Chứng khoán thế giới: Sắc đỏ trong nỗi lo lạm phát
Ngày 20/5, chứng khoán thế giới cùng giảm điểm trong khi giá dầu đã tăng trên 129 USD/thùng, kéo theo nỗi lo về lạm phát
Ngày 20/5, chứng khoán thế giới cùng giảm điểm trong khi giá dầu đã tăng trên 129 USD/thùng, kéo theo nỗi lo về lạm phát.
Chứng khoán châu Á: Sắc đỏ lan rộng
Chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm sau bảy ngày tăng ấn tượng trước đó trong khi thị trường Trung Quốc tụt giảm gần 4,5% do nhà đầu tư lo ngại về tình hình lạm phát của nước này trong tháng năm và tháng sáu tới sẽ tăng cao do ảnh hưởng của trận động đất vừa qua.
Hôm thứ ba, Ngân hàng Trung ương Nhật đã đưa ra quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất 0,5%. Quyết định này đã đáp ứng được kỳ vọng của giới phân tích bởi hiện tại tình hình kinh tế Nhật cũng như kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi giá dầu thô và các chi phí nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng cao.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm sau khi tăng nhiều phiên trước đó, nguyên nhân do cổ phiếu khối tài chính và một số nhà xuất khẩu giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 109,52 điểm, tương đương -0,77%, đóng cửa ở mức 14.160,09.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông cũng giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ ba, những lo ngại về sức tàn phá từ trận động đất ở Đại Lục đã kéo chứng khoán Hồng Kông xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần qua. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 2,23%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 2,43%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc giảm 0,65%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,28%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp, nhưng biên độ của phiên này là đáng thất vọng khi chỉ số Shanghai Composite giảm 4,48% do cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh và giới đầu tư lo ngại trận động đất xảy ra tuần trước sẽ khiến lạm phát trong tháng năm và có thể cả tháng sáu sẽ tăng mạnh.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt giảm điểm
Chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) của Đức đã tăng 5,2% trong tháng tư so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dự báo của các nhà kinh tế trước đó là 4,7%. Mức tăng của PPI trong tháng qua là mức tăng cao nhất trong hai năm gần đây, nguyên nhân do chi phí năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và hiện đang tạo ra áp lực đối với kinh tế nước này.
Được biết, giá dầu thô ở Đức đã tăng 33% kể từ đầu năm đến nay và giá năng lượng đã tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, từ đầu năm tới nay giá trị đồng Euro đã tăng 6,7% so với giá trị đồng USD khiến chỉ số giá hàng nhập khẩu của nước này đã giảm từ 5,9% trong tháng hai xuống 5,7% trong tháng ba.
Cũng trong hôm thứ ba, Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu đã công bố kết quả về chỉ số lòng tin của giới đầu tư ở Đức, theo đó chỉ số này đã giảm xuống 41,4 trong tháng năm, mức thấp thứ hai trong năm. Nguyên nhân do họ lo ngại tình hình lạm phát tăng cao, đồng Euro lên giá, sự sụt giảm của thị trường địa ốc Mỹ sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, giá dầu đã ghi kỷ lục mới và nỗi lo về lạm phát được đẩy lên cao khiến chứng khoán châu Âu có ngày giảm điểm mạnh nhất trong vòng hai tháng qua.
Trong khi khối khai mỏ tiếp tục tăng điểm thì khối ngân hàng tụt giảm mạnh và áp đảo lượng bán ra của thị trường khiến các chỉ số đều tràn ngập màu đỏ.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 184,90 điểm, tương đương -2,9%, đóng cửa ở mức 6.191,60, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,33 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,49%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 1,70%, khối lượng giao dịch đạt 147 triệu cổ phiếu.
Thị trường Mỹ: Giá dầu tăng, chứng khoán giảm
Phiên giao dịch hôm thứ ba, giá dầu thô giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange đã ghi kỷ lục mới khi có lúc lên đến 129,60 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 129,07 USD/thùng.
Cũng trong hôm thứ ba, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) của nước này đã tăng 0,2% trong tháng tư, tuy nhiên nếu tính cả lương thực – thực phẩm và nhiên liệu thì mức tăng của chỉ số này là 0,4%, gấp đôi so với dự báo trước đó của giới phân tích.
Như vậy, tính chung trong 12 tháng qua, PPI của Mỹ đã tăng 3%, cao nhất nhất kể từ tháng 12/1991.
Thông tin liên quan đến công ty công nghệ lớn nhất thế giới về mặt doanh thu, Hewlett-Packard (HP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2008, theo đó, tổng doanh thu của hãng đạt 28,26 tỷ USD, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 87 cent, tăng 2 cent so với dự báo của giới phân tích. Được biết trong tuần qua, hãng đã công bố hoàn tất việc mua lại công ty Electronic Data Systems.
Trong khi đó, phiên giao dịch này, chỉ số của cổ phiếu khối tài chính đã mất đi 2,1%, trong đó JPMorgan, Citigroup, Bank of America lần lượt giảm 4,8%, 3,83%, 1,97%.
Những lo ngại về lạm phát, giá dầu tăng đã đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống, trong đó chỉ số Dow Jones giảm hơn 1,5% và tụt khỏi mốc 13.000 điểm vừa được thiết lập phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 199,48 điểm, tương đương -1,53%, đóng cửa ở mức 12.828,68.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục giảm 23,83 điểm, tương ứng -0,95%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 2.492,26.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 13,23 điểm, tương đương -0,93%, đóng cửa ở mức 1.413,40.
Chứng khoán châu Á: Sắc đỏ lan rộng
Chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm sau bảy ngày tăng ấn tượng trước đó trong khi thị trường Trung Quốc tụt giảm gần 4,5% do nhà đầu tư lo ngại về tình hình lạm phát của nước này trong tháng năm và tháng sáu tới sẽ tăng cao do ảnh hưởng của trận động đất vừa qua.
Hôm thứ ba, Ngân hàng Trung ương Nhật đã đưa ra quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất 0,5%. Quyết định này đã đáp ứng được kỳ vọng của giới phân tích bởi hiện tại tình hình kinh tế Nhật cũng như kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi giá dầu thô và các chi phí nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng cao.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm sau khi tăng nhiều phiên trước đó, nguyên nhân do cổ phiếu khối tài chính và một số nhà xuất khẩu giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 109,52 điểm, tương đương -0,77%, đóng cửa ở mức 14.160,09.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông cũng giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ ba, những lo ngại về sức tàn phá từ trận động đất ở Đại Lục đã kéo chứng khoán Hồng Kông xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần qua. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 2,23%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 2,43%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc giảm 0,65%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,28%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp, nhưng biên độ của phiên này là đáng thất vọng khi chỉ số Shanghai Composite giảm 4,48% do cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh và giới đầu tư lo ngại trận động đất xảy ra tuần trước sẽ khiến lạm phát trong tháng năm và có thể cả tháng sáu sẽ tăng mạnh.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt giảm điểm
Chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) của Đức đã tăng 5,2% trong tháng tư so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dự báo của các nhà kinh tế trước đó là 4,7%. Mức tăng của PPI trong tháng qua là mức tăng cao nhất trong hai năm gần đây, nguyên nhân do chi phí năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và hiện đang tạo ra áp lực đối với kinh tế nước này.
Được biết, giá dầu thô ở Đức đã tăng 33% kể từ đầu năm đến nay và giá năng lượng đã tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, từ đầu năm tới nay giá trị đồng Euro đã tăng 6,7% so với giá trị đồng USD khiến chỉ số giá hàng nhập khẩu của nước này đã giảm từ 5,9% trong tháng hai xuống 5,7% trong tháng ba.
Cũng trong hôm thứ ba, Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu đã công bố kết quả về chỉ số lòng tin của giới đầu tư ở Đức, theo đó chỉ số này đã giảm xuống 41,4 trong tháng năm, mức thấp thứ hai trong năm. Nguyên nhân do họ lo ngại tình hình lạm phát tăng cao, đồng Euro lên giá, sự sụt giảm của thị trường địa ốc Mỹ sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, giá dầu đã ghi kỷ lục mới và nỗi lo về lạm phát được đẩy lên cao khiến chứng khoán châu Âu có ngày giảm điểm mạnh nhất trong vòng hai tháng qua.
Trong khi khối khai mỏ tiếp tục tăng điểm thì khối ngân hàng tụt giảm mạnh và áp đảo lượng bán ra của thị trường khiến các chỉ số đều tràn ngập màu đỏ.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 184,90 điểm, tương đương -2,9%, đóng cửa ở mức 6.191,60, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,33 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,49%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 1,70%, khối lượng giao dịch đạt 147 triệu cổ phiếu.
Thị trường Mỹ: Giá dầu tăng, chứng khoán giảm
Phiên giao dịch hôm thứ ba, giá dầu thô giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange đã ghi kỷ lục mới khi có lúc lên đến 129,60 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 129,07 USD/thùng.
Cũng trong hôm thứ ba, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) của nước này đã tăng 0,2% trong tháng tư, tuy nhiên nếu tính cả lương thực – thực phẩm và nhiên liệu thì mức tăng của chỉ số này là 0,4%, gấp đôi so với dự báo trước đó của giới phân tích.
Như vậy, tính chung trong 12 tháng qua, PPI của Mỹ đã tăng 3%, cao nhất nhất kể từ tháng 12/1991.
Thông tin liên quan đến công ty công nghệ lớn nhất thế giới về mặt doanh thu, Hewlett-Packard (HP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2008, theo đó, tổng doanh thu của hãng đạt 28,26 tỷ USD, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 87 cent, tăng 2 cent so với dự báo của giới phân tích. Được biết trong tuần qua, hãng đã công bố hoàn tất việc mua lại công ty Electronic Data Systems.
Trong khi đó, phiên giao dịch này, chỉ số của cổ phiếu khối tài chính đã mất đi 2,1%, trong đó JPMorgan, Citigroup, Bank of America lần lượt giảm 4,8%, 3,83%, 1,97%.
Những lo ngại về lạm phát, giá dầu tăng đã đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống, trong đó chỉ số Dow Jones giảm hơn 1,5% và tụt khỏi mốc 13.000 điểm vừa được thiết lập phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 199,48 điểm, tương đương -1,53%, đóng cửa ở mức 12.828,68.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục giảm 23,83 điểm, tương ứng -0,95%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 2.492,26.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 13,23 điểm, tương đương -0,93%, đóng cửa ở mức 1.413,40.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.028,16 | 12.828,68 | -199,48 | -1,53 |
Nasdaq | 2.516,09 | 2.492,26 | -23,83 | -0,95 | |
S&P 500 | 1.426,63 | 1.413,40 | -13,23 | -0,93 | |
Anh | FTSE 100 | 6.376,50 | 6.191,60 | -184,90 | -2,90 |
Đức | DAX | 7.225,94 | 7.118,50 | -107,44 | -1,49 |
Pháp | CAC 40 | 5.142,10 | 5.054,88 | -87,22 | -1,70 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.295,20 | 9.068,89 | -226,31 | -2,43 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.269,61 | 14.160,09 | -109,52 | -0,77 |
Hồng Kông | Hang Seng | 25.742,23 | 25.169,46 | -572,77 | -2,23 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.885,37 | 1.873,15 | -12,22 | -0,65 |
Singapore | Straits Times | 3.241,49 | 3.199,88 | -41,61 | -1,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.604,76 | 3.443,16 | -161,60 | -4,48 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |