Chứng khoán thế giới: Ngóng chờ tin mới
Ngày 12/6, nỗi lo lạm phát bao trùm lên thị trường châu Á trong khi thị trường Mỹ tăng điểm và chờ đợi công bố CPI
Ngày 12/6, nỗi lo lạm phát bao trùm lên thị trường châu Á trong khi thị trường Mỹ tăng điểm và chờ đợi công bố CPI.
Chứng khoán Mỹ: Ngóng chờ tin mới
Hôm thứ Năm, giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX đã tăng 36 cent/thùng và đóng cửa ở mức 136,74 USD/thùng.
Thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho hay, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã nhảy vọt lên mức 384,000. Được biết thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đã lên mức 5,5%.
Trong khi đó, thông báo của Bộ Thương mại cho biết, giá hàng hóa nhập khẩu của nước này trong tháng Năm đã tăng 2,3%, cao hơn 0,6% so với tháng Tư. Đây là mức tăng cao nhất trong ba tháng qua và cũng là kỷ lục của 17 năm qua.
Liên quan đến mức tiêu dùng ở Mỹ, doanh thu bán lẻ ở nước này đã tăng 1% trong tháng Năm, đây được xem là thông tin hỗ trợ quan trọng cho thị trường vốn đang dấy lên những quan ngại về lạm phát sẽ làm giảm sức cầu.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch hôm thứ Năm đã tăng điểm trở lại trên cả ba chỉ số sau khi đã sụt giảm mạnh phiên trước đó. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có vẻ như thị trường đang ngóng chờ tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lòng tin người tiêu dùng Mỹ dự kiến sẽ được công bố vào 13/6.
Nếu CPI tăng cao hơn dự báo, rất có thể chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang sẽ có sự biến chuyển và khi đó giới đầu tư sẽ có thể dự đoán được xu hướng của thị trường.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 57,81 điểm, tương đương 0,48%, đóng cửa ở mức 12.141,58.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 10,34 điểm, tương ứng 0,43%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.404,35.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,38 điểm, tương đương 0,33%, đóng cửa ở mức 1.339,87.
Chứng khoán châu Âu: Tăng điểm sau sáu ngày đi xuống
Chứng khoán châu Âu đã có phiên tăng điểm đầu tiên sau sáu ngày giảm điểm trước đó. Khối ngân hàng các phiên trước là nguyên nhân chính khiến chứng khoán châu Âu sụt giảm thì phiên này lại là động lực quan trọng nhất góp sức cho màu xanh trở lại thị trường.
Cổ phiếu của Ngân hàng Hoàng Gia Scotland tăng 7,9%, cổ phiếu của BNP Paribas tăng 2,7%, HSBC tăng 1,3%.
Như vậy, sau khi sụt giảm mạnh vào phiên trước đó, đà tăng của phiên này đã một phần bù cho mức sụt giảm đó và tạo hy vọng cho thị trường trong những phiên tiếp theo.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này tăng 67,20 điểm, tương đương 1,17%, đóng cửa ở mức 5.790,50, khối lượng giao dịch đạt 3,08 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,97%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,24%, khối lượng giao dịch đạt 197 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Rực đỏ vì lo lạm phát
Chứng khoán châu Á thêm một ngày không có điểm tựa bởi tin tức về lạm phát đang lan tỏa sức nóng tới các thị trường chứng khoán và cũng vì sức nóng đó dẫn đến sắc màu rực đỏ ở các thị trường.
Ám ảnh lạm phát tới kinh tế toàn cầu tiếp tục là nỗi lo cho thị trường Nhật và cũng vì lý do đó, chứng khoán Nhật đã đảo chiều và chìm sâu với biên độ trên 2%, một mức giảm không quá bi thảm nhưng đáng thất vọng.
Một lý do khác khiến thị trường Nhật đi xuống xuất phát từ sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng Mỹ đã ảnh hưởng đến khối tài chính Nhật. Cổ phiếu của ba ngân hàng lớn của nước này là Mitsubishi UFJ Financial Group, Bank Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group giảm lần lượt là 1,3%, 3,1% và 2,8%.
Bên cạnh đó, giá đồng Yên tăng giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Toyota giảm lần lượt là 2,4% và 2,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 294,88 điểm, tương đương 2,08%, đóng cửa ở mức 13.888,60.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông phiên này cũng cùng chung sắc đỏ với các thị trường khác khi chỉ số Hang Seng giảm 1,30%.
Thông tin từ Hàn Quốc cho hay, Ngân hàng Trung ương nước này đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 5% và cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ phải đối mặt với những rủi ro về lạm phát, điều mà có thể sẽ kìm đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhận định về định hướng sắp tới liên quan tới những động thái của Ngân hàng Trung ương, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dưới áp lực giá cả leo thang, Ngân hàng Trung ương rất có thể sẽ phải tăng lãi suất cơ bản.
Phản ứng trước quyết định của Ngân hàng Trung ương, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc đã giảm 2,37%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tiếp tục giảm 3,39%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch hôm thứ Năm giảm 0,87 %.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục sụt giảm đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp trong tuần. Đồng thời đưa chỉ số Shanghai Composite xuống dưới mức 3.000 điểm và cũng là mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua.
Với những lo ngại về lạm phát leo thang và những quyết định của Ngân hàng Trung ương đối với chính sách tiền tệ tiếp tục là những quan ngại đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Những tưởng sau khi một số chính sách như giảm thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán và hạn chế cung cổ phiếu ra thị trường sẽ giúp chứng khoán nước này tăng mạnh. Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế nước này còn dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ tăng trên 4.000 điểm và mốc 3.000 đã là “đáy”.
Nhưng nay, tình hình đã thay đổi khi phiên giao dịch này chỉ số Shanghai Composite giảm 2,21%, chính thức đưa chỉ số này về mốc 2.957,53.
Chứng khoán Mỹ: Ngóng chờ tin mới
Hôm thứ Năm, giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX đã tăng 36 cent/thùng và đóng cửa ở mức 136,74 USD/thùng.
Thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho hay, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã nhảy vọt lên mức 384,000. Được biết thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đã lên mức 5,5%.
Trong khi đó, thông báo của Bộ Thương mại cho biết, giá hàng hóa nhập khẩu của nước này trong tháng Năm đã tăng 2,3%, cao hơn 0,6% so với tháng Tư. Đây là mức tăng cao nhất trong ba tháng qua và cũng là kỷ lục của 17 năm qua.
Liên quan đến mức tiêu dùng ở Mỹ, doanh thu bán lẻ ở nước này đã tăng 1% trong tháng Năm, đây được xem là thông tin hỗ trợ quan trọng cho thị trường vốn đang dấy lên những quan ngại về lạm phát sẽ làm giảm sức cầu.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch hôm thứ Năm đã tăng điểm trở lại trên cả ba chỉ số sau khi đã sụt giảm mạnh phiên trước đó. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có vẻ như thị trường đang ngóng chờ tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lòng tin người tiêu dùng Mỹ dự kiến sẽ được công bố vào 13/6.
Nếu CPI tăng cao hơn dự báo, rất có thể chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang sẽ có sự biến chuyển và khi đó giới đầu tư sẽ có thể dự đoán được xu hướng của thị trường.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 57,81 điểm, tương đương 0,48%, đóng cửa ở mức 12.141,58.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 10,34 điểm, tương ứng 0,43%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.404,35.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,38 điểm, tương đương 0,33%, đóng cửa ở mức 1.339,87.
Chứng khoán châu Âu: Tăng điểm sau sáu ngày đi xuống
Chứng khoán châu Âu đã có phiên tăng điểm đầu tiên sau sáu ngày giảm điểm trước đó. Khối ngân hàng các phiên trước là nguyên nhân chính khiến chứng khoán châu Âu sụt giảm thì phiên này lại là động lực quan trọng nhất góp sức cho màu xanh trở lại thị trường.
Cổ phiếu của Ngân hàng Hoàng Gia Scotland tăng 7,9%, cổ phiếu của BNP Paribas tăng 2,7%, HSBC tăng 1,3%.
Như vậy, sau khi sụt giảm mạnh vào phiên trước đó, đà tăng của phiên này đã một phần bù cho mức sụt giảm đó và tạo hy vọng cho thị trường trong những phiên tiếp theo.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này tăng 67,20 điểm, tương đương 1,17%, đóng cửa ở mức 5.790,50, khối lượng giao dịch đạt 3,08 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,97%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,24%, khối lượng giao dịch đạt 197 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Rực đỏ vì lo lạm phát
Chứng khoán châu Á thêm một ngày không có điểm tựa bởi tin tức về lạm phát đang lan tỏa sức nóng tới các thị trường chứng khoán và cũng vì sức nóng đó dẫn đến sắc màu rực đỏ ở các thị trường.
Ám ảnh lạm phát tới kinh tế toàn cầu tiếp tục là nỗi lo cho thị trường Nhật và cũng vì lý do đó, chứng khoán Nhật đã đảo chiều và chìm sâu với biên độ trên 2%, một mức giảm không quá bi thảm nhưng đáng thất vọng.
Một lý do khác khiến thị trường Nhật đi xuống xuất phát từ sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng Mỹ đã ảnh hưởng đến khối tài chính Nhật. Cổ phiếu của ba ngân hàng lớn của nước này là Mitsubishi UFJ Financial Group, Bank Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group giảm lần lượt là 1,3%, 3,1% và 2,8%.
Bên cạnh đó, giá đồng Yên tăng giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Toyota giảm lần lượt là 2,4% và 2,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 294,88 điểm, tương đương 2,08%, đóng cửa ở mức 13.888,60.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông phiên này cũng cùng chung sắc đỏ với các thị trường khác khi chỉ số Hang Seng giảm 1,30%.
Thông tin từ Hàn Quốc cho hay, Ngân hàng Trung ương nước này đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 5% và cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ phải đối mặt với những rủi ro về lạm phát, điều mà có thể sẽ kìm đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhận định về định hướng sắp tới liên quan tới những động thái của Ngân hàng Trung ương, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dưới áp lực giá cả leo thang, Ngân hàng Trung ương rất có thể sẽ phải tăng lãi suất cơ bản.
Phản ứng trước quyết định của Ngân hàng Trung ương, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc đã giảm 2,37%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tiếp tục giảm 3,39%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch hôm thứ Năm giảm 0,87 %.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục sụt giảm đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp trong tuần. Đồng thời đưa chỉ số Shanghai Composite xuống dưới mức 3.000 điểm và cũng là mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua.
Với những lo ngại về lạm phát leo thang và những quyết định của Ngân hàng Trung ương đối với chính sách tiền tệ tiếp tục là những quan ngại đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Những tưởng sau khi một số chính sách như giảm thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán và hạn chế cung cổ phiếu ra thị trường sẽ giúp chứng khoán nước này tăng mạnh. Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế nước này còn dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ tăng trên 4.000 điểm và mốc 3.000 đã là “đáy”.
Nhưng nay, tình hình đã thay đổi khi phiên giao dịch này chỉ số Shanghai Composite giảm 2,21%, chính thức đưa chỉ số này về mốc 2.957,53.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.083,77 | 12.141,58 | +57,81 | +0,48 |
Nasdaq | 2.394,01 | 2.404,35 | +10,34 | +0,43 | |
S&P 500 | 1.335,49 | 1.339,87 | +4,38 | +0,33 | |
Anh | FTSE 100 | 5.723,30 | 5.790,50 | +67,20 | +1,17 |
Đức | DAX | 6.650,26 | 6.714,52 | +64,26 | +0,97 |
Pháp | CAC 40 | 4.660,91 | 4.672,30 | +11,39 | +0,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.345,59 | 8.062,31 | -283,28 | -3,39 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.183,48 | 13.888,60 | -294,88 | -2,08 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.327,60 | 23.023,86 | -303,74 | -1,30 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.781,67 | 1.739,36 | -42,31 | -2,37 |
Singapore | Straits Times | 3.046,77 | 3.020,15 | -26,62 | -0,87 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.024,24 | 2.957,53 | -66,71 | -2,21 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |