Chứng khoán tháng 5: Bán và đi chơi?
Ở Tây có câu "Bán “chứng” tháng 5 và đi chơi", điều này chưa hẳn đúng ở ta, nhưng “cửa” cho chứng khoán tháng này vẫn mờ mịt
Ở Tây có câu “Sell in May and go away” (Bán “chứng” tháng 5 và đi chơi), điều này chưa hẳn đúng ở ta, nhưng “cửa” cho chứng khoán tháng này vẫn mờ mịt.
Xỉn màu bức tranh lợi nhuận quý 1
Lãi có, lỗ có, thi nhau bán tài sản trả nợ cũng có. Kết quả kinh doanh của công ty niêm yết quý 1/2011 không lấy gì làm đặc sắc.
Tính đến hôm nay đã có gần 400 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 1. Chẵn 40 công ty báo cáo lỗ và gần 200 doanh nghiệp có lãi nhưng giảm so với cùng kỳ.
Mảng màu xỉn nhất vẫn thuộc về nhóm doanh nghiệp chứng khoán. Điều này cũng không có gì lạ khi thanh khoản sụt giảm, môi giới tiêu điều. Tự doanh còn “thảm” hơn khi đa số công ty thua lỗ vì phải trích lập dự phòng lớn. SSI, BVS là hai doanh nghiệp lỗ đầu bảng trong ngành chứng khoán với -102 tỷ đồng và -54,1 tỷ đồng. Không rõ các công ty chứng khoán có “tranh thủ” trích lập quá tay cho trường hợp xấu nhất hay không, nhưng rõ ràng chừng nào thị trường chưa khởi sắc, triển vọng kinh doanh của nhóm này còn chưa có cửa sáng.
Nhóm ngân hàng có thể xem là lãi “khủng” nhất trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp sản xuất chật vật với chi phí vốn cao. VCB dẫn đầu với gần 1.335,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 25% so với cùng kỳ. CTG đứng thứ hai với 869,5 tỷ đồng, giảm gần 12% so với cùng kỳ. STB chỉ đạt xấp xỉ 453 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với cùng kỳ.
Ngành sản xuất cũng có nhiều doanh nghiệp làm ăn khá với các con số lãi ấn tượng. VNM, HPG, HAG, FPT... nói chung là các doanh nghiệp blue-chip vẫn duy trì được vị thế. Một số doanh nghiệp trung bình có lợi nhuận đột biến nhờ yếu tố mùa vụ như HVX, HMC...
Mảng tối trong bức tranh kết quả kinh doanh quý 1 vẫn là gánh nặng chi phí. Không kể đến các công ty chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất đặc biệt mệt mỏi với chi phí đầu vào tăng lên quá cao. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển chi phí vào giá. Lãi suất vay tỷ lệ thuận với lợi nhuận khủng của các ngân hàng có thể chưa sớm hạ nhiệt.
Thị trường không phản ứng với kết quả kinh doanh quý 1 là điều không lạ. Ngay cả những doanh nghiệp lãi khủng, đột biến, giá cổ phiếu cũng chỉ bập bềnh vài phiên rồi lại đâu vào đấy. Thông tin hỗ trợ chỉ đủ để giá cổ phiếu quay trong một vòng T+4 cũng đủ thấy thị trường ngại rủi ro đến mức nào. Không nhiều người tin tưởng vào một con sóng nào đó trong bối cảnh hiện tại.
Thắt chặt tiền tệ có thể chưa phản ánh hết vào kết quả kinh doanh quý 1 là điều thị trường lo ngại nhất. Yếu tố chu kỳ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể chịu tác động lớn hơn từ quý 2 trở đi. Thông thường lợi nhuận quý 1 không chiếm tỉ trọng lớn trong kết quả kinh doanh cả năm. Doanh nghiệp cũng có sự tích trữ hàng hóa nhất định. Lãi suất cao và nhu cầu tiêu dùng suy giảm – mục đích của chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát – sẽ phải ngấm nếu Chính phủ quyết tâm kiềm chế trong năm 2011.
Nỗi lo thanh khoản
Thông thường thị trường chứng khoán được cho là sẽ phản ứng trước nền kinh tế từ 3-6 tháng. Tuy nhiên yếu tố thanh khoản vẫn phải là tín hiệu đầu tiên. Chừng nào thanh khoản còn thấp, tức là dòng tiền còn đứng ngoại, mức độ kỳ vọng chưa đủ lớn để lấn át sự quan ngại.
Đỉnh của lạm phát là đáy của chứng khoán, nhưng có hai yếu tố chưa thể xác định được lúc này. Thứ nhất, đâu là đỉnh của lạm phát, sẽ rơi vào tháng mấy? Lạm phát theo tháng có thể đã đạt vào tháng 4, nhưng nếu tính theo năm, đỉnh của lạm phát sẽ chậm hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng đỉnh của lạm phát có thể tới tận quý 3 năm nay.
Yếu tố thứ hai là đáy của chứng khoán sẽ kéo dài bao lâu? Cơ hội phục hồi đảo ngược kiểu chữ V gần như là không tưởng. Khả năng rất cao là chứng khoán sẽ tạo đáy trong một thời gian dài. Điều đó đồng nghĩa với cơ hội mua tốt nhất đối với dòng tiền ngắn hạn vẫn chưa tới. Thanh khoản thấp hiện tại là nhờ dòng vốn dài hạn tích lũy một cách kiên nhẫn.
Các yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô trong tháng 5 không nhiều và không có yếu tố đột biến. Mức tăng giá tiêu dùng gần như chắc chắn sẽ thấp hơn tháng 4, nhưng cũng khó tạo đà tâm lý đủ mạnh để thị trường phản ứng tích cực một cách rõ ràng.
Xỉn màu bức tranh lợi nhuận quý 1
Lãi có, lỗ có, thi nhau bán tài sản trả nợ cũng có. Kết quả kinh doanh của công ty niêm yết quý 1/2011 không lấy gì làm đặc sắc.
Tính đến hôm nay đã có gần 400 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 1. Chẵn 40 công ty báo cáo lỗ và gần 200 doanh nghiệp có lãi nhưng giảm so với cùng kỳ.
Mảng màu xỉn nhất vẫn thuộc về nhóm doanh nghiệp chứng khoán. Điều này cũng không có gì lạ khi thanh khoản sụt giảm, môi giới tiêu điều. Tự doanh còn “thảm” hơn khi đa số công ty thua lỗ vì phải trích lập dự phòng lớn. SSI, BVS là hai doanh nghiệp lỗ đầu bảng trong ngành chứng khoán với -102 tỷ đồng và -54,1 tỷ đồng. Không rõ các công ty chứng khoán có “tranh thủ” trích lập quá tay cho trường hợp xấu nhất hay không, nhưng rõ ràng chừng nào thị trường chưa khởi sắc, triển vọng kinh doanh của nhóm này còn chưa có cửa sáng.
Nhóm ngân hàng có thể xem là lãi “khủng” nhất trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp sản xuất chật vật với chi phí vốn cao. VCB dẫn đầu với gần 1.335,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 25% so với cùng kỳ. CTG đứng thứ hai với 869,5 tỷ đồng, giảm gần 12% so với cùng kỳ. STB chỉ đạt xấp xỉ 453 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với cùng kỳ.
Ngành sản xuất cũng có nhiều doanh nghiệp làm ăn khá với các con số lãi ấn tượng. VNM, HPG, HAG, FPT... nói chung là các doanh nghiệp blue-chip vẫn duy trì được vị thế. Một số doanh nghiệp trung bình có lợi nhuận đột biến nhờ yếu tố mùa vụ như HVX, HMC...
Mảng tối trong bức tranh kết quả kinh doanh quý 1 vẫn là gánh nặng chi phí. Không kể đến các công ty chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất đặc biệt mệt mỏi với chi phí đầu vào tăng lên quá cao. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển chi phí vào giá. Lãi suất vay tỷ lệ thuận với lợi nhuận khủng của các ngân hàng có thể chưa sớm hạ nhiệt.
Thị trường không phản ứng với kết quả kinh doanh quý 1 là điều không lạ. Ngay cả những doanh nghiệp lãi khủng, đột biến, giá cổ phiếu cũng chỉ bập bềnh vài phiên rồi lại đâu vào đấy. Thông tin hỗ trợ chỉ đủ để giá cổ phiếu quay trong một vòng T+4 cũng đủ thấy thị trường ngại rủi ro đến mức nào. Không nhiều người tin tưởng vào một con sóng nào đó trong bối cảnh hiện tại.
Thắt chặt tiền tệ có thể chưa phản ánh hết vào kết quả kinh doanh quý 1 là điều thị trường lo ngại nhất. Yếu tố chu kỳ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể chịu tác động lớn hơn từ quý 2 trở đi. Thông thường lợi nhuận quý 1 không chiếm tỉ trọng lớn trong kết quả kinh doanh cả năm. Doanh nghiệp cũng có sự tích trữ hàng hóa nhất định. Lãi suất cao và nhu cầu tiêu dùng suy giảm – mục đích của chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát – sẽ phải ngấm nếu Chính phủ quyết tâm kiềm chế trong năm 2011.
Nỗi lo thanh khoản
Thông thường thị trường chứng khoán được cho là sẽ phản ứng trước nền kinh tế từ 3-6 tháng. Tuy nhiên yếu tố thanh khoản vẫn phải là tín hiệu đầu tiên. Chừng nào thanh khoản còn thấp, tức là dòng tiền còn đứng ngoại, mức độ kỳ vọng chưa đủ lớn để lấn át sự quan ngại.
Đỉnh của lạm phát là đáy của chứng khoán, nhưng có hai yếu tố chưa thể xác định được lúc này. Thứ nhất, đâu là đỉnh của lạm phát, sẽ rơi vào tháng mấy? Lạm phát theo tháng có thể đã đạt vào tháng 4, nhưng nếu tính theo năm, đỉnh của lạm phát sẽ chậm hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng đỉnh của lạm phát có thể tới tận quý 3 năm nay.
Yếu tố thứ hai là đáy của chứng khoán sẽ kéo dài bao lâu? Cơ hội phục hồi đảo ngược kiểu chữ V gần như là không tưởng. Khả năng rất cao là chứng khoán sẽ tạo đáy trong một thời gian dài. Điều đó đồng nghĩa với cơ hội mua tốt nhất đối với dòng tiền ngắn hạn vẫn chưa tới. Thanh khoản thấp hiện tại là nhờ dòng vốn dài hạn tích lũy một cách kiên nhẫn.
Các yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô trong tháng 5 không nhiều và không có yếu tố đột biến. Mức tăng giá tiêu dùng gần như chắc chắn sẽ thấp hơn tháng 4, nhưng cũng khó tạo đà tâm lý đủ mạnh để thị trường phản ứng tích cực một cách rõ ràng.