Chứng khoán tăng, giảm: Tất cả chỉ là tâm lý?
VN-Index cuối cùng cũng chấm dứt việc "lao đầu" xuống của mình bằng chuỗi ba ngày tăng giá liên tiếp gần đây (7-9/8)
Cuối cùng thì sau chuỗi ngày xuống giá liên tiếp xuyên thủng các mức hỗ trợ và xuống mức thấp nhất là 892,88 điểm, VN-Index cũng chấm dứt việc "lao đầu" xuống của mình bằng chuỗi ba ngày tăng giá liên tiếp gần đây (7-9/8) và hiện ở mức 923 điểm.
Giai đoạn xuống giá này đã "tra tấn" tâm lý nhà đầu tư mạnh nhất kể từ khi VN-Index đạt mức cao nhất rồi điều chỉnh từ đầu tháng 3/2007 đến nay.
Đây có thể coi là thời điểm mà niềm tin vào khả năng tăng trở lại của thị trường chứng khoán của đa số nhà đầu tư cá nhân giảm đến mức thấp nhất khi VN-Index xuống dưới cả mức mà HSBC dự báo.
Đây là lúc tâm lý chán nản bao trùm, ngay cả những nhà đầu tư đã trải qua nhiều thăng trầm của thị trường chứng khoán cũng có nhiều dao động tâm lý đối với những diễn biến nhanh và xấu của thị trường. Vậy thị trường đã hồi phục vững chắc để mua vào?
Xét chung lại, yếu tố làm cho thị trường chứng khoán giảm mạnh như thời gian qua có sự đóng góp nhiều hơn của yếu tố tâm lý của nhà đầu tư khi nhìn nhận các sự việc theo chiều hướng không tích cực và đưa ra các hành động tương ứng.
Chúng ta thử nhìn các yếu tố theo các góc độ để có một cái nhìn thấu đáo hơn, từ đó có những hành động phù hợp hơn.
Trước hết nói về cung cầu, việc tăng cung có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và làm giảm giá cổ phiếu, và có tác động đến phán đoán thị trường sẽ xuống của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu nhìn lại ta thấy rằng việc tác động đến thị trường chứng khoán từ việc gia tăng cung từ IPO hay các công ty phát hành thêm đã xảy ra.
Cơ quan quản lý cũng đã có những động thái điều hoà cung cầu. Các quyết sách của cơ quan quản lý như Chỉ thị 03 có tác động tới vốn vào thị trường chứng khoán, nhưng khoảng thời gian áp dụng đủ để cho những tác động diễn ra không quá mạnh.
Nhìn nhận theo hướng tích cực nếu đứng theo góc độ quản lý vĩ mô, thì điều này là hoàn toàn cần thiết và về lâu dài có tác động tích cực là làm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững hơn, củng cố tâm lý cho nhà đầu tư. Những phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư từ việc này chỉ là nhất thời.
Xét về môi trường vĩ mô, thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt cùng với chính trị ổn định.
Về các công ty cổ phần, mặc dù có sự tăng vốn ồ ạt của các công ty trong thời gian qua làm cho xuất hiện tâm lý lo ngại về tính hiệu quả trong thực hiện các dự án cũng như tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của cổ đông.
Nhưng thống kê sơ bộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy một bức tranh tươi sáng khi mà các công ty có sự tăng trưởng cao, lợi nhuận tăng hợp lý với tốc độ tăng vốn, mặc dù còn nhiều dự án các công ty huy động vốn để triển khai trong thời gian qua chưa đưa vào hoạt đông. Nếu định giá theo các phương pháp thì có thể khẳng định nhiều cổ phiếu hiện nay đã ở mức rất rẻ.
Theo nhận định của chúng tôi, việc có tác động mạnh nhất tới tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư giai đoạn vừa qua có đóng góp lớn từ các báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam của rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước được đưa ra một cách liên tục.
Đặc biệt trong đó có những báo cáo và nhận định có tác động "đẩy" VN-Index đi về mốc 900 của HSBC và Merri Lych được đưa ra "nhịp nhàng" với các quyết sách của cơ quan quản lý đã làm cho "kỳ vọng "của họ chóng thành hiện thực hơn.
Không xét về tính đúng đắn và khách quan của các báo cáo trên, nếu nhìn nhận theo chiều hướng khác nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi, liệu một tổ chức không quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam có dành thời gian đưa ra các báo cáo như vậy, và nếu đúng là các báo cáo cho nội bộ của họ thì nó có dễ dàng lọt đến tay các nhà đầu tư như chúng ta?
Họ đưa ra các báo cáo khi họ biết trình độ nhà đầu tư tại Việt Nam còn yếu và họ biết tiếng nói của họ có tác động lớn. Việc làm của các tổ chức đó là dấu hiệu họ rất quan tâm và sốt sắng tham gia vào thị trường chứng khoán tiềm nămg này. Không ngoại trừ khả năng khi HSBC viết ra dự đoán VN-Index về 900, thì mức thực tế họ kỳ vọng có khi chỉ là mức cao hơn 900 điểm.
Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng trong thời gian tới phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư có lạc quan hay không nhiều hơn là việc cung cầu, cổ phiếu đắt hay rẻ. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, và thị trường chứng khoán sẽ hồi phục từ đây khi có nhiều dấu hiệu cho thấy các "nhà tạo lập thị trường" (market makers) đang "vỗ về" niềm tin cho thị trường.
Giai đoạn xuống giá này đã "tra tấn" tâm lý nhà đầu tư mạnh nhất kể từ khi VN-Index đạt mức cao nhất rồi điều chỉnh từ đầu tháng 3/2007 đến nay.
Đây có thể coi là thời điểm mà niềm tin vào khả năng tăng trở lại của thị trường chứng khoán của đa số nhà đầu tư cá nhân giảm đến mức thấp nhất khi VN-Index xuống dưới cả mức mà HSBC dự báo.
Đây là lúc tâm lý chán nản bao trùm, ngay cả những nhà đầu tư đã trải qua nhiều thăng trầm của thị trường chứng khoán cũng có nhiều dao động tâm lý đối với những diễn biến nhanh và xấu của thị trường. Vậy thị trường đã hồi phục vững chắc để mua vào?
Xét chung lại, yếu tố làm cho thị trường chứng khoán giảm mạnh như thời gian qua có sự đóng góp nhiều hơn của yếu tố tâm lý của nhà đầu tư khi nhìn nhận các sự việc theo chiều hướng không tích cực và đưa ra các hành động tương ứng.
Chúng ta thử nhìn các yếu tố theo các góc độ để có một cái nhìn thấu đáo hơn, từ đó có những hành động phù hợp hơn.
Trước hết nói về cung cầu, việc tăng cung có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và làm giảm giá cổ phiếu, và có tác động đến phán đoán thị trường sẽ xuống của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu nhìn lại ta thấy rằng việc tác động đến thị trường chứng khoán từ việc gia tăng cung từ IPO hay các công ty phát hành thêm đã xảy ra.
Cơ quan quản lý cũng đã có những động thái điều hoà cung cầu. Các quyết sách của cơ quan quản lý như Chỉ thị 03 có tác động tới vốn vào thị trường chứng khoán, nhưng khoảng thời gian áp dụng đủ để cho những tác động diễn ra không quá mạnh.
Nhìn nhận theo hướng tích cực nếu đứng theo góc độ quản lý vĩ mô, thì điều này là hoàn toàn cần thiết và về lâu dài có tác động tích cực là làm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững hơn, củng cố tâm lý cho nhà đầu tư. Những phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư từ việc này chỉ là nhất thời.
Xét về môi trường vĩ mô, thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt cùng với chính trị ổn định.
Về các công ty cổ phần, mặc dù có sự tăng vốn ồ ạt của các công ty trong thời gian qua làm cho xuất hiện tâm lý lo ngại về tính hiệu quả trong thực hiện các dự án cũng như tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của cổ đông.
Nhưng thống kê sơ bộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy một bức tranh tươi sáng khi mà các công ty có sự tăng trưởng cao, lợi nhuận tăng hợp lý với tốc độ tăng vốn, mặc dù còn nhiều dự án các công ty huy động vốn để triển khai trong thời gian qua chưa đưa vào hoạt đông. Nếu định giá theo các phương pháp thì có thể khẳng định nhiều cổ phiếu hiện nay đã ở mức rất rẻ.
Theo nhận định của chúng tôi, việc có tác động mạnh nhất tới tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư giai đoạn vừa qua có đóng góp lớn từ các báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam của rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước được đưa ra một cách liên tục.
Đặc biệt trong đó có những báo cáo và nhận định có tác động "đẩy" VN-Index đi về mốc 900 của HSBC và Merri Lych được đưa ra "nhịp nhàng" với các quyết sách của cơ quan quản lý đã làm cho "kỳ vọng "của họ chóng thành hiện thực hơn.
Không xét về tính đúng đắn và khách quan của các báo cáo trên, nếu nhìn nhận theo chiều hướng khác nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi, liệu một tổ chức không quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam có dành thời gian đưa ra các báo cáo như vậy, và nếu đúng là các báo cáo cho nội bộ của họ thì nó có dễ dàng lọt đến tay các nhà đầu tư như chúng ta?
Họ đưa ra các báo cáo khi họ biết trình độ nhà đầu tư tại Việt Nam còn yếu và họ biết tiếng nói của họ có tác động lớn. Việc làm của các tổ chức đó là dấu hiệu họ rất quan tâm và sốt sắng tham gia vào thị trường chứng khoán tiềm nămg này. Không ngoại trừ khả năng khi HSBC viết ra dự đoán VN-Index về 900, thì mức thực tế họ kỳ vọng có khi chỉ là mức cao hơn 900 điểm.
Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng trong thời gian tới phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư có lạc quan hay không nhiều hơn là việc cung cầu, cổ phiếu đắt hay rẻ. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, và thị trường chứng khoán sẽ hồi phục từ đây khi có nhiều dấu hiệu cho thấy các "nhà tạo lập thị trường" (market makers) đang "vỗ về" niềm tin cho thị trường.