Chứng khoán thế giới: Cải tổ chính sách và màu xanh hy vọng
Ngày 31/3, thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự cải tổ chính sách một cách khác thường tại Mỹ
Ngày 31/3, thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự cải tổ chính sách một cách khác thường tại Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là liệu những cải tổ này có mang lại luồng sinh khí mới?
Chứng khoán châu Á: Nỗi lo đến từ kinh tế Nhật
Chứng khoán châu Á đã có một ngày giao dịch đầu tuần đáng quên. Các chỉ số chính đều giảm, nhưng đáng chú ý nhất là sự tụt giảm của chỉ số Nikkie 225, Hang Seng, Shanghai Composite.
Thông tin báo cáo tài chính kết thúc năm tài khoá nhiều lĩnh vực kinh doanh thấp đến mức tồi tề nhất kể từ năm 2001 khiến chỉ số Nikkei 225 tụt 294,93 điểm, tương ứng -2,30%. Như vậy, trong quý 1 vừa qua, chỉ số này giảm 18,2%.
Cùng giảm điểm có chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, Shanghai Composite của Trung Quốc, với mức giảm lần lượt là 1,88% và 3,0%.
Trong khi đó, mức giảm nhẹ hơn các chỉ số trên thuộc về chỉ số Straits Times của Singapore với mức giảm 0,81%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan cũng mất đi 0,59%.
Chỉ số tăng điểm duy nhất trong các chỉ số chính là chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc. Phiên giao dịch hôm thứ Hai các nhà đầu tư chứng kiến cảnh rằng co của chỉ số này và kết thúc phiên giao dịch, màu xanh hiện lên trên bảng điện tử với mức tăng 0,13%
Chứng khoán Châu Âu: Lạm phát tăng 3,3%
Các nhà đầu tư ở châu Âu đang có nhiều quan ngại về thị trường sau khi các bản báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh tính theo quý đang đi xuống. Hơn nữa lạm phát trong 15 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) đã lên đến 3,5% vào tháng 3 (từ 3/2007-3/2008).
Dù vậy, chỉ số FTSE 100 của Anh vẫn tăng nhẹ 9,20 điểm, tương đương 0,16%, đóng cửa ở mức 5.702,10.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức đã có phiên thứ hai giảm điểm, kết thúc phiên giao dịch chỉ số này giảm 24,93 điểm, tương ứng với -0,38%, đóng cửa ở mức 6.534,97.
Chuyển qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 có phiên đảo chiều với mức tăng nhẹ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số CAC 40 tăng 11,15 điểm, tương ứng với 0,24%, đóng cửa ở mức 4.707,07.
Chứng khoán Mỹ: Trao thêm quyền cho FED
Kế hoạch trao thêm quyền điều hành cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã được chính thức thông qua. Như vậy FED sẽ được trao thêm quyền lực để trở thành cơ quan bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính tại Mỹ.
Đây được coi là bước cải tổ chức năng lớn nhất tại FED kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng vào thập niên 1930, vì trước đây, FED chỉ có vai trò bảo vệ các ngân hàng thương mại của Mỹ, thay vì các tổ chức tài chính trên Phố Wall.
Nhưng giới phân tích đang dự báo rằng, những cải tổ mới này sẽ là chủ đề “nóng hổi” của Quốc hội Mỹ và cả giới đầu tư trong thời gian tới.
Ngay sau tin loan báo, các nhà đầu tư dường như đặt nhiều hy vọng hơn vào những giải pháp trao thêm quyền cho FED nhằm bình ổn hơn cho thị trường tài chính Mỹ. Thể hiện rõ nhất là màu xanh xuất hiện ở 3 chỉ số chính.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,49 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 12.262,89.
Chỉ số Nasdaq có phiên đảo chiều sau ba phiên mất điểm trước đó, kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, chỉ số Nasdaq tăng 17,92 điểm, tương ứng với 0,79%, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 3 ở mức 2.279,10.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,48 điểm, tương đương 0,57%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.322,70.
Trong khi đó, phiên giao dịch đầu tuần khép lại không thành công với các giá dầu. Tại NYmex, giá dầu giao tháng 5 đã giảm 4,04 USD/thùng và đứng ở mức 101,58 USD/thùng.
Câu hỏi đặt ra là liệu những cải tổ này có mang lại luồng sinh khí mới?
Chứng khoán châu Á: Nỗi lo đến từ kinh tế Nhật
Chứng khoán châu Á đã có một ngày giao dịch đầu tuần đáng quên. Các chỉ số chính đều giảm, nhưng đáng chú ý nhất là sự tụt giảm của chỉ số Nikkie 225, Hang Seng, Shanghai Composite.
Thông tin báo cáo tài chính kết thúc năm tài khoá nhiều lĩnh vực kinh doanh thấp đến mức tồi tề nhất kể từ năm 2001 khiến chỉ số Nikkei 225 tụt 294,93 điểm, tương ứng -2,30%. Như vậy, trong quý 1 vừa qua, chỉ số này giảm 18,2%.
Cùng giảm điểm có chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, Shanghai Composite của Trung Quốc, với mức giảm lần lượt là 1,88% và 3,0%.
Trong khi đó, mức giảm nhẹ hơn các chỉ số trên thuộc về chỉ số Straits Times của Singapore với mức giảm 0,81%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan cũng mất đi 0,59%.
Chỉ số tăng điểm duy nhất trong các chỉ số chính là chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc. Phiên giao dịch hôm thứ Hai các nhà đầu tư chứng kiến cảnh rằng co của chỉ số này và kết thúc phiên giao dịch, màu xanh hiện lên trên bảng điện tử với mức tăng 0,13%
Chứng khoán Châu Âu: Lạm phát tăng 3,3%
Các nhà đầu tư ở châu Âu đang có nhiều quan ngại về thị trường sau khi các bản báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh tính theo quý đang đi xuống. Hơn nữa lạm phát trong 15 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) đã lên đến 3,5% vào tháng 3 (từ 3/2007-3/2008).
Dù vậy, chỉ số FTSE 100 của Anh vẫn tăng nhẹ 9,20 điểm, tương đương 0,16%, đóng cửa ở mức 5.702,10.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức đã có phiên thứ hai giảm điểm, kết thúc phiên giao dịch chỉ số này giảm 24,93 điểm, tương ứng với -0,38%, đóng cửa ở mức 6.534,97.
Chuyển qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 có phiên đảo chiều với mức tăng nhẹ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số CAC 40 tăng 11,15 điểm, tương ứng với 0,24%, đóng cửa ở mức 4.707,07.
Chứng khoán Mỹ: Trao thêm quyền cho FED
Kế hoạch trao thêm quyền điều hành cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã được chính thức thông qua. Như vậy FED sẽ được trao thêm quyền lực để trở thành cơ quan bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính tại Mỹ.
Đây được coi là bước cải tổ chức năng lớn nhất tại FED kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng vào thập niên 1930, vì trước đây, FED chỉ có vai trò bảo vệ các ngân hàng thương mại của Mỹ, thay vì các tổ chức tài chính trên Phố Wall.
Nhưng giới phân tích đang dự báo rằng, những cải tổ mới này sẽ là chủ đề “nóng hổi” của Quốc hội Mỹ và cả giới đầu tư trong thời gian tới.
Ngay sau tin loan báo, các nhà đầu tư dường như đặt nhiều hy vọng hơn vào những giải pháp trao thêm quyền cho FED nhằm bình ổn hơn cho thị trường tài chính Mỹ. Thể hiện rõ nhất là màu xanh xuất hiện ở 3 chỉ số chính.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,49 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 12.262,89.
Chỉ số Nasdaq có phiên đảo chiều sau ba phiên mất điểm trước đó, kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, chỉ số Nasdaq tăng 17,92 điểm, tương ứng với 0,79%, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 3 ở mức 2.279,10.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,48 điểm, tương đương 0,57%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.322,70.
Trong khi đó, phiên giao dịch đầu tuần khép lại không thành công với các giá dầu. Tại NYmex, giá dầu giao tháng 5 đã giảm 4,04 USD/thùng và đứng ở mức 101,58 USD/thùng.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.216,40 | 12.262,89 | +46,49 | +0,38 |
Nasdaq | 2.261,18 | 2.279,10 | +17,92 | +0,79 | |
S&P 500 | 1.315,22 | 1.322,70 | +7,48 | +0,57 | |
Anh | FTSE 100 | 5.692,90 | 5.702,10 | +9,20 | +0,16 |
Đức | DAX | 6.559,90 | 6.534,97 | -24,93 | -0,38 |
Pháp | CAC 40 | 4.695,92 | 4.707,07 | +11,15 | +0,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.623,48 | 8.572,59 | -50,89 | -0,59 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.820,47 | 12.525,54 | -294,93 | -2,30 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.285,95 | 22.849,20 | -436,75 | -1,88 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.701,83 | 1.703,99 | +2,16 | +0,13 |
Singapore | Straits Times | 3.043,54 | 3.007,36 | -24,54 | -0,81 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.580,15 | 3.472,72 | -107,43 | -3,00 |