Chứng khoán thế giới: Thoát hiểm trong phút chót
Ngày 3/7, thị trường châu Âu khởi sắc sau quyết định tăng lãi suất của ECB trong khi giá dầu đã tăng lên 145,29 USD/thùng
Ngày 3/7, thị trường châu Âu khởi sắc sau quyết định tăng lãi suất của ECB trong khi giá dầu đã tăng lên 145,29 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 thoát hiểm phút chót
Hôm thứ Năm giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX đã tăng thêm 1,72 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 145,29USD/thùng.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đứng ở mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với mức tăng của tháng Năm. Theo đó, trong tháng Sáu đã có thêm 62.000 người mất việc làm đưa tổng số người mất việc trong sáu tháng qua lên 438.000 người.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm xấp xỉ 20% so với thời kỳ đạt đỉnh (10/2007) và đang gây hoang mang cho giới đầu tư thì một tuyên bố lạc quan được đưa ra từ Phó chủ tịch hãng BlackRock, Robert Doll cho biết thị trường đã giảm hết mức có thể và đây là cơ hội tốt để mua vào.
Dù chưa thể khẳng định tuyên bố này có trọng lượng hay không đến thị trường nhưng tuyên bố lạc quan đó lại trùng với diễn biến của ngày giao dịch này khi chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại.
Đáng chú nhất trong phiên này là chỉ số S&P 500 đã tăng điểm và thoát hiểm trong phút chót khi mức giảm của chỉ số này so với tháng 10/2007 là 19,4%. Mức giảm đó chỉ cách thị trường trong xu hướng đi xuống (Bear Market) chưa đến 1% giá trị.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên này tăng 73,03 điểm, tương đương 0,65%, đóng cửa ở mức 11.288,55, giảm 0,51% so với tuần trước và thấp hơn 14,90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 6,08 điểm, tương ứng -0,27%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.245,38, thấp hơn tuần trước 3,03% giá trị và giảm 15,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 1,38 điểm, tương đương 0,11%, đóng cửa ở mức 1.262,90, giảm 1,21% so với tuần trước và mất 13,99% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Chứng khoán Mỹ đóng cửa sớm hơn thường lệ trong hôm thứ Năm và sẽ nghỉ giao dịch hôm thứ Sáu ngày 4/7 nhân ngày Quốc lễ.
Một vài thống số liệu thống kê kinh tế Mỹ và sự kiện đáng chú ý:
* Giá dầu thô đầu tuần ở mức 140 USD/thùng và cuối tuần là 145,29 USD/thùng.
* Phiên giao dịch đầu tuần nhiều cổ phiếu khối ngân hàng đã mất giá trị từ 6% đến 11%.
* Doanh số bán xe ôtô của General Motors, Ford Motors và Toyota ở thị trường Mỹ giảm từ 8,3 đến 19,1% trong tháng Sáu.
* Ngày 2/7, chỉ số Dow Jones rơi vào thị trường trong xu hướng giá xuống (Bear Market – thị trường con gấu) khi giảm 20,8% so với tháng 10/2007 và giá trị vốn hóa của 30 công ty trong chỉ số này “bốc hơi" 1,1 nghìn tỷ USD.
* Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đứng ở mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu: Lên điểm sau khi tăng lãi suất
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định nâng lãi suất cơ bản đối với đồng Euro từ 4%/năm lên 4,25%/năm. Quyết định này được cho là bước đi đầu tiên nhằm kiềm chế lạm phát hiện đang leo thang ở 15 nước sử dụng chung đồng Euro.
Trước đó, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đã công bố lạm phát trong tháng Sáu của 15 nước này ở mức 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cao hơn 2% so với mục tiêu mà ECB đặt ra từ đầu năm 2008.
Về mặt lý thuyết, khi lãi suất cơ bản của đồng Euro tăng cao thì giá trị của nó so với đồng USD cũng tăng lên. Và điều này sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của châu Âu sang Mỹ sẽ đắt đỏ hơn trong khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Mỹ sang châu Âu sẽ rẻ hơn. Và như vậy, việc tăng lãi suất này rõ ràng sẽ tác động tăng trưởng của kinh tế châu Âu.
Chứng khoán châu Âu đã đồng loạt tăng điểm sau khi ECB nâng lãi suất cơ bản bằng với mức kỳ vọng của giới đầu tư. Sự khởi sắc của cổ phiếu khối ngân hàng và dược phẩm đã tiếp sức cho các chỉ số chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Năm tăng 50,30 điểm, tương đương 0,93%, đóng cửa ở mức 5.476,60, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 3,24 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,77%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên giao dịch này tăng 1,11%, khối lượng giao dịch đạt 248 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngày thứ tư trong sắc đỏ
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường trong khi thị trường Trung Quốc đã khởi sắc trở lại. Sự kiện đáng chú ý nhất trong ngày là chứng khoán Nhật giảm phiên thứ 11 liên tiếp và là chuỗi ngày giảm điểm lâu nhất trong vòng 54 năm qua.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm phiên thứ 11 liên tiếp và kéo dài chuỗi ngày suy giảm lâu nhất kể từ năm 1954. Thị trường giao dịch kém sôi động do giới đầu tư hiện đang hướng về châu Âu để chờ quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu và số liệu kinh tế Mỹ sẽ được công bố trong ngày 3/7.
Phiên giao dịch này, các cổ phiếu ngành sản xuất ôtô như Toyota, Honda… đều giảm điểm sau khi tin tức từ thị trường Mỹ cho thấy, doanh số tiêu thụ ở thị trường này ngày một giảm sút.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 20,97 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 13.265,40. Như vậy trong 11 phiên giảm điểm liên tiếp qua, chỉ số Nikkei 225 mất 8,2%.
Chuyển qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tiếp tục giảm 2,13% trong phiên giao dịch này sau khi giảm gần 2% phiên giao dịch trước đó.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,89%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này giảm 1,05%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trở lại sau nhiều ngày mấy điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,95%.
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 thoát hiểm phút chót
Hôm thứ Năm giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX đã tăng thêm 1,72 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 145,29USD/thùng.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đứng ở mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với mức tăng của tháng Năm. Theo đó, trong tháng Sáu đã có thêm 62.000 người mất việc làm đưa tổng số người mất việc trong sáu tháng qua lên 438.000 người.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm xấp xỉ 20% so với thời kỳ đạt đỉnh (10/2007) và đang gây hoang mang cho giới đầu tư thì một tuyên bố lạc quan được đưa ra từ Phó chủ tịch hãng BlackRock, Robert Doll cho biết thị trường đã giảm hết mức có thể và đây là cơ hội tốt để mua vào.
Dù chưa thể khẳng định tuyên bố này có trọng lượng hay không đến thị trường nhưng tuyên bố lạc quan đó lại trùng với diễn biến của ngày giao dịch này khi chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại.
Đáng chú nhất trong phiên này là chỉ số S&P 500 đã tăng điểm và thoát hiểm trong phút chót khi mức giảm của chỉ số này so với tháng 10/2007 là 19,4%. Mức giảm đó chỉ cách thị trường trong xu hướng đi xuống (Bear Market) chưa đến 1% giá trị.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên này tăng 73,03 điểm, tương đương 0,65%, đóng cửa ở mức 11.288,55, giảm 0,51% so với tuần trước và thấp hơn 14,90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 6,08 điểm, tương ứng -0,27%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.245,38, thấp hơn tuần trước 3,03% giá trị và giảm 15,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 1,38 điểm, tương đương 0,11%, đóng cửa ở mức 1.262,90, giảm 1,21% so với tuần trước và mất 13,99% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Chứng khoán Mỹ đóng cửa sớm hơn thường lệ trong hôm thứ Năm và sẽ nghỉ giao dịch hôm thứ Sáu ngày 4/7 nhân ngày Quốc lễ.
Một vài thống số liệu thống kê kinh tế Mỹ và sự kiện đáng chú ý:
* Giá dầu thô đầu tuần ở mức 140 USD/thùng và cuối tuần là 145,29 USD/thùng.
* Phiên giao dịch đầu tuần nhiều cổ phiếu khối ngân hàng đã mất giá trị từ 6% đến 11%.
* Doanh số bán xe ôtô của General Motors, Ford Motors và Toyota ở thị trường Mỹ giảm từ 8,3 đến 19,1% trong tháng Sáu.
* Ngày 2/7, chỉ số Dow Jones rơi vào thị trường trong xu hướng giá xuống (Bear Market – thị trường con gấu) khi giảm 20,8% so với tháng 10/2007 và giá trị vốn hóa của 30 công ty trong chỉ số này “bốc hơi" 1,1 nghìn tỷ USD.
* Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng Sáu đứng ở mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu: Lên điểm sau khi tăng lãi suất
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định nâng lãi suất cơ bản đối với đồng Euro từ 4%/năm lên 4,25%/năm. Quyết định này được cho là bước đi đầu tiên nhằm kiềm chế lạm phát hiện đang leo thang ở 15 nước sử dụng chung đồng Euro.
Trước đó, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đã công bố lạm phát trong tháng Sáu của 15 nước này ở mức 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cao hơn 2% so với mục tiêu mà ECB đặt ra từ đầu năm 2008.
Về mặt lý thuyết, khi lãi suất cơ bản của đồng Euro tăng cao thì giá trị của nó so với đồng USD cũng tăng lên. Và điều này sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của châu Âu sang Mỹ sẽ đắt đỏ hơn trong khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Mỹ sang châu Âu sẽ rẻ hơn. Và như vậy, việc tăng lãi suất này rõ ràng sẽ tác động tăng trưởng của kinh tế châu Âu.
Chứng khoán châu Âu đã đồng loạt tăng điểm sau khi ECB nâng lãi suất cơ bản bằng với mức kỳ vọng của giới đầu tư. Sự khởi sắc của cổ phiếu khối ngân hàng và dược phẩm đã tiếp sức cho các chỉ số chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Năm tăng 50,30 điểm, tương đương 0,93%, đóng cửa ở mức 5.476,60, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 3,24 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,77%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên giao dịch này tăng 1,11%, khối lượng giao dịch đạt 248 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngày thứ tư trong sắc đỏ
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường trong khi thị trường Trung Quốc đã khởi sắc trở lại. Sự kiện đáng chú ý nhất trong ngày là chứng khoán Nhật giảm phiên thứ 11 liên tiếp và là chuỗi ngày giảm điểm lâu nhất trong vòng 54 năm qua.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm phiên thứ 11 liên tiếp và kéo dài chuỗi ngày suy giảm lâu nhất kể từ năm 1954. Thị trường giao dịch kém sôi động do giới đầu tư hiện đang hướng về châu Âu để chờ quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu và số liệu kinh tế Mỹ sẽ được công bố trong ngày 3/7.
Phiên giao dịch này, các cổ phiếu ngành sản xuất ôtô như Toyota, Honda… đều giảm điểm sau khi tin tức từ thị trường Mỹ cho thấy, doanh số tiêu thụ ở thị trường này ngày một giảm sút.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 20,97 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 13.265,40. Như vậy trong 11 phiên giảm điểm liên tiếp qua, chỉ số Nikkei 225 mất 8,2%.
Chuyển qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tiếp tục giảm 2,13% trong phiên giao dịch này sau khi giảm gần 2% phiên giao dịch trước đó.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,89%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này giảm 1,05%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trở lại sau nhiều ngày mấy điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,95%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.215,50 | 11.288,54 | +73,03 | +0,65 |
Nasdaq | 2.251,46 | 2.245,38 | -6,08 | -0,27 | |
S&P 500 | 1.261,52 | 1.262,90 | +1,38 | +0,11 | |
Anh | FTSE 100 | 5.426,30 | 5.476,60 | +50,30 | +0,93 |
Đức | DAX | 6.305,42 | 6.353,74 | +48,32 | +0,77 |
Pháp | CAC 40 | 4.296,48 | 4.343,99 | +47,51 | +1,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.353,86 | 7.394,10 | +40,24 | +0,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.286,37 | 13.265,40 | -20,97 | -0,16 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.704,45 | 21.242,78 | -461,67 | -2,13 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.623,60 | 1.606,54 | -17,06 | -1,05 |
Singapore | Straits Times | 2.909,06 | 2.880,45 | -25,78 | -0,89 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.651,73 | 2.703,53 | +51,80 | +1,95 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |