Chứng khoán: Sóng đón Tết “ngon” đến mức nào?
Vẻ đẹp của thị trường chứng khoán chính là những biến động đi ngược lại những phán đoán và phân tích
Vẻ đẹp của thị trường chứng khoán chính là những biến động đi ngược lại những phán đoán và phân tích. Tính đến hôm nay, VN-Index đã tăng chẵn 8 phiên liên tục.
Tính trên cơ sở Index, sàn HSX đạt mức tăng trưởng khoảng 7,7% và HNX tăng trưởng 3,23%. Dĩ nhiên rổ cổ phiếu luôn có biến động thấp hơn nhiều từng mã cá biệt. Với một thị trường mà tính đầu cơ rất cao thì việc xuất hiện những cổ phiếu tăng vài chục phần trăm chỉ trong chưa đầy chục phiên giao dịch là bình thường.
Thống kê trên hai sàn, số mã tăng “khủng”, tối thiểu 10% trong 8 phiên trở lại đây hóa ra lại rất nhiều (tính theo giá đóng cửa). HNX có tới 67 mã và HSX có 33 mã. Nếu tính các mã tăng từ 5% trở lên thì số lượng còn cao hơn nữa. Ví dụ một số cổ phiếu có mức tăng trong 8 phiên trên 20% là BVH (31,4%), ATA (27,4%), SBS (25,9%), VSI (24,4%), CCL (24,1%), GTT (22%), CTG (21,6%), NTB (20%).
Trên HNX, số mã tăng trên 20% lên tới 21 mã, đứng đầu là SDS (45%), kế đến là VDL (36,1%) và SDP (30%).
Đó mới là các thống kê trong 8 phiên. Nếu tính trọn con sóng theo khung thời gian tối đa của từng mã thì rất nhiều cổ phiếu còn tăng cả 100% hoặc hơn. Thêm nữa, nếu tính theo giá có thể mua tốt nhất (dĩ nhiên trên lý thuyết) thì tỉ suất lợi nhuận cũng được tăng thêm.
Con số thống kê thì rất đẹp, chỉ có điều không phải nhà đầu cơ nào cũng nắm bắt được. Số liệu về khối lượng giao dịch bình quân trong 8 phiên đó cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác.
Chẳng hạn, cổ phiếu có sóng mạnh nhất HNX là SDS chỉ có lượng khớp bình quân trong 8 phiên vừa qua là 114 cổ phiếu/phiên (có một phiên không giao dịch). VDL khớp bình quân 1.300 cổ phiếu/phiên. SDP khớp 7.500 cổ phiếu/phiên. ATA trên HSX khớp 3.180 cổ phiếu/phiên, VSI: 200 cổ phiếu/phiên, CCL: 60 cổ phiếu/phiên…
Tóm lại, nếu từ khối lượng giao dịch hàng ngày mà suy, số người tham gia mua và hưởng lãi vài chục phần trăm đó chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí là một hai người mà thôi.
Nếu thêm tiêu chí thanh khoản, chẳng hạn với mức giao dịch bình quân 50.000 cổ phiếu mỗi phiên thì danh sách mã “ăn được” đã rút đi rất đáng kể. Với tiêu chí khối lượng nói trên và mức tăng trên 10%, thì danh sách của HSX giảm xuống còn 13 mã và HNX còn 21 mã. Thực ra thanh khoản 50.000 cổ mỗi phiên cũng đã là rất “hẻo” vì tiền vào thực rất thấp, do cổ phiếu đã mất giá nhiều. Nếu tính trên 100.000 cổ mỗi phiên, tạm coi là đủ lớn để “cá nhỡ” có thể vùng vẫy và thoát được thì danh sách chỉ nằm trên số đầu ngón tay!
Dĩ nhiên trên hai sàn những phiên gần đây cũng có vài cổ phiếu thanh khoản tốt và giá tăng khá. Tuy nhiên thống kê nói trên để thấy không phải nhà đầu tư nào cũng “no bụng” với bữa tiệc tăng giá. Con số tăng trưởng phần trăm thuần túy không đồng nghĩa với việc cơ hội lợi nhuận kiếm được cũng tương đương. Hai yếu tố quan trọng nhất đối với mức lãi thực tế của một khoản đầu tư, là tỉ trọng vốn có thể tham gia và cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận.
Nói một cách dễ hiểu là, một nhà đầu tư có 10 triệu đồng dễ lướt sóng hơn rất nhiều so với người có 1 tỷ, và càng dễ so với người có 100 tỷ đồng. Tính linh hoạt và khả năng đánh nhanh rút nhanh luôn là lợi thế khác biệt. Mặc dù trên cơ sở so sánh mức tăng trưởng tương đối (theo phần trăm) thì danh mục có thể tăng trưởng như nhau, nhưng người có mức vốn lớn luôn phải cân nhắc khả năng đi tiền bao nhiêu cho một thương vụ là hợp lý và chấp nhận bỏ qua những sóng không dành cho mình.
Chẳng hạn, người có vốn 10 triệu hay 100 triệu, có thể dễ dàng quyết định “tất tay” vào một cổ phiếu nào đó và ung dung ngồi đếm lãi. Ngược lại, người có 100 tỷ trong tay, việc bỏ vào 10% vốn cũng đã là vấn đề phải cân nhắc, liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó thanh khoản, khả năng rút lui là điều quan trọng nhất. Vốn vào ít thì chỉ cần một giao dịch là có thể chốt lời ngay mà không ảnh hưởng đến giá, trong khi vốn lớn, việc thoát ra lúc nào, bao nhiêu là cả một kế hoạch. Nói chung khối lượng giao dịch cần bán lớn sẽ ảnh hưởng đến giá, thậm chí đôi khi mắc kẹt và lỗ, dù giá vốn có thể thấp.
Một vấn đề nữa, là các cổ phiếu tăng trưởng cao trong thời gian qua đa phần là có thanh khoản thấp. Do đó người có mức vốn nhỏ dễ dàng đạt được hiệu suất đầu cơ lớn hơn nhiều người có mức vốn lớn, vì họ có khả năng chơi tại những mã có rủi ro thanh khoản cao.
Lấy KTS là ví dụ. Cổ phiếu này tăng liên tục trong 27 phiên, từ ngày 28/11/2011 đến 4/1/2012, khoảng 305%. Nếu xét thuần túy con số, chắc chắn không có cổ phiếu nào qua mặt được KTS. Tuy nhiên, bao nhiêu nhà đầu tư kiếm ăn được ở KTS lại là chuyện hoàn toàn khác.
Quá trình tăng giá của KTS là một trong những ví dụ ấn tượng về tính thanh khoản. Mỗi phiên chỉ cần 100 cổ phiếu cũng đủ kéo trần. Trong 2 phiên ngày 26-27/12, KTS giao dịch đột biến với khối lượng tổng cộng 99.300 cổ phiếu. Khoản đầu tư này cũng không tồi, vì giá trị danh mục sau ngày mua này vẫn tăng thêm gần 44% nữa.
Nếu tính trên sổ sách thì thương vụ trên là hoàn hảo, vì mức lợi nhuận quá cao. Tuy nhiên, nếu đây là thương vụ đầu cơ với mục đích lướt sóng nhanh thì rủi ro thanh khoản lại cực lớn. Với quá trình đi xuống liên tục mỗi ngày 100 cổ sau đó, không biết đến lúc nào những người mua vào trong hai phiên nói trên mới thu được tiền mặt.
Tóm lại, những nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận trong con sóng này chắc chắn có lý do để vui mừng. Tuy nhiên, lý do đó không góp phần chứng minh những người đứng ngoài là “nhát chết”, hay “lù đù”, “bảo thủ”. Đơn giản vì họ quan tâm đến tương quan rủi ro/lợi nhuận nhiều hơn, chứ không chỉ là con số phần trăm về mức tăng giá. Vài triệu đồng tiền lãi với người vốn hai ba chục triệu là tốt, nhưng trăm triệu tiền lãi với người phải bỏ ra nhiều chục tỷ đồng, trong khi rủi ro thanh khoản cao thì là vấn đề phải cân nhắc.
Tính trên cơ sở Index, sàn HSX đạt mức tăng trưởng khoảng 7,7% và HNX tăng trưởng 3,23%. Dĩ nhiên rổ cổ phiếu luôn có biến động thấp hơn nhiều từng mã cá biệt. Với một thị trường mà tính đầu cơ rất cao thì việc xuất hiện những cổ phiếu tăng vài chục phần trăm chỉ trong chưa đầy chục phiên giao dịch là bình thường.
Thống kê trên hai sàn, số mã tăng “khủng”, tối thiểu 10% trong 8 phiên trở lại đây hóa ra lại rất nhiều (tính theo giá đóng cửa). HNX có tới 67 mã và HSX có 33 mã. Nếu tính các mã tăng từ 5% trở lên thì số lượng còn cao hơn nữa. Ví dụ một số cổ phiếu có mức tăng trong 8 phiên trên 20% là BVH (31,4%), ATA (27,4%), SBS (25,9%), VSI (24,4%), CCL (24,1%), GTT (22%), CTG (21,6%), NTB (20%).
Trên HNX, số mã tăng trên 20% lên tới 21 mã, đứng đầu là SDS (45%), kế đến là VDL (36,1%) và SDP (30%).
Đó mới là các thống kê trong 8 phiên. Nếu tính trọn con sóng theo khung thời gian tối đa của từng mã thì rất nhiều cổ phiếu còn tăng cả 100% hoặc hơn. Thêm nữa, nếu tính theo giá có thể mua tốt nhất (dĩ nhiên trên lý thuyết) thì tỉ suất lợi nhuận cũng được tăng thêm.
Con số thống kê thì rất đẹp, chỉ có điều không phải nhà đầu cơ nào cũng nắm bắt được. Số liệu về khối lượng giao dịch bình quân trong 8 phiên đó cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác.
Chẳng hạn, cổ phiếu có sóng mạnh nhất HNX là SDS chỉ có lượng khớp bình quân trong 8 phiên vừa qua là 114 cổ phiếu/phiên (có một phiên không giao dịch). VDL khớp bình quân 1.300 cổ phiếu/phiên. SDP khớp 7.500 cổ phiếu/phiên. ATA trên HSX khớp 3.180 cổ phiếu/phiên, VSI: 200 cổ phiếu/phiên, CCL: 60 cổ phiếu/phiên…
Tóm lại, nếu từ khối lượng giao dịch hàng ngày mà suy, số người tham gia mua và hưởng lãi vài chục phần trăm đó chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí là một hai người mà thôi.
Nếu thêm tiêu chí thanh khoản, chẳng hạn với mức giao dịch bình quân 50.000 cổ phiếu mỗi phiên thì danh sách mã “ăn được” đã rút đi rất đáng kể. Với tiêu chí khối lượng nói trên và mức tăng trên 10%, thì danh sách của HSX giảm xuống còn 13 mã và HNX còn 21 mã. Thực ra thanh khoản 50.000 cổ mỗi phiên cũng đã là rất “hẻo” vì tiền vào thực rất thấp, do cổ phiếu đã mất giá nhiều. Nếu tính trên 100.000 cổ mỗi phiên, tạm coi là đủ lớn để “cá nhỡ” có thể vùng vẫy và thoát được thì danh sách chỉ nằm trên số đầu ngón tay!
Dĩ nhiên trên hai sàn những phiên gần đây cũng có vài cổ phiếu thanh khoản tốt và giá tăng khá. Tuy nhiên thống kê nói trên để thấy không phải nhà đầu tư nào cũng “no bụng” với bữa tiệc tăng giá. Con số tăng trưởng phần trăm thuần túy không đồng nghĩa với việc cơ hội lợi nhuận kiếm được cũng tương đương. Hai yếu tố quan trọng nhất đối với mức lãi thực tế của một khoản đầu tư, là tỉ trọng vốn có thể tham gia và cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận.
Nói một cách dễ hiểu là, một nhà đầu tư có 10 triệu đồng dễ lướt sóng hơn rất nhiều so với người có 1 tỷ, và càng dễ so với người có 100 tỷ đồng. Tính linh hoạt và khả năng đánh nhanh rút nhanh luôn là lợi thế khác biệt. Mặc dù trên cơ sở so sánh mức tăng trưởng tương đối (theo phần trăm) thì danh mục có thể tăng trưởng như nhau, nhưng người có mức vốn lớn luôn phải cân nhắc khả năng đi tiền bao nhiêu cho một thương vụ là hợp lý và chấp nhận bỏ qua những sóng không dành cho mình.
Chẳng hạn, người có vốn 10 triệu hay 100 triệu, có thể dễ dàng quyết định “tất tay” vào một cổ phiếu nào đó và ung dung ngồi đếm lãi. Ngược lại, người có 100 tỷ trong tay, việc bỏ vào 10% vốn cũng đã là vấn đề phải cân nhắc, liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó thanh khoản, khả năng rút lui là điều quan trọng nhất. Vốn vào ít thì chỉ cần một giao dịch là có thể chốt lời ngay mà không ảnh hưởng đến giá, trong khi vốn lớn, việc thoát ra lúc nào, bao nhiêu là cả một kế hoạch. Nói chung khối lượng giao dịch cần bán lớn sẽ ảnh hưởng đến giá, thậm chí đôi khi mắc kẹt và lỗ, dù giá vốn có thể thấp.
Một vấn đề nữa, là các cổ phiếu tăng trưởng cao trong thời gian qua đa phần là có thanh khoản thấp. Do đó người có mức vốn nhỏ dễ dàng đạt được hiệu suất đầu cơ lớn hơn nhiều người có mức vốn lớn, vì họ có khả năng chơi tại những mã có rủi ro thanh khoản cao.
Lấy KTS là ví dụ. Cổ phiếu này tăng liên tục trong 27 phiên, từ ngày 28/11/2011 đến 4/1/2012, khoảng 305%. Nếu xét thuần túy con số, chắc chắn không có cổ phiếu nào qua mặt được KTS. Tuy nhiên, bao nhiêu nhà đầu tư kiếm ăn được ở KTS lại là chuyện hoàn toàn khác.
Quá trình tăng giá của KTS là một trong những ví dụ ấn tượng về tính thanh khoản. Mỗi phiên chỉ cần 100 cổ phiếu cũng đủ kéo trần. Trong 2 phiên ngày 26-27/12, KTS giao dịch đột biến với khối lượng tổng cộng 99.300 cổ phiếu. Khoản đầu tư này cũng không tồi, vì giá trị danh mục sau ngày mua này vẫn tăng thêm gần 44% nữa.
Nếu tính trên sổ sách thì thương vụ trên là hoàn hảo, vì mức lợi nhuận quá cao. Tuy nhiên, nếu đây là thương vụ đầu cơ với mục đích lướt sóng nhanh thì rủi ro thanh khoản lại cực lớn. Với quá trình đi xuống liên tục mỗi ngày 100 cổ sau đó, không biết đến lúc nào những người mua vào trong hai phiên nói trên mới thu được tiền mặt.
Tóm lại, những nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận trong con sóng này chắc chắn có lý do để vui mừng. Tuy nhiên, lý do đó không góp phần chứng minh những người đứng ngoài là “nhát chết”, hay “lù đù”, “bảo thủ”. Đơn giản vì họ quan tâm đến tương quan rủi ro/lợi nhuận nhiều hơn, chứ không chỉ là con số phần trăm về mức tăng giá. Vài triệu đồng tiền lãi với người vốn hai ba chục triệu là tốt, nhưng trăm triệu tiền lãi với người phải bỏ ra nhiều chục tỷ đồng, trong khi rủi ro thanh khoản cao thì là vấn đề phải cân nhắc.