Chứng khoán Phương Đông hủy niêm yết: Cổ đông nhỏ kêu trời!
Cổ đông ORS sáng nay có một phiên chạy loạn khi có thông tin đại hội cổ đông bất thường thông qua quyết định hủy niêm yết
Cổ đông Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS) sáng nay có một phiên chạy loạn khi có thông tin đại hội cổ đông bất thường thông qua quyết định hủy niêm yết loang ra.
Sau vài phút loanh quanh giá sàn với thanh khoản còn có thể mua bán dễ dàng, ORS đột nhiên bị xả hàng ồ ạt. Chỉ khoảng 15 phút sau khi mở cửa, cổ đông muốn bán không thể chạy kịp được nữa vì cả triệu cổ phiếu được đập ra chèn giá.
Trên các diễn đàn, rất nhiều nhà đầu tư không kịp cập nhật thông tin đã tỏ ra hoang mang trước hiện tượng này. Điều rất bất ngờ là quyết định hủy niêm yết của ORS không hề có trong chương trình dự kiến và chỉ được bổ sung sau đó. Lúc bỏ phiếu biểu quyết, quyết định hủy niêm yết lại được thông qua với tỉ lệ phiếu cao.
ORS khác với nhiều doanh nghiệp tính đường “chuồn” khỏi sàn niêm yết ở chỗ kết quả kinh doanh không đến nỗi “bết” lắm. Quý 3/2011 công ty đã có lãi chút đỉnh. Không mấy nhà đầu tư lẫn cổ đông lại lường trước tình huống ORS sẽ hủy niêm yết. Cổ phiếu chứng khoán nói chung và ORS nói riêng thường hấp dẫn dòng vốn đầu cơ, do đó, việc có khả năng hủy niêm yết là rủi ro cực lớn vì khi đó thanh khoản sẽ rất khó khăn. Không có gì lạ khi nhà đầu tư chạy loạn trước thông tin này.
Làn sóng hủy niêm yết tự nguyện rộ lên mấy tháng gần đây nhưng đa phần là do doanh nghiệp làm ăn khó khăn, kết quả kinh doanh lỗ. Xu hướng này diễn ra đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán khó khăn khiến tình cảnh chung càng thêm bê bết.
Một trong những lý do nữa có thể thúc đẩy quyết định hủy niêm yết tự nguyện là thị giá cổ phiếu rơi xuống quá thấp, khiến nguy cơ bị thôn tính trở nên rất cao. Điểm chung của những doanh nghiệp muốn rời sàn là thị giá đều dưới mệnh giá, thậm chí có mã chỉ vài ngàn đồng. ORS tính đến hôm nay đang được giao dịch ở mức 2.700 đồng/cổ phiếu. Rất có thể nhóm cổ đông lớn trong công ty quyết định gây áp lực hủy niêm yết để tự vệ.
Tuy nhiên rủi ro cho cổ đông nhỏ khi doanh nghiệp hủy niêm yết lại rất lớn. Khả năng mất thanh khoản gần như chắc chắn vì để tranh bị thâu tóm thì cơ bản là phải tìm cách đóng băng giao dịch. Cổ phiếu không thể chuyển nhượng được thì tỉ lệ sở hữu không thay đổi. Hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc doanh nghiệp đang lưu ký mà chưa có sàn giao dịch sẽ chuyển nhượng cổ phiếu ra sao.
Xung đột quyền lợi lúc này thì phần thiệt luôn thuộc về cổ đông nhỏ vì tiếng nói không có trọng lượng. Ngay với trường hợp của ORS, kế hoạch lấy ý kiến hủy niêm yết không có trong lịch trình đại hội mà vẫn được thông qua. Thậm chí, nếu muốn, cổ đông lớn vẫn có thể tự mình thông qua quyết định này vì có tỉ lệ biểu quyết chi phối.
Việc hủy niêm yết tự nguyện theo quy định hiện hành khá đơn giản. Nghị định 14 chỉ yêu cầu có quyết định thông qua việc hủy bỏ niêm yết của đại hội cổ đông và giấy đề nghị hủy niêm yết, sau đó làm theo vài thủ tục mà Sở quy định. Có lẽ quy định hơi thoáng này ban đầu không tính đến chuyện doanh nghiệp lại chủ động “chạy” khỏi sàn, nên quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ cũng không được tính đến.
Tháng 8/2010, Nghị định 84 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14 được ban hành cũng không chú ý “vá” lỗ thủng nói trên. Cổ đông nhỏ lẻ vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cổ đông lớn trong việc “đi” hay “ở”.
Dự thảo Nghị định mới thay thế nghị định 14 được cho là “cấp tiến” hơn, nhưng tổ chức lấy ý kiễn mãi vẫn chưa được ban hành. Điều kiện hủy niêm yết tự nguyện theo dự thảo đã thêm vào điều khoản đảm bảo tiếng nói của cổ đông nhỏ. Theo đó “tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Nghị quyết đại hội cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông nhỏ (sau khi đã trừ đi phần cổ phiếu của cổ đông lớn) chấp thuận hủy bỏ niêm yết”.
Câu chuyện hủy niêm yết của ORS thực ra vẫn chưa có hồi kết, vì sàn chứng khoán không phải cứ thích ra thì ra, thích vào thì vào. Cơ quan quản lý còn có quy trình xem xét cụ thể và rất có thể ý kiến của cổ đông nhỏ sẽ được xem xét. Tuy nhiên trước khi khả năng này diễn ra, cổ đông của ORS vẫn trong tình trạng hoang mang.
Sau vài phút loanh quanh giá sàn với thanh khoản còn có thể mua bán dễ dàng, ORS đột nhiên bị xả hàng ồ ạt. Chỉ khoảng 15 phút sau khi mở cửa, cổ đông muốn bán không thể chạy kịp được nữa vì cả triệu cổ phiếu được đập ra chèn giá.
Trên các diễn đàn, rất nhiều nhà đầu tư không kịp cập nhật thông tin đã tỏ ra hoang mang trước hiện tượng này. Điều rất bất ngờ là quyết định hủy niêm yết của ORS không hề có trong chương trình dự kiến và chỉ được bổ sung sau đó. Lúc bỏ phiếu biểu quyết, quyết định hủy niêm yết lại được thông qua với tỉ lệ phiếu cao.
ORS khác với nhiều doanh nghiệp tính đường “chuồn” khỏi sàn niêm yết ở chỗ kết quả kinh doanh không đến nỗi “bết” lắm. Quý 3/2011 công ty đã có lãi chút đỉnh. Không mấy nhà đầu tư lẫn cổ đông lại lường trước tình huống ORS sẽ hủy niêm yết. Cổ phiếu chứng khoán nói chung và ORS nói riêng thường hấp dẫn dòng vốn đầu cơ, do đó, việc có khả năng hủy niêm yết là rủi ro cực lớn vì khi đó thanh khoản sẽ rất khó khăn. Không có gì lạ khi nhà đầu tư chạy loạn trước thông tin này.
Làn sóng hủy niêm yết tự nguyện rộ lên mấy tháng gần đây nhưng đa phần là do doanh nghiệp làm ăn khó khăn, kết quả kinh doanh lỗ. Xu hướng này diễn ra đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán khó khăn khiến tình cảnh chung càng thêm bê bết.
Một trong những lý do nữa có thể thúc đẩy quyết định hủy niêm yết tự nguyện là thị giá cổ phiếu rơi xuống quá thấp, khiến nguy cơ bị thôn tính trở nên rất cao. Điểm chung của những doanh nghiệp muốn rời sàn là thị giá đều dưới mệnh giá, thậm chí có mã chỉ vài ngàn đồng. ORS tính đến hôm nay đang được giao dịch ở mức 2.700 đồng/cổ phiếu. Rất có thể nhóm cổ đông lớn trong công ty quyết định gây áp lực hủy niêm yết để tự vệ.
Tuy nhiên rủi ro cho cổ đông nhỏ khi doanh nghiệp hủy niêm yết lại rất lớn. Khả năng mất thanh khoản gần như chắc chắn vì để tranh bị thâu tóm thì cơ bản là phải tìm cách đóng băng giao dịch. Cổ phiếu không thể chuyển nhượng được thì tỉ lệ sở hữu không thay đổi. Hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc doanh nghiệp đang lưu ký mà chưa có sàn giao dịch sẽ chuyển nhượng cổ phiếu ra sao.
Xung đột quyền lợi lúc này thì phần thiệt luôn thuộc về cổ đông nhỏ vì tiếng nói không có trọng lượng. Ngay với trường hợp của ORS, kế hoạch lấy ý kiến hủy niêm yết không có trong lịch trình đại hội mà vẫn được thông qua. Thậm chí, nếu muốn, cổ đông lớn vẫn có thể tự mình thông qua quyết định này vì có tỉ lệ biểu quyết chi phối.
Việc hủy niêm yết tự nguyện theo quy định hiện hành khá đơn giản. Nghị định 14 chỉ yêu cầu có quyết định thông qua việc hủy bỏ niêm yết của đại hội cổ đông và giấy đề nghị hủy niêm yết, sau đó làm theo vài thủ tục mà Sở quy định. Có lẽ quy định hơi thoáng này ban đầu không tính đến chuyện doanh nghiệp lại chủ động “chạy” khỏi sàn, nên quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ cũng không được tính đến.
Tháng 8/2010, Nghị định 84 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14 được ban hành cũng không chú ý “vá” lỗ thủng nói trên. Cổ đông nhỏ lẻ vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cổ đông lớn trong việc “đi” hay “ở”.
Dự thảo Nghị định mới thay thế nghị định 14 được cho là “cấp tiến” hơn, nhưng tổ chức lấy ý kiễn mãi vẫn chưa được ban hành. Điều kiện hủy niêm yết tự nguyện theo dự thảo đã thêm vào điều khoản đảm bảo tiếng nói của cổ đông nhỏ. Theo đó “tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Nghị quyết đại hội cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông nhỏ (sau khi đã trừ đi phần cổ phiếu của cổ đông lớn) chấp thuận hủy bỏ niêm yết”.
Câu chuyện hủy niêm yết của ORS thực ra vẫn chưa có hồi kết, vì sàn chứng khoán không phải cứ thích ra thì ra, thích vào thì vào. Cơ quan quản lý còn có quy trình xem xét cụ thể và rất có thể ý kiến của cổ đông nhỏ sẽ được xem xét. Tuy nhiên trước khi khả năng này diễn ra, cổ đông của ORS vẫn trong tình trạng hoang mang.