Chứng khoán thế giới: Đỏ mắt tìm màu xanh
Ngày 17/3, chứng khoán thế giới lại giảm điểm. Suy thoái kinh tế tại Mỹ đã, đang và sẽ còn ám ảnh thị trường
Ngày 17/3, chứng khoán thế giới lại giảm điểm. Suy thoái kinh tế tại Mỹ đã, đang và sẽ còn ám ảnh thị trường.
Chứng khoán châu Á: Lo ngại bao trùm
Thông tin JP Morgan mua ngân hàng đầu tư lớn thứ năm Mỹ, Bear Stearns như một “gáo nước lạnh” dội vào thị trường chứng khoán châu Á. Các chỉ số chính của châu Á hôm nay có một phiên giảm mạnh, chủ yếu do tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng.
Mức giảm cao nhất của ngày hôm nay thuộc về chỉ số Hang Seng của Hồng Kông. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 5,18%, đóng cửa ở mức 21.084,61.
Trong khi đó, đồng Yên tăng giá mạnh (96JPY/1USD), mức thấp nhất kể từ 9/1995 đã khiến thị trường chứng khoán Nhật giảm 454,09 điểm, tương đương 3,7%, đóng cửa ở mức 11.787,51.
Sau khi một mình tăng điểm vào phiên trước, hôm nay chỉ số Straits Times của Singapore không còn giữ được “phong độ” và giảm 1,63%.
Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc có phiên thứ 3 liên tiếp giảm, mức giảm phiên này là 1,61%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan kết thúc phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm 1,91%, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,6%.
Chứng khoán Châu Âu: Thất vọng
Giống như chứng khoán châu Á, chứng khoán châu Âu có một ngày giao dịch thất vọng bởi những lo ngại về khủng hoảng tài chính Mỹ đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Các chỉ số chính đều có mức giảm lớn, trên 3%.
Lĩnh vực ngân hàng lại tiếp tục kéo thị trường đi xuống, trong đó 3 ngân hàng lớn của châu Âu là UBS, Royal Bank of Scotland, Barclays lần lượt giảm 14%, 8,7% và 9,4%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 217,30 điểm, tương đương 3,86%, đóng cửa ở mức 5.414,4. Chỉ số DAX của Đức mất đi 169,60 điểm, tương ứng với 4,18%, kết thúc ngày giao dịch đầu tuần ở mức 6.182,3. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm “ít nhất” với mức giảm 161,11 điểm (3,51%), đóng cửa ở mức 4.431,04.
Chứng khoán Mỹ: Chờ giờ “G”
Những diễn biến không mấy sáng sủa trên thị trường tài chính đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải có những biện pháp cung tiền và mới đây nhất là hạ lãi suất chiết khấu từ 3,5% xuống 3,25%.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng rất có thể trong phiên họp ngày 18/3 tới, FED sẽ hạ lãi suất cơ bản USD lên đến 1% thay vì 0,75% như dự báo trước đó, từ mức 3% hiện nay xuống 2%.
Thực tế, trong thời kỳ 1990 – 1991, FED đã từng cắt giảm 1% lãi suất cơ bản và đưa lãi suất này xuống thấp hơn tỷ lệ lạm phát của cùng thời kỳ.
Với tình cảnh hiện nay, có vẻ như điều này sẽ sảy ra trong tương lai gần.
Chứng khoán Mỹ hôm qua có những diễn biến trái chiều ở các chỉ số chính. Trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones đảo chiều ngoạn mục còn chỉ số S&P 500 và chỉ số tổng hợp Nasdaq lại giảm.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 21,16 điểm, tương đương 0,18%, đóng cửa ở mức 11.972,25.
Chỉ số S&P 500 giảm 11,54 điểm, tương ứng với 0,90%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.276,60.
Chỉ số Nasdaq mất đi 35,48%, tương đương với 1,6%, đóng cửa ở mức 2.177,01.
Chứng khoán châu Á: Lo ngại bao trùm
Thông tin JP Morgan mua ngân hàng đầu tư lớn thứ năm Mỹ, Bear Stearns như một “gáo nước lạnh” dội vào thị trường chứng khoán châu Á. Các chỉ số chính của châu Á hôm nay có một phiên giảm mạnh, chủ yếu do tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng.
Mức giảm cao nhất của ngày hôm nay thuộc về chỉ số Hang Seng của Hồng Kông. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 5,18%, đóng cửa ở mức 21.084,61.
Trong khi đó, đồng Yên tăng giá mạnh (96JPY/1USD), mức thấp nhất kể từ 9/1995 đã khiến thị trường chứng khoán Nhật giảm 454,09 điểm, tương đương 3,7%, đóng cửa ở mức 11.787,51.
Sau khi một mình tăng điểm vào phiên trước, hôm nay chỉ số Straits Times của Singapore không còn giữ được “phong độ” và giảm 1,63%.
Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc có phiên thứ 3 liên tiếp giảm, mức giảm phiên này là 1,61%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan kết thúc phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm 1,91%, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,6%.
Chứng khoán Châu Âu: Thất vọng
Giống như chứng khoán châu Á, chứng khoán châu Âu có một ngày giao dịch thất vọng bởi những lo ngại về khủng hoảng tài chính Mỹ đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Các chỉ số chính đều có mức giảm lớn, trên 3%.
Lĩnh vực ngân hàng lại tiếp tục kéo thị trường đi xuống, trong đó 3 ngân hàng lớn của châu Âu là UBS, Royal Bank of Scotland, Barclays lần lượt giảm 14%, 8,7% và 9,4%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 217,30 điểm, tương đương 3,86%, đóng cửa ở mức 5.414,4. Chỉ số DAX của Đức mất đi 169,60 điểm, tương ứng với 4,18%, kết thúc ngày giao dịch đầu tuần ở mức 6.182,3. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm “ít nhất” với mức giảm 161,11 điểm (3,51%), đóng cửa ở mức 4.431,04.
Chứng khoán Mỹ: Chờ giờ “G”
Những diễn biến không mấy sáng sủa trên thị trường tài chính đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải có những biện pháp cung tiền và mới đây nhất là hạ lãi suất chiết khấu từ 3,5% xuống 3,25%.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng rất có thể trong phiên họp ngày 18/3 tới, FED sẽ hạ lãi suất cơ bản USD lên đến 1% thay vì 0,75% như dự báo trước đó, từ mức 3% hiện nay xuống 2%.
Thực tế, trong thời kỳ 1990 – 1991, FED đã từng cắt giảm 1% lãi suất cơ bản và đưa lãi suất này xuống thấp hơn tỷ lệ lạm phát của cùng thời kỳ.
Với tình cảnh hiện nay, có vẻ như điều này sẽ sảy ra trong tương lai gần.
Chứng khoán Mỹ hôm qua có những diễn biến trái chiều ở các chỉ số chính. Trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones đảo chiều ngoạn mục còn chỉ số S&P 500 và chỉ số tổng hợp Nasdaq lại giảm.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 21,16 điểm, tương đương 0,18%, đóng cửa ở mức 11.972,25.
Chỉ số S&P 500 giảm 11,54 điểm, tương ứng với 0,90%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.276,60.
Chỉ số Nasdaq mất đi 35,48%, tương đương với 1,6%, đóng cửa ở mức 2.177,01.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.951,09 | 11.972,25 | +21,16 | +0,18 |
Nasdaq | 2.263,61 | 2.177,01 | -35,48 | -1,60 | |
S&P 500 | 1.288,14 | 1.276,60 | -11,54 | -0,90 | |
Anh | FTSE 100 | 5.631,70 | 5.414,40 | -217,30 | -3,86 |
Đức | DAX | 6.451,90 | 6.182,30 | -269,60 | -4,18 |
Pháp | CAC 40 | 4.592,15 | 4.431,04 | -161,11 | -3,51 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.161,39 | 8.005,46 | -155,93 | -1,91 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.241,60 | 11.787,51 | -454,09 | -3,71 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.237,11 | 21.084,61 | -1,152,50 | -5,18 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.600,26 | 1.574,44 | -25,82 | -1,61 |
Singapore | Straits Times | 2.839,01 | 2.792,75 | -46,26 | -1,63 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.962,67 | 3.820,05 | -142,62 | -3,60 |