Chứng khoán thế giới: Phố Wall trong vòng xoáy “khủng hoảng”
Ngày 27/6, Phố Wall tiếp tục giảm điểm và hình thành xu hướng thị trường đầu cơ giá xuống trong khi giá dầu có lúc lên 143 USD/thùng
Ngày 27/6, Phố Wall tiếp tục giảm điểm và hình thành xu hướng thị trường đầu cơ giá xuống trong khi giá dầu có lúc lên 143 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Trong vòng xoáy nguy hiểm
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu về thu nhập sau thuế của dân Mỹ tăng 5,7% trong tháng Năm qua. Đây là mức thu nhập sau thuế tăng cao thứ hai so với mức tăng 6,3% được thiết lập vào tháng 5/1975.
Tuy mức thu nhập tăng cao nhưng chi tiêu dùng của dân Mỹ chỉ tăng 0,8% trong tháng Năm. Một phần chi tiêu của người tiêu dùng tăng trong tháng qua xuất phát từ giá xăng, gas và lương thực – thực phẩm leo thang.
Cùng ngày, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX có lúc đã tăng lên 142,99 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 140,21 USD/thùng.
Như vậy, nhận định giá dầu sẽ tăng trên 141 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm của Goldman Sachs đến nay đã thành hiện thực và rất có thể, khả năng giá dầu sẽ tăng lên 150 -200 USD/thùng như dự báo của ngân hàng này đưa ra trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã có tuần giao dịch đỏ lửa và đáng thất vọng khi các chỉ số đều tụt giảm. Thậm chí mức giảm đã ở mức báo động khi thị trường đã dần hình thành thị trường theo chiều giá xuống (Bear Market) tạo mảnh đất “mầu mỡ” cho giới đầu cơ giá xuống kiếm lời.
Thực tế diễn biến thị trường vừa qua cho thấy nguy cơ các định chế tài chính ở Mỹ sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tín dụng, thập chí các khoản thua lỗ sẽ tiếp tục đưa đến những cuộc sáp nhập hay thâu tóm lẫn nhau.
Có thể nói thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang đứng trước thách thức rất lớn. Vì thông thường khi thị trường xuống mạnh vào tuần này thì tuần sau sẽ có thế cân bằng hơn. Nhưng đã nhiều tuần qua, chứng khoán Mỹ luôn đi xuống, với biên độ giảm ngày một lớn hơn.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch cuối tuần giảm 106,91 điểm, tương đương -0,93%, đóng cửa ở mức 11.346,51, giảm 4,19% so với tuần trước, mất 10,22% so với tháng trước, thấp hơn 7,47% so với quý 1/2008 và tụt giảm 14,46% so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 5,74 điểm, tương ứng -0,25%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.315,63, mất 3,76% so với tuần trước, giảm 8,21% so với tháng trước, tăng 1,60% so với quý trước và “bốc hơi” 12,69% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 4,77 điểm, tương đương -0,37%, đóng cửa ở mức 1.278,38, giảm 3,00% so với tuần trước, mất 8,71% so với tháng trước, thấp hơn 3,5% so với quý 1/2008 và sụt giảm 12,94% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải thích thuật ngữ: Thị trường đầu cơ giá xuống (Bear Market) hay thị trường theo chiều giá xuống được hiểu là các chỉ số chứng khoán đã giảm đi ít nhất 20% trong vòng hai tháng.
Tuy nhiên với thị trường có tính ổn định bậc nhất thế giới này, việc đầu cơ để đẩy thị trường xuống 20% là rất khó xảy ra, nên chỉ cần thị trường giảm 10% thì đã được coi là thị trường Bear Market.
Thủ thuật của các tay đầu cơ giá xuống áp dụng trong khi thị trường đi xuống là dùng chiêu thức bán khống (Short Sales). Tức là họ mượn cổ phiếu từ các hãng môi giới – xử lý thanh toán (Clearing Firm/ House) sau đó bán ra. Sau khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng họ sẽ mua lại cổ phiếu đó để trả lại nơi họ đã mượn.
Mỗi lần mượn cổ phiếu, giới đầu tư phải trả một khoản phí tính trên số cổ phiếu. Phí mượn một cổ phiếu này thay đổi theo từng thời kỳ, từng hãng… nhưng phổ biến ở mức 0,000xx/cổ phiếu.
Do đặc thù không có giới hạn thời hạn thanh toán (T+...) của giao dịch hay nói cách khác, nhà đầu tư vừa mua cổ phiếu sẽ có thể bán ngay lập tức nên giao dịch trở nên sôi động và tính thanh khoản cực cao.
Với biên độ giảm là không giới hạn nên có thể khiến cổ phiếu có thị giá từ 100 USD về 0 USD. Tuy nhiên với mỗi cổ phiếu giảm mạnh, giao dịch của cổ phiếu đó có thể ngừng giao dịch 5 phút để nhà đầu tư nghe ngóng tin tức. Giảm quá 10% thị trường ngừng 30 phút… việc cho phép ngừng này xuất phát từ sự điều tiết linh hoạt từ Nhà tạo lập thị trường - Market Maker ở sàn Nasdaq và Chuyên gia điều hành - Specialist ở sàn New York.
Thông tin đáng chú ý và số liệu thống kê thị trường Mỹ:
* Cục Dữ trữ Liên bang đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 2%/năm.
* Tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm của nước này trong quý 1/2008 đạt 1%.
* Xuất khẩu quý 1/2008 tăng 5,4%.
* Nhập khẩu quý 1/2008 giảm 0,7%.
* Chi tiêu dùng trong tháng Năm tăng 0,8%
* Thu nhập sau thuế dân Mỹ tăng 5,7%.
* Chỉ số Dow Jones gần chạm “thị trường đầu cơ giá xuống – Bear Market”
Chứng khoán châu Âu: Tuần giảm điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục ảm đạm dù sắc xanh đã hiện diện ở thị trường Anh sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Như vậy châu Âu tiếp tục có thêm một tuần mất điểm và gây nên sự thất vọng cho giới đầu tư.
Lo ngại giá dầu tiếp tục leo thang sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đồng thời những tác động từ viễn cảnh lợi nhuận các tập đoàn đã đè nặng lên tâm lý giới đầu tư.
Bên cạnh đó, những lo lắng bắt đầu thực sự lộ diện khi khó khăn, sự căng thẳng lại trở lại và có thể dẫn đến khủng hoảng ở thị trường chứng khoán Mỹ mà khởi đầu là khối tài chính, ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Sáu tăng 11,70 điểm, tương đương 0,21% nhưng giảm 1,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,60 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,58%, thấp hơn tuần trước 2,4% giá trị, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,31 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,65%, mất 2,48% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 227triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thất vọng phiên giao dịch cuối tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần giảm mạnh do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao và thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm. Điểm đáng chú ý là mức sụt giảm hơn 5% của chứng khoán Trung Quốc và hơn 2% của chỉ số Nikkei 225.
Số liệu được công bố trong hôm thứ Sáu cho thấy, lạm phát hàng năm trong tháng Năm ở Nhật đã tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua trong khi chi phí năng lượng, thất nghiệp tăng cao, chi tiêu dùng giảm và bóng đen đang bao phủ lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo đó, lạm phát cơ bản (lạm phát lõi – không bao gồm mức tăng giá của năng lượng và lương thực - thực phẩm) hàng năm tính đến tháng Năm ở nước này tăng 1,5%, cao hơn 0,1% so với dự báo của giới phân tích.
Giá cả leo thang khiến người tiêu dùng Nhật đã cắt giảm chi tiêu 3,2% trong tháng Năm, tăng hơn 1% so với dự báo của giới phân tích. Được biết, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm tính đến tháng Năm ở mức 4%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã giảm điểm mạnh do thông tin kinh tế vĩ mô không tích cực và nhiều tín hiệu không mấy sáng sủa đến từ kinh tế thế giới.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 277,96 điểm, tương đương 2,01%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức13.544,36, thấp hơn tuần trước 2,85% giá trị.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông cũng cùng đà giảm điểm với các thị trường khi chỉ số Hang Seng giảm 1,84%, giảm 3,09% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,7%, thấp hơn 4,47% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,84%, mất 1,86% giá trị so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này giảm 1,93% và thấp hơn tuần trước 2,68% giá trị.
Cuối cùng, chỉ số Shanghai Composite phiên giao dịch cuối tuần mất 5,29% giá trị và giảm 2,94% so với tuần trước.
Chứng khoán Mỹ: Trong vòng xoáy nguy hiểm
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu về thu nhập sau thuế của dân Mỹ tăng 5,7% trong tháng Năm qua. Đây là mức thu nhập sau thuế tăng cao thứ hai so với mức tăng 6,3% được thiết lập vào tháng 5/1975.
Tuy mức thu nhập tăng cao nhưng chi tiêu dùng của dân Mỹ chỉ tăng 0,8% trong tháng Năm. Một phần chi tiêu của người tiêu dùng tăng trong tháng qua xuất phát từ giá xăng, gas và lương thực – thực phẩm leo thang.
Cùng ngày, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX có lúc đã tăng lên 142,99 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 140,21 USD/thùng.
Như vậy, nhận định giá dầu sẽ tăng trên 141 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm của Goldman Sachs đến nay đã thành hiện thực và rất có thể, khả năng giá dầu sẽ tăng lên 150 -200 USD/thùng như dự báo của ngân hàng này đưa ra trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã có tuần giao dịch đỏ lửa và đáng thất vọng khi các chỉ số đều tụt giảm. Thậm chí mức giảm đã ở mức báo động khi thị trường đã dần hình thành thị trường theo chiều giá xuống (Bear Market) tạo mảnh đất “mầu mỡ” cho giới đầu cơ giá xuống kiếm lời.
Thực tế diễn biến thị trường vừa qua cho thấy nguy cơ các định chế tài chính ở Mỹ sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tín dụng, thập chí các khoản thua lỗ sẽ tiếp tục đưa đến những cuộc sáp nhập hay thâu tóm lẫn nhau.
Có thể nói thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang đứng trước thách thức rất lớn. Vì thông thường khi thị trường xuống mạnh vào tuần này thì tuần sau sẽ có thế cân bằng hơn. Nhưng đã nhiều tuần qua, chứng khoán Mỹ luôn đi xuống, với biên độ giảm ngày một lớn hơn.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch cuối tuần giảm 106,91 điểm, tương đương -0,93%, đóng cửa ở mức 11.346,51, giảm 4,19% so với tuần trước, mất 10,22% so với tháng trước, thấp hơn 7,47% so với quý 1/2008 và tụt giảm 14,46% so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 5,74 điểm, tương ứng -0,25%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.315,63, mất 3,76% so với tuần trước, giảm 8,21% so với tháng trước, tăng 1,60% so với quý trước và “bốc hơi” 12,69% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 4,77 điểm, tương đương -0,37%, đóng cửa ở mức 1.278,38, giảm 3,00% so với tuần trước, mất 8,71% so với tháng trước, thấp hơn 3,5% so với quý 1/2008 và sụt giảm 12,94% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải thích thuật ngữ: Thị trường đầu cơ giá xuống (Bear Market) hay thị trường theo chiều giá xuống được hiểu là các chỉ số chứng khoán đã giảm đi ít nhất 20% trong vòng hai tháng.
Tuy nhiên với thị trường có tính ổn định bậc nhất thế giới này, việc đầu cơ để đẩy thị trường xuống 20% là rất khó xảy ra, nên chỉ cần thị trường giảm 10% thì đã được coi là thị trường Bear Market.
Thủ thuật của các tay đầu cơ giá xuống áp dụng trong khi thị trường đi xuống là dùng chiêu thức bán khống (Short Sales). Tức là họ mượn cổ phiếu từ các hãng môi giới – xử lý thanh toán (Clearing Firm/ House) sau đó bán ra. Sau khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng họ sẽ mua lại cổ phiếu đó để trả lại nơi họ đã mượn.
Mỗi lần mượn cổ phiếu, giới đầu tư phải trả một khoản phí tính trên số cổ phiếu. Phí mượn một cổ phiếu này thay đổi theo từng thời kỳ, từng hãng… nhưng phổ biến ở mức 0,000xx/cổ phiếu.
Do đặc thù không có giới hạn thời hạn thanh toán (T+...) của giao dịch hay nói cách khác, nhà đầu tư vừa mua cổ phiếu sẽ có thể bán ngay lập tức nên giao dịch trở nên sôi động và tính thanh khoản cực cao.
Với biên độ giảm là không giới hạn nên có thể khiến cổ phiếu có thị giá từ 100 USD về 0 USD. Tuy nhiên với mỗi cổ phiếu giảm mạnh, giao dịch của cổ phiếu đó có thể ngừng giao dịch 5 phút để nhà đầu tư nghe ngóng tin tức. Giảm quá 10% thị trường ngừng 30 phút… việc cho phép ngừng này xuất phát từ sự điều tiết linh hoạt từ Nhà tạo lập thị trường - Market Maker ở sàn Nasdaq và Chuyên gia điều hành - Specialist ở sàn New York.
Thông tin đáng chú ý và số liệu thống kê thị trường Mỹ:
* Cục Dữ trữ Liên bang đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 2%/năm.
* Tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm của nước này trong quý 1/2008 đạt 1%.
* Xuất khẩu quý 1/2008 tăng 5,4%.
* Nhập khẩu quý 1/2008 giảm 0,7%.
* Chi tiêu dùng trong tháng Năm tăng 0,8%
* Thu nhập sau thuế dân Mỹ tăng 5,7%.
* Chỉ số Dow Jones gần chạm “thị trường đầu cơ giá xuống – Bear Market”
Chứng khoán châu Âu: Tuần giảm điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục ảm đạm dù sắc xanh đã hiện diện ở thị trường Anh sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Như vậy châu Âu tiếp tục có thêm một tuần mất điểm và gây nên sự thất vọng cho giới đầu tư.
Lo ngại giá dầu tiếp tục leo thang sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đồng thời những tác động từ viễn cảnh lợi nhuận các tập đoàn đã đè nặng lên tâm lý giới đầu tư.
Bên cạnh đó, những lo lắng bắt đầu thực sự lộ diện khi khó khăn, sự căng thẳng lại trở lại và có thể dẫn đến khủng hoảng ở thị trường chứng khoán Mỹ mà khởi đầu là khối tài chính, ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Sáu tăng 11,70 điểm, tương đương 0,21% nhưng giảm 1,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,60 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,58%, thấp hơn tuần trước 2,4% giá trị, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,31 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,65%, mất 2,48% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 227triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thất vọng phiên giao dịch cuối tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần giảm mạnh do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao và thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm. Điểm đáng chú ý là mức sụt giảm hơn 5% của chứng khoán Trung Quốc và hơn 2% của chỉ số Nikkei 225.
Số liệu được công bố trong hôm thứ Sáu cho thấy, lạm phát hàng năm trong tháng Năm ở Nhật đã tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua trong khi chi phí năng lượng, thất nghiệp tăng cao, chi tiêu dùng giảm và bóng đen đang bao phủ lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo đó, lạm phát cơ bản (lạm phát lõi – không bao gồm mức tăng giá của năng lượng và lương thực - thực phẩm) hàng năm tính đến tháng Năm ở nước này tăng 1,5%, cao hơn 0,1% so với dự báo của giới phân tích.
Giá cả leo thang khiến người tiêu dùng Nhật đã cắt giảm chi tiêu 3,2% trong tháng Năm, tăng hơn 1% so với dự báo của giới phân tích. Được biết, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm tính đến tháng Năm ở mức 4%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã giảm điểm mạnh do thông tin kinh tế vĩ mô không tích cực và nhiều tín hiệu không mấy sáng sủa đến từ kinh tế thế giới.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 277,96 điểm, tương đương 2,01%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức13.544,36, thấp hơn tuần trước 2,85% giá trị.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông cũng cùng đà giảm điểm với các thị trường khi chỉ số Hang Seng giảm 1,84%, giảm 3,09% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,7%, thấp hơn 4,47% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,84%, mất 1,86% giá trị so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này giảm 1,93% và thấp hơn tuần trước 2,68% giá trị.
Cuối cùng, chỉ số Shanghai Composite phiên giao dịch cuối tuần mất 5,29% giá trị và giảm 2,94% so với tuần trước.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.453,42 | 11.346,51 | -106,91 | -0,93 |
Nasdaq | 2.321,37 | 2.315,63 | -5,74 | -0,25 | |
S&P 500 | 1.283,15 | 1.278,38 | -4,77 | -0,37 | |
Anh | FTSE 100 | 5.518,20 | 5.529,90 | +11,70 | +0,21 |
Đức | DAX | 6.459,60 | 6.421,91 | -37,69 | -0,58 |
Pháp | CAC 40 | 4.426,19 | 4.397,32 | -28,87 | -0,65 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.811,80 | 7.548,76 | -263,04 | -3,37 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.822,32 | 13.544,36 | -277,96 | -2,01 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.455,67 | 22.042,35 | -413,32 | -1,84 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.717,66 | 1.684,45 | -33,21 | -1,93 |
Singapore | Straits Times | 2.980,95 | 2.955,91 | -25,04 | -0,84 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.901,85 | 2.748,43 | -153,42 | -5,29 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |