tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá dầu đã giảm 22% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi đó PPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và lương thực – thực phẩm) tăng 4,4% trong 12 tháng qua.
Cùng ngày, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ vừa cho biết, trong quý 3/2008, giá nhà đất đã giảm ở 80% trong số 152 thành phố lớn ở nước này, trong đó trung bình mỗi ngôi nhà, căn hộ ở Mỹ đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất máy tính hàng đầu thế giới - Hewlett-Packard (HP) công bố doanh thu trong quý 4/2008 đạt 33,6 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 1,03 tỷ USD, tương đương 80 cent/cổ phiếu - kết quả này đã vượt mong đợi của giới phân tích.
HP dự báo lợi nhuận sau thuế của hãng có thể sẽ đạt 3,38 USD đến 3,53 USD/cổ phiếu trong năm 2009. Cổ phiếu của HP phiên này đã tăng tới 14,49%, lên 33,59 USD/cổ phiếu.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến khối công nghệ, theo thông báo của Tập đoàn Yahoo phát đi ngày 18/11, Giám đốc điều hành tập đoàn này - Jerry Yang sẽ không từ chức ngay lập tức mà sẽ tiếp tục đảm nhiệm việc điều hành cho tới khi tập đoàn tìm được người thay thế.
Lý do khiến Jerry Yang phải từ nhiệm là do ông đã thất bại trong việc đàm phán sáp nhập với Tập đoàn Microsoft cũng như việc dàn xếp một thỏa thuận quảng cáo trực tuyến với hãng Google.
Cổ phiếu của Yahoo đã tăng 8,65%, lên 11,55 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 16,01 tỷ USD, thấp hơn 31,49 tỷ USD, tương đương -66,3% so với giá chào mua của Tập đoàn Microsoft (47,5 tỷ USD) cách đây mấy tháng.
Trong khi đó, ba tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ là General Motors, Ford và Chrysler đang chạy đua với thời gian để vận động hành lang nhằm nhận được hỗ trợ 25 tỷ USD để ứng cứu với đà suy giảm nghiêm trọng của mình.
Khoản vay này có thể sớm được thông qua khi mà đảng Dân chủ vốn quyết tâm giải cứu ngành công nghiệp ôtô Mỹ trong khi thời hạn nắm quyền điều hành Chính phủ của chính quyền Tổng thống Bush chỉ còn vài tháng.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau khi mất điểm nhiều ngày trước đó với thông tin hỗ trợ là kết quả kinh doanh khả quan của hãng HP.
Khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đã đồng loạt tăng điểm với sắc xanh được duy trì trong 30 phút đầu. Sau đó thị trường qua đợt điều chỉnh nhẹ rồi tiếp tục tăng điểm.
Tuy nhiên, đến 11 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số đều bắt đầu tụt dốc, xu hướng giảm điểm mạnh này được duy trì đến 14 giờ chiều. Đáng chú ý hơn cả là lượng cung tăng đột biến, sức cầu yếu thế, riêng chỉ số S&P 500 tụt khỏi mốc 848,92 điểm - được thiết lập vào hồi tháng 10/2008 và tiếp tục tiến gần đến điểm hỗ trợ được thiếp lập năm 2003 – 818,69 điểm.
Tuy nhiên, càng đến gần điểm hỗ trợ này, thì đà giảm càng chậm dần, sức cầu bắt đầu tăng mạnh. Nhận thấy 818,69 điểm là ngưỡng hỗ trợ vững chắc, giới đầu tư đã tăng mạnh mua vào, đẩy chỉ số S&P 500 tăng vọt trở lại.
Đà tăng của chỉ số S&P 500 đã thúc đẩy hai chỉ số chính còn lại cũng có sự bứt phá mạnh, kéo thị trường cùng tăng điểm so với phiên giao dịch đầu tuần.
Chỉ số Dow Jones đã bứt phá mạnh nhờ đà tăng của nhiều cổ phiếu khối công nghệ, hàng tiêu dùng, năng lượng... trong đó cổ phiếu HP tăng 14,49%, cổ phiếu Intel lên 3,36%, cổ phiếu P&G tiến thêm 2,78%, cổ phiếu Exxon Mobil tăng 4,02%...
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 151,17 điểm, tương đương 1,83%, đóng cửa ở mức 8.424,75.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,22 điểm, tương đương 0,08%, chốt ở mức 1.483,27.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 8,37 điểm, tương đương 0,98%, đóng cửa ở mức 859,12.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 mã lên điểm thì có 6 mã giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại
Ngày 18/11, Cơ quan thống kê Anh thông báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã giảm từ 5,2% trong tháng Chín xuống 4,5% trong tháng Mười so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, CPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng, lương thực-thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá) trong tháng Mười đã giảm xuống 1,9% từ 2,2% trong tháng Chín.
Trong tháng Chín và tháng Mười, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã hai lần cắt giảm lãi suất và đưa mặt bằng lãi suất cơ bản ở nước này từ 5%/năm xuống 3%/năm.
Chứng khoán châu Âu đã khởi sắc trởi lại nhờ đà tăng điểm của cổ phiếu khối năng lượng và ảnh hưởng tích cực từ kết quả kinh doanh của Tập đoàn HP ở Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 76,39 điểm, tương đương 1,85%, đóng cửa ở mức 4.208,55, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,49%, khối lượng giao dịch đạt 34,3 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,11%, khối lượng giao dịch đạt 174 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm sâu
Những lo ngại về bức tranh tối của kinh tế toàn cầu - đặc biệt là thông tin Citigroup thông báo sẽ cắt giảm khoảng 53.000 việc làm; HSBC sẽ cắt giảm thêm 500 việc làm tại khu vực châu Á, tiếp tục tác động xấu tới tâm lý giới đầu tư ở thị trường chứng khoán châu Á.
Thị trường chứng khoán khu vực đã đồng loạt giảm điểm phiên buổi sáng với biên độ không đáng kể, tuy nhiên đà giảm gia tăng vào phiên buổi chiều.
Kết thúc ngày giao dịch, tất cả các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực đều đồng loạt giảm điểm, trong đó thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đều giảm với biên độ lớn.
Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Kaoru Yosano cho biết nền kinh tế nước này sẽ chưa thể tăng trưởng trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật thừa nhận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức bị suy thoái.
Các quỹ hưu trí và giới đầu cơ - chuyên săn lùng cổ phiếu đã giảm sâu để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phụ hồi kỹ thuật, đã thất bại khi tăng mua mạnh để đảo ngược xu hướng giảm điểm của chỉ số Nikkei 225.
Tâm lý bi quan về sức khỏe nền kinh tế Nhật và thế giới đã khiến giới đầu tư tăng mạnh bán ra. Cả ngày giao dịch, khối lượng bán áp đảo bên mua khiến chỉ số Nikkei 225 không có cơ hội “xanh”, dù chỉ một lần.
Khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm sau thông tin cắt giảm việc làm của Citigroup, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 6,7%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 4,3%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 3,7%...
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn cũng đồng loạt mất điểm: cổ phiếu Sony giảm 4,1%, cổ phiếu Canon mất 4,1%, cổ phiếu Panasonic trượt 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 194,17 điểm, tương đương -2,28%, chốt ở mức 8.328,41. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,95 tỷ cổ phiếu, thị trường có 846 cổ phiếu mất điểm và 745 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,03%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 3,91%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 2,78%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 5,05%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này đã bị hứng chịu một đợt bán tháo cổ phiếu - đặc biệt là phiên giao dịch buổi chiều. Các cổ phiếu khối khai mỏ, bất động sản, ngân hàng đều là tâm điểm khi nhiều cổ phiếu đã giảm hết biên độ cho phép – 10%.
Cổ phiếu của hãng sản xuất kim loại lớn thứ hai Trung Quốc - Jiangxi Copper đã giảm 10%, cổ phiếu tập đoàn Zijin Mining Group mất 9,9%; cổ phiếu Vanke hạ 6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 128,05 điểm, tương đương -6,311%, chốt ở mức 1.902,43.
Chỉ số Dow Jones bứt phá mạnh
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 18/11 đã giảm 56 cent/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 54,39 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 29/1/2007.
Ngày 18/11, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đã hạ 2,8% trong tháng Mười, đây là mức giảm lớn nếu so với sự trượt giảm 0,4% trong tháng Chín và 0,9% trong tháng Tám.
Như vậy, PPI ở Mỹ “chỉ” tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá dầu đã giảm 22% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi đó PPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và lương thực – thực phẩm) tăng 4,4% trong 12 tháng qua.
Cùng ngày, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ vừa cho biết, trong quý 3/2008, giá nhà đất đã giảm ở 80% trong số 152 thành phố lớn ở nước này, trong đó trung bình mỗi ngôi nhà, căn hộ ở Mỹ đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất máy tính hàng đầu thế giới - Hewlett-Packard (HP) công bố doanh thu trong quý 4/2008 đạt 33,6 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 1,03 tỷ USD, tương đương 80 cent/cổ phiếu - kết quả này đã vượt mong đợi của giới phân tích.
HP dự báo lợi nhuận sau thuế của hãng có thể sẽ đạt 3,38 USD đến 3,53 USD/cổ phiếu trong năm 2009. Cổ phiếu của HP phiên này đã tăng tới 14,49%, lên 33,59 USD/cổ phiếu.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến khối công nghệ, theo thông báo của Tập đoàn Yahoo phát đi ngày 18/11, Giám đốc điều hành tập đoàn này - Jerry Yang sẽ không từ chức ngay lập tức mà sẽ tiếp tục đảm nhiệm việc điều hành cho tới khi tập đoàn tìm được người thay thế.
Lý do khiến Jerry Yang phải từ nhiệm là do ông đã thất bại trong việc đàm phán sáp nhập với Tập đoàn Microsoft cũng như việc dàn xếp một thỏa thuận quảng cáo trực tuyến với hãng Google.
Cổ phiếu của Yahoo đã tăng 8,65%, lên 11,55 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 16,01 tỷ USD, thấp hơn 31,49 tỷ USD, tương đương -66,3% so với giá chào mua của Tập đoàn Microsoft (47,5 tỷ USD) cách đây mấy tháng.
Trong khi đó, ba tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ là General Motors, Ford và Chrysler đang chạy đua với thời gian để vận động hành lang nhằm nhận được hỗ trợ 25 tỷ USD để ứng cứu với đà suy giảm nghiêm trọng của mình.
Khoản vay này có thể sớm được thông qua khi mà đảng Dân chủ vốn quyết tâm giải cứu ngành công nghiệp ôtô Mỹ trong khi thời hạn nắm quyền điều hành Chính phủ của chính quyền Tổng thống Bush chỉ còn vài tháng.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau khi mất điểm nhiều ngày trước đó với thông tin hỗ trợ là kết quả kinh doanh khả quan của hãng HP.
Khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đã đồng loạt tăng điểm với sắc xanh được duy trì trong 30 phút đầu. Sau đó thị trường qua đợt điều chỉnh nhẹ rồi tiếp tục tăng điểm.
Tuy nhiên, đến 11 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số đều bắt đầu tụt dốc, xu hướng giảm điểm mạnh này được duy trì đến 14 giờ chiều. Đáng chú ý hơn cả là lượng cung tăng đột biến, sức cầu yếu thế, riêng chỉ số S&P 500 tụt khỏi mốc 848,92 điểm - được thiết lập vào hồi tháng 10/2008 và tiếp tục tiến gần đến điểm hỗ trợ được thiếp lập năm 2003 – 818,69 điểm.
Tuy nhiên, càng đến gần điểm hỗ trợ này, thì đà giảm càng chậm dần, sức cầu bắt đầu tăng mạnh. Nhận thấy 818,69 điểm là ngưỡng hỗ trợ vững chắc, giới đầu tư đã tăng mạnh mua vào, đẩy chỉ số S&P 500 tăng vọt trở lại.
Đà tăng của chỉ số S&P 500 đã thúc đẩy hai chỉ số chính còn lại cũng có sự bứt phá mạnh, kéo thị trường cùng tăng điểm so với phiên giao dịch đầu tuần.
Chỉ số Dow Jones đã bứt phá mạnh nhờ đà tăng của nhiều cổ phiếu khối công nghệ, hàng tiêu dùng, năng lượng... trong đó cổ phiếu HP tăng 14,49%, cổ phiếu Intel lên 3,36%, cổ phiếu P&G tiến thêm 2,78%, cổ phiếu Exxon Mobil tăng 4,02%...
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 151,17 điểm, tương đương 1,83%, đóng cửa ở mức 8.424,75.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,22 điểm, tương đương 0,08%, chốt ở mức 1.483,27.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 8,37 điểm, tương đương 0,98%, đóng cửa ở mức 859,12.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 mã lên điểm thì có 6 mã giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại
Ngày 18/11, Cơ quan thống kê Anh thông báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã giảm từ 5,2% trong tháng Chín xuống 4,5% trong tháng Mười so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, CPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng, lương thực-thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá) trong tháng Mười đã giảm xuống 1,9% từ 2,2% trong tháng Chín.
Trong tháng Chín và tháng Mười, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã hai lần cắt giảm lãi suất và đưa mặt bằng lãi suất cơ bản ở nước này từ 5%/năm xuống 3%/năm.
Chứng khoán châu Âu đã khởi sắc trởi lại nhờ đà tăng điểm của cổ phiếu khối năng lượng và ảnh hưởng tích cực từ kết quả kinh doanh của Tập đoàn HP ở Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 76,39 điểm, tương đương 1,85%, đóng cửa ở mức 4.208,55, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,49%, khối lượng giao dịch đạt 34,3 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,11%, khối lượng giao dịch đạt 174 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm sâu
Những lo ngại về bức tranh tối của kinh tế toàn cầu - đặc biệt là thông tin Citigroup thông báo sẽ cắt giảm khoảng 53.000 việc làm; HSBC sẽ cắt giảm thêm 500 việc làm tại khu vực châu Á, tiếp tục tác động xấu tới tâm lý giới đầu tư ở thị trường chứng khoán châu Á.
Thị trường chứng khoán khu vực đã đồng loạt giảm điểm phiên buổi sáng với biên độ không đáng kể, tuy nhiên đà giảm gia tăng vào phiên buổi chiều.
Kết thúc ngày giao dịch, tất cả các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực đều đồng loạt giảm điểm, trong đó thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đều giảm với biên độ lớn.
Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Kaoru Yosano cho biết nền kinh tế nước này sẽ chưa thể tăng trưởng trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật thừa nhận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức bị suy thoái.
Các quỹ hưu trí và giới đầu cơ - chuyên săn lùng cổ phiếu đã giảm sâu để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phụ hồi kỹ thuật, đã thất bại khi tăng mua mạnh để đảo ngược xu hướng giảm điểm của chỉ số Nikkei 225.
Tâm lý bi quan về sức khỏe nền kinh tế Nhật và thế giới đã khiến giới đầu tư tăng mạnh bán ra. Cả ngày giao dịch, khối lượng bán áp đảo bên mua khiến chỉ số Nikkei 225 không có cơ hội “xanh”, dù chỉ một lần.
Khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm sau thông tin cắt giảm việc làm của Citigroup, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 6,7%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 4,3%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 3,7%...
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn cũng đồng loạt mất điểm: cổ phiếu Sony giảm 4,1%, cổ phiếu Canon mất 4,1%, cổ phiếu Panasonic trượt 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 194,17 điểm, tương đương -2,28%, chốt ở mức 8.328,41. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,95 tỷ cổ phiếu, thị trường có 846 cổ phiếu mất điểm và 745 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,03%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 3,91%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 2,78%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 5,05%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này đã bị hứng chịu một đợt bán tháo cổ phiếu - đặc biệt là phiên giao dịch buổi chiều. Các cổ phiếu khối khai mỏ, bất động sản, ngân hàng đều là tâm điểm khi nhiều cổ phiếu đã giảm hết biên độ cho phép – 10%.
Cổ phiếu của hãng sản xuất kim loại lớn thứ hai Trung Quốc - Jiangxi Copper đã giảm 10%, cổ phiếu tập đoàn Zijin Mining Group mất 9,9%; cổ phiếu Vanke hạ 6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 128,05 điểm, tương đương -6,311%, chốt ở mức 1.902,43.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.273,58 | 8.424,75 | 151,17 | 1,83 |
Nasdaq | 1.482,05 | 1.483,27 | 1,22 | 0,08 | |
S&P 500 | 850,75 | 859,12 | 8,37 | 0,98 | |
Anh | FTSE 100 | 4.132,16 | 4.208,55 | 76,39 | 1,85 |
Đức | DAX | 4.557,27 | 4.579,47 | 22,20 | 0,49 |
Pháp | CAC 40 | 3.182,03 | 3.217,40 | 35,37 | 1,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.439,80 | 4.305,18 | 134,62 | 3,03 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.522,58 | 8.328,41 | 194,17 | 2,28 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.529,53 | 12.846,40 | 683,13 | 5,05 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.078,32 | 1.036,16 | 42,16 | 3,91 |
Singapore | Straits Times | 1.751,42 | 1.700,98 | 48,69 | 2,78 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.030,48 | 1.902,43 | 128,05 | 6,31 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |