Chứng khoán thế giới: Sắc xanh hy vọng
Ngày 18/3, sự đảo chiều mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán thế Mỹ đã mang lại những hy vọng mới cho nhà đầu tư
Ngày 18/3, sự đảo chiều mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán thế Mỹ đã mang lại những hy vọng mới cho nhà đầu tư.
Chứng khoán châu Á: Mỉm cười
Chứng khoán châu Á hôm nay có phiên tăng điểm sau 3 phiên mất điểm liên tiếp. Mọi con mắt đang đổ dồn vào những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc cắt giảm lãi suất cơ bản.
Các chỉ số chính gần như tăng điểm ấn tượng như: Hang Seng của Hồng Kông, Nikkei 225 của Nhật, Straits Times của Singapore đều có mức tăng trên 1%.
Trong khi đó chỉ số Shanghai Composite vẫn tiếp tục “trượt dốc”.
Cụ thể, chỉ số Kikkei tăng 176,65 điểm, tương đương 1,5%, đóng cửa ở mức 11.964,16. Như vậy, trong ba ngày giảm điểm liên tiếp, chỉ số này đã mất đi 8% trong khi đồng Yên tăng giá lên mức cao nhất trong 13 năm qua.
Cùng có mức tăng ấn tượng có chỉ số Hang Seng, với mức tăng 300 điểm, tương ứng với 1,4%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 21.384,61.
Chỉ số Straits Times cũng tăng 1,46%, Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 0.91%, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan kết thúc phiên giao dịch thứ ba với mức tăng 0.65%.
Trong khi các chỉ số chính của châu Á đều tăng thì riêng chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lại tiếp tục giảm 3,96% do có những lo ngại về các chính sách kinh tế nhằm kìm chế lạm phát và ảnh hưởng của kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Châu Âu: Vui trong hy vọng
Trước thông tin về khả năng cắt giảm lãi suất của FED và thông tin khả quan về báo cáo hoạt động kinh doanh của Goldman Sachs, Lehman Brothers … thị trường chứng khoán châu Âu đã tăng trên 3%.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, các chỉ số chính đã tăng mạnh. Dù mức tăng phiên này là rất cao nhưng nó cũng chưa thể bù đắp được sự tụt giảm của phiên trước đó.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 191,40 điểm, tương đương 3,54% đóng cửa ở mức 5.605,80. Đây là mức tăng gần bằng mức giảm ngày giao dịch hôm qua.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức cũng tăng 211,09 điểm, tương ứng với 3,41%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 6.393,39 . Chỉ số CAC 40 của Pháp quay đầu với mức tăng 151,55 điểm (3,42%) đóng cửa ở mức 4.582,59.
Chứng khoán Mỹ: FED là trung tâm
Bước vào đầu phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh, dù buổi chiều FED mới đưa ra quyết định về việc cắt giảm lãi suất cơ bản.
Trong phiên họp chiều 18/3, FED đã công bố cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,75% điểm, từ mức 3% xuống 2,25%. Mức cắt giảm này đã thấp hơn dự báo của giới phân tích 0,25% điểm trước đó mấy ngày.
Thông tin này ngay lập tức khiến cả Phố Wall vui mừng, các chỉ số thay đổi nhanh chóng, trong đó chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng trên 4%, còn chỉ số Dow Jones “chỉ” tăng trên 3%.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 420,41 điểm, tương đương 3,51, đóng cửa ở mức 12.392,66.
Chỉ số S&P 500 tăng 54,14 điểm, tương ứng với 4,24%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.330,74 .
Chỉ số Nasdaq tăng 91,25 điểm, tương đương với 4,19%, đóng cửa ở mức 2.268,26 .
Đáng chú ý hơn cả, chỉ số S&P của ngành tài chính có ngày tăng điểm mạnh nhất trong vòng 8 năm qua với mức tăng 8,5%.
Trong khi đó hai “đại gia” tài chính là Goldman Sachs và Lehman Brothers có mức tăng kỷ lục với mức tăng lần lượt là 16,3%. 43,4%.
Chứng khoán châu Á: Mỉm cười
Chứng khoán châu Á hôm nay có phiên tăng điểm sau 3 phiên mất điểm liên tiếp. Mọi con mắt đang đổ dồn vào những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc cắt giảm lãi suất cơ bản.
Các chỉ số chính gần như tăng điểm ấn tượng như: Hang Seng của Hồng Kông, Nikkei 225 của Nhật, Straits Times của Singapore đều có mức tăng trên 1%.
Trong khi đó chỉ số Shanghai Composite vẫn tiếp tục “trượt dốc”.
Cụ thể, chỉ số Kikkei tăng 176,65 điểm, tương đương 1,5%, đóng cửa ở mức 11.964,16. Như vậy, trong ba ngày giảm điểm liên tiếp, chỉ số này đã mất đi 8% trong khi đồng Yên tăng giá lên mức cao nhất trong 13 năm qua.
Cùng có mức tăng ấn tượng có chỉ số Hang Seng, với mức tăng 300 điểm, tương ứng với 1,4%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 21.384,61.
Chỉ số Straits Times cũng tăng 1,46%, Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 0.91%, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan kết thúc phiên giao dịch thứ ba với mức tăng 0.65%.
Trong khi các chỉ số chính của châu Á đều tăng thì riêng chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lại tiếp tục giảm 3,96% do có những lo ngại về các chính sách kinh tế nhằm kìm chế lạm phát và ảnh hưởng của kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Châu Âu: Vui trong hy vọng
Trước thông tin về khả năng cắt giảm lãi suất của FED và thông tin khả quan về báo cáo hoạt động kinh doanh của Goldman Sachs, Lehman Brothers … thị trường chứng khoán châu Âu đã tăng trên 3%.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, các chỉ số chính đã tăng mạnh. Dù mức tăng phiên này là rất cao nhưng nó cũng chưa thể bù đắp được sự tụt giảm của phiên trước đó.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 191,40 điểm, tương đương 3,54% đóng cửa ở mức 5.605,80. Đây là mức tăng gần bằng mức giảm ngày giao dịch hôm qua.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức cũng tăng 211,09 điểm, tương ứng với 3,41%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 6.393,39 . Chỉ số CAC 40 của Pháp quay đầu với mức tăng 151,55 điểm (3,42%) đóng cửa ở mức 4.582,59.
Chứng khoán Mỹ: FED là trung tâm
Bước vào đầu phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh, dù buổi chiều FED mới đưa ra quyết định về việc cắt giảm lãi suất cơ bản.
Trong phiên họp chiều 18/3, FED đã công bố cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,75% điểm, từ mức 3% xuống 2,25%. Mức cắt giảm này đã thấp hơn dự báo của giới phân tích 0,25% điểm trước đó mấy ngày.
Thông tin này ngay lập tức khiến cả Phố Wall vui mừng, các chỉ số thay đổi nhanh chóng, trong đó chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng trên 4%, còn chỉ số Dow Jones “chỉ” tăng trên 3%.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 420,41 điểm, tương đương 3,51, đóng cửa ở mức 12.392,66.
Chỉ số S&P 500 tăng 54,14 điểm, tương ứng với 4,24%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.330,74 .
Chỉ số Nasdaq tăng 91,25 điểm, tương đương với 4,19%, đóng cửa ở mức 2.268,26 .
Đáng chú ý hơn cả, chỉ số S&P của ngành tài chính có ngày tăng điểm mạnh nhất trong vòng 8 năm qua với mức tăng 8,5%.
Trong khi đó hai “đại gia” tài chính là Goldman Sachs và Lehman Brothers có mức tăng kỷ lục với mức tăng lần lượt là 16,3%. 43,4%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.972,25 | 12.392,66 | +420,41 | +3,51 |
Nasdaq | 2.177,01 | 2.268,26 | +91,25 | +4,19 | |
S&P 500 | 1.276,60 | 1.330,74 | +54,14 | +4,24 | |
Anh | FTSE 100 | 5.414,40 | 5.605,80 | +191,40 | +3,54 |
Đức | DAX | 6.182,30 | 6.393,39 | +211,09 | +3,41 |
Pháp | CAC 40 | 4.431,04 | 4.582,59 | +151,55 | +3,42 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.005,46 | 8.057,82 | +52,36 | +0,65 |
Nhật | Nikkei 225 | 11.787,51 | 11.964,16 | +176,65 | +1,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.084,61 | 21.384,61 | +300,00 | +1,42 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.574,44 | 1.588,75 | +14,31 | +0,91 |
Singapore | Straits Times | 2.792,75 | 2.833,58 | +40,83 | +1,46 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.820,05 | 3.668,90 | -151,15 | -3,96 |