Chứng khoán thế giới: Sụt giảm vì khối ngân hàng
Ngày 1/7, chứng khoán châu Âu giảm mạnh do tác động từ khối ngân hàng trong khi thị trường Mỹ tiếp tục lên điểm bất chấp giá dầu tăng
Ngày 1/7, chứng khoán châu Âu giảm mạnh do tác động từ khối ngân hàng trong khi thị trường Mỹ tiếp tục lên điểm bất chấp giá dầu tăng.
Chứng khoán Mỹ: Màu xanh hiện diện
Trong ngày giao dịch đầu tháng Bảy, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX đã tăng thêm 97 cent/thùng so với phiên giao dịch trước đó và đóng cửa ở mức 140,97 USD/thùng.
Chỉ số sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) được công bố cho thấy, ISM đã tăng từ 49,6 trong tháng Năm lên 50,2 trong tháng Sáu. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất ở các nhà máy Mỹ đã tốt lên ngoài mong đợi bất chấp áp lực lạm phát đang gia tăng.
Hôm thứ Ba, ba hãng sản xuất ôtô lớn của thế giới đã công bố doanh số bán hàng tại thị trường Mỹ, theo đó, số xe mà hãng General Motors bán được trong tháng Sáu là 265.937 chiếc, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng khả quan hơn nếu so với mức dự báo giảm 18,3% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Đối với hãng Ford Motor, doanh số trong tháng Sáu đạt 174.091 chiếc, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn so với mức dự báo giảm 17,8% của giới phân tích.
Trong khi đó, hãng Toyota Motor công bố doanh số ở thị trường Mỹ cũng không có gì khả quan hơn, theo đó doanh số bán hàng của hãng trong tháng cuối quý 2/2008 đạt 193.234 chiếc, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, General Motors tiếp tục dẫn đầu thị trường về doanh số bán hàng ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên kinh tế khó khăn hơn, giá nhiên liệu tăng cao hơn đã tác động đến lượng tiêu thụ giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái đối với mặt hàng ôtô ở Mỹ.
Sau thông tin này, cổ phiếu của General Motors tăng 2,17%, cổ phiếu của Ford Motor giảm 2,08% và cổ phiếu của Toyota Motor tại sàn NYSE giảm 0,36%.
Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch này tiếp tục tăng điểm sau chuỗi ngày sụt giảm trước đó. Sự khởi sắc này do tác động tích cực từ cổ phiếu General Motors và thông tin khả quan hơn về hoạt động sản xuất ở các doanh nghiệp Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch đầu tháng tăng 32,25 điểm, tương đương 0,28%, đóng cửa ở mức 11.382,26.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 11,99 điểm, tương ứng 0,52%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.304,97.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,91 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 1.284,91.
Chứng khoán châu Âu: Sụt giảm vì khối ngân hàng
Thông tin từ Đức cho hay, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đã xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua bất chấp kinh tế hiện đang có dấu hiệu suy giảm.
Số người mất việc trong tháng sáu đã giảm 38.000 và hiện đang ở mức 3,27 triệu người thất nghiệp. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đã giảm từ 7,9% trong tháng Năm xuống 7,8% trong tháng Sáu, mức thấp nhất kể từ năm 1992.
Chứng khoán châu Âu đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2005 do lo lại nguy cơ thua lỗ của khối ngân hàng trong khi giá dầu đang gây áp lực lên tốc độ tăng lạm phát.
Bên cạnh đó, cổ phiếu ở châu Âu đã giảm khoảng 22% so với đầu năm và đã hình thành thị trường giá xuống (Bear Market).
Sau sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối tài chính Mỹ phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu khối ngân hàng ở châu Âu cũng nối tiếp đà giảm này khi đồng loạt mất điểm trong ngày giao dịch hôm thứ Ba.
Đáng chú ý hơn cả là cổ phiếu của Ngân hàng UBS giảm 5,3%, cổ phiếu của Deutsche Bank giảm 4,2%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland giảm 3,2% và HSBC giảm 3,1%...
Trong khi đó, giá dầu leo thang đã tác động đến giá cổ phiếu của các hãng vận tải hàng không. Đứng đầu trong danh sách cổ phiếu các hãng hàng không mất điểm là cổ phiếu của British Airways khi giảm 4,8%, tiếp đến là mức giảm 3,4% của cổ phiếu của hãng Air France-KLM và cổ phiếu của Lufthansa mất 2,9%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Ba giảm 146,00 điểm, tương đương -2,60%, đóng cửa ở mức 5.479,90, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 1,60%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 2,11%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 194 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngày thứ hai mất điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Ba tiếp tục mất điểm ở tất cả các thị trường, trong đó mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở thị trường Trung Quốc.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2004. Nguyên nhân giảm điểm do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu nước này đi xuống do đồng Yên tăng giá.
Bên cạnh đó, viễn cảnh nền kinh tế không mấy sáng sủa tiếp tục gây nên những lo ngại với giới đầu tư.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm18,18 điểm, tương đương 0,13%, đóng cửa ở mức 13.463,20, khối lượng giao dịch đạt 1,86 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,54%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,38%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,51%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch này và xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
Cổ phiếu khối tài chính và bất động sản sụt giảm mạnh là tác nhân chính gây nên ngày giao dịch gây thất vọng này . Ngoài ra, các nhà đầu tư ở nước này lo ngại việc hai đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sắp tới sẽ khiến thị trường tăng mạnh lượng cung cũng góp phần đưa thị thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,09%, đóng cửa ở mức 2.651,60.
Thị trường Hồng Kông nghỉ giao dịch nhân ngày lễ và mở cửa thị trường trở lại vào thứ Tư ngày 2/7.
Chứng khoán Mỹ: Màu xanh hiện diện
Trong ngày giao dịch đầu tháng Bảy, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX đã tăng thêm 97 cent/thùng so với phiên giao dịch trước đó và đóng cửa ở mức 140,97 USD/thùng.
Chỉ số sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) được công bố cho thấy, ISM đã tăng từ 49,6 trong tháng Năm lên 50,2 trong tháng Sáu. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất ở các nhà máy Mỹ đã tốt lên ngoài mong đợi bất chấp áp lực lạm phát đang gia tăng.
Hôm thứ Ba, ba hãng sản xuất ôtô lớn của thế giới đã công bố doanh số bán hàng tại thị trường Mỹ, theo đó, số xe mà hãng General Motors bán được trong tháng Sáu là 265.937 chiếc, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng khả quan hơn nếu so với mức dự báo giảm 18,3% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Đối với hãng Ford Motor, doanh số trong tháng Sáu đạt 174.091 chiếc, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn so với mức dự báo giảm 17,8% của giới phân tích.
Trong khi đó, hãng Toyota Motor công bố doanh số ở thị trường Mỹ cũng không có gì khả quan hơn, theo đó doanh số bán hàng của hãng trong tháng cuối quý 2/2008 đạt 193.234 chiếc, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, General Motors tiếp tục dẫn đầu thị trường về doanh số bán hàng ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên kinh tế khó khăn hơn, giá nhiên liệu tăng cao hơn đã tác động đến lượng tiêu thụ giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái đối với mặt hàng ôtô ở Mỹ.
Sau thông tin này, cổ phiếu của General Motors tăng 2,17%, cổ phiếu của Ford Motor giảm 2,08% và cổ phiếu của Toyota Motor tại sàn NYSE giảm 0,36%.
Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch này tiếp tục tăng điểm sau chuỗi ngày sụt giảm trước đó. Sự khởi sắc này do tác động tích cực từ cổ phiếu General Motors và thông tin khả quan hơn về hoạt động sản xuất ở các doanh nghiệp Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch đầu tháng tăng 32,25 điểm, tương đương 0,28%, đóng cửa ở mức 11.382,26.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 11,99 điểm, tương ứng 0,52%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.304,97.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 4,91 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 1.284,91.
Chứng khoán châu Âu: Sụt giảm vì khối ngân hàng
Thông tin từ Đức cho hay, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đã xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua bất chấp kinh tế hiện đang có dấu hiệu suy giảm.
Số người mất việc trong tháng sáu đã giảm 38.000 và hiện đang ở mức 3,27 triệu người thất nghiệp. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đã giảm từ 7,9% trong tháng Năm xuống 7,8% trong tháng Sáu, mức thấp nhất kể từ năm 1992.
Chứng khoán châu Âu đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2005 do lo lại nguy cơ thua lỗ của khối ngân hàng trong khi giá dầu đang gây áp lực lên tốc độ tăng lạm phát.
Bên cạnh đó, cổ phiếu ở châu Âu đã giảm khoảng 22% so với đầu năm và đã hình thành thị trường giá xuống (Bear Market).
Sau sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối tài chính Mỹ phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu khối ngân hàng ở châu Âu cũng nối tiếp đà giảm này khi đồng loạt mất điểm trong ngày giao dịch hôm thứ Ba.
Đáng chú ý hơn cả là cổ phiếu của Ngân hàng UBS giảm 5,3%, cổ phiếu của Deutsche Bank giảm 4,2%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland giảm 3,2% và HSBC giảm 3,1%...
Trong khi đó, giá dầu leo thang đã tác động đến giá cổ phiếu của các hãng vận tải hàng không. Đứng đầu trong danh sách cổ phiếu các hãng hàng không mất điểm là cổ phiếu của British Airways khi giảm 4,8%, tiếp đến là mức giảm 3,4% của cổ phiếu của hãng Air France-KLM và cổ phiếu của Lufthansa mất 2,9%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Ba giảm 146,00 điểm, tương đương -2,60%, đóng cửa ở mức 5.479,90, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 1,60%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 2,11%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 194 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngày thứ hai mất điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Ba tiếp tục mất điểm ở tất cả các thị trường, trong đó mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở thị trường Trung Quốc.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2004. Nguyên nhân giảm điểm do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu nước này đi xuống do đồng Yên tăng giá.
Bên cạnh đó, viễn cảnh nền kinh tế không mấy sáng sủa tiếp tục gây nên những lo ngại với giới đầu tư.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm18,18 điểm, tương đương 0,13%, đóng cửa ở mức 13.463,20, khối lượng giao dịch đạt 1,86 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,54%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,38%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,51%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch này và xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
Cổ phiếu khối tài chính và bất động sản sụt giảm mạnh là tác nhân chính gây nên ngày giao dịch gây thất vọng này . Ngoài ra, các nhà đầu tư ở nước này lo ngại việc hai đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sắp tới sẽ khiến thị trường tăng mạnh lượng cung cũng góp phần đưa thị thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,09%, đóng cửa ở mức 2.651,60.
Thị trường Hồng Kông nghỉ giao dịch nhân ngày lễ và mở cửa thị trường trở lại vào thứ Tư ngày 2/7.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.350,01 | 11.382,26 | +32,25 | +0,28 |
Nasdaq | 2.292,98 | 2.304,97 | +11,99 | +0,52 | |
S&P 500 | 1.280,00 | 1.284,91 | +4,91 | +0,38 | |
Anh | FTSE 100 | 5.625,90 | 5.479,90 | -146,00 | -2,60 |
Đức | DAX | 6.418,32 | 6.315,94 | -102,38 | -1,60 |
Pháp | CAC 40 | 4.434,85 | 4.341,21 | -93,64 | -2,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.523,54 | 7.407,98 | -115,56 | -1,54 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.481,38 | 13.463,20 | -18,18 | -0,13 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.102,01 | N/A | N/A | N/A |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.674,92 | 1.666,46 | -8,46 | -0,51 |
Singapore | Straits Times | 2.947,54 | 2.906,79 | -40,75 | -1,38 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.736,10 | 2.651,60 | -84,50 | -3,09 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |