Chứng khoán thế giới: Trung Quốc vì sao nên nỗi?
Ngày 18/4, chứng khoán thế giới có cái nhìn lạc quan từ Mỹ, nhưng lại hoài nghi và lo ngại về Trung Quốc
Ngày 18/4, chứng khoán thế giới có cái nhìn lạc quan từ Mỹ, nhưng lại hoài nghi và lo ngại về Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á: Một tuần biến động
Chứng khoán châu Á khép lại ngày giao dịch cuối tuần không có nhiều niềm vui. Trong khi chứng khoán Nhật và Hàn Quốc tăng điểm thì các chỉ số chính khác đều giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 78,15 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.476,45. Như vậy, trong tuần qua, chỉ số này tăng 1,1% so với tuần trước.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông phiên này đã giảm 0,25% do những lo ngại về kinh tế Trung Quốc đại lục. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số Hang Seng đã giảm 1,9%.
Điểm qua các thị trường khác, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 0,18% nhưng tăng 1,8% so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore dù phiên này giảm 0,05% nhưng vẫn tăng 2% so với tuần trước. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên giao dịch này tăng 0,18% nhưng giảm 0,04% so với tuần trước.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch cuối tuần đã giảm 3,97%. Trong tuần qua với 4 phiên giảm điểm, trong đó có phiên giảm gần 6% chỉ số Shanghai Composite đã mất đi 11,4%.
Tăng, giảm mạnh thất thường trong biên độ +/-10% khiến chứng khoán Trung Quốc không tạo được sự cân bằng cần thiết của một thị trường ổn định dẫn đến nhiều “cú sốc” đã xảy ra.
Niềm tin của nhiều nhà đầu tư đã không còn chỉ “lung lay” nữa, bởi tính từ ngày 28/12/2007 đến nay chỉ số Shanghai Composite đã tụt giảm 41,2%.
Câu hỏi đang được đặt ra với giới đầu tư, điều gì đã, đang diễn ra với chứng khoán Trung Quốc?
Khi nhìn lại cách điều hành chích sánh vĩ mô của chính phủ nước này trong thời gian qua có thể sẽ lý giải được nguyên nhân của sự tụt giảm. Chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm tăng trưởng kinh tế nhằm chống lạm phát cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt trái của tăng trưởng “nóng” đã kéo chứng khoán liên tục đi xuống.
Hơn nữa, thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa phải thị trường có tính chuyên nghiệp cao, vì vậy chứng khoán xuống “thảm” có phần “góp sức” của nhiều nhà đầu tư mong giàu nhanh và sẵn sàng bán tháo cổ phiếu để bảo toàn vốn.
Trong tuần qua, Trung Quốc đã công bố mức lạm phát tháng 3 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng kinh tế trên 10,6%. Vì vậy, rất có thể sắp tới sẽ có những biện pháp khác mạnh hơn để kìm chế những vấn đề “nóng” này. Và có thể thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ có những diễn biến phức tạp hơn.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã lên điểm mạnh mẽ nhờ giá các cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh. Mức tăng phiên giao dịch cuối tuần này là cao nhất vòng 10 ngày qua.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 76,10 điểm, tương ứng 1,27%, đóng cửa ở mức 6.056,50. Khối lượng giao đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: chỉ số DAX phiên này tăng 2,41%, khối lượng giao dịch đạt 4,3 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 2,05%, khối lượng giao dịch đạt 211 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Một tuần thành công
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhiều hãng đã công bố lợi nhuận hoạt động trong quý 1/2008.
AMD - nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Mỹ - vừa công bố thông tin về lợi nhuận quý 1/2008 đạt 358 triệu USD, tương đương 59 cent/cổ phiếu, giảm 253 triệu USD (1,11 USD/cổ phiếu) so với quý 1/2007.
Citigroup - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ - đã đưa ra thông báo về lợi nhuận quý 1/2008. Theo đó, hãng này đã bị thua lỗ 5,11 tuy USD, tương đương 1,02 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, quý 1/2007 lợi nhuận của hãng đạt 5,01 tỷ USD, tương đương 1,01 USD/cổ phiếu.
Citigroup cũng sẽ phải tiếp tục bơm thêm 15 tỷ USD cho các hoạt động kinh doanh, trong đó dành 6 tỷ USD cho hoạt động cho vay thế chấp thứ cấp và 600 triệu USD cho lĩnh vực địa ốc…
Sự thua lỗ của Citigroup “tốt” hơn những dự báo của giới phân tích trước đó, do vậy dù công bố lỗ trong kinh doanh nhưng giá cổ phiếu của hãng này vẫn tăng 4,49%.
Phiên giao dịch hôm thứ sáu, giá dầu thô giao dịch tại New York đã tăng trên 117 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 116,97 USD/thùng. Sự tăng giá liên tục của dầu thô đến từ những lo ngại về kinh tế Trung Quốc và nguồn cung từ Nigeria giảm.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh mẽ trong phiên này đồng thời đưa các chỉ số tăng thêm trên 4% trong tuần qua. Đây là mức tăng ngoài sự dự báo của giới phân tích.
Sự hứng khởi của phiên này đến từ cổ phiếu của Google, Citigroup và các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 228,87 điểm, tương đương 1,81%, đóng cửa ở mức 12.849,36. Như vậy so với tuần trước chỉ số này tăng 4,25%. Đáng chú ý, dù kinh tế Mỹ có nhiều biến động, nhưng chỉ số này chỉ giảm 3,13% trong vòng một năm qua.
Chỉ số Nasdaq tăng 61,14 điểm, tương ứng với 2,61%, đóng ở mức 2.402,97. So với tuần trước chỉ số này tăng 4,92%.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 24,77 điểm, tương 1,81%, đóng cửa ở mức 1.390,33. Chỉ số này khép lại phiên giao dịch cuối tuần với mức tăng 4,31% so với tuần trước và giảm 5,3% trong 12 tháng qua.
Chứng khoán châu Á: Một tuần biến động
Chứng khoán châu Á khép lại ngày giao dịch cuối tuần không có nhiều niềm vui. Trong khi chứng khoán Nhật và Hàn Quốc tăng điểm thì các chỉ số chính khác đều giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 78,15 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.476,45. Như vậy, trong tuần qua, chỉ số này tăng 1,1% so với tuần trước.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông phiên này đã giảm 0,25% do những lo ngại về kinh tế Trung Quốc đại lục. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số Hang Seng đã giảm 1,9%.
Điểm qua các thị trường khác, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 0,18% nhưng tăng 1,8% so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore dù phiên này giảm 0,05% nhưng vẫn tăng 2% so với tuần trước. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên giao dịch này tăng 0,18% nhưng giảm 0,04% so với tuần trước.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch cuối tuần đã giảm 3,97%. Trong tuần qua với 4 phiên giảm điểm, trong đó có phiên giảm gần 6% chỉ số Shanghai Composite đã mất đi 11,4%.
Tăng, giảm mạnh thất thường trong biên độ +/-10% khiến chứng khoán Trung Quốc không tạo được sự cân bằng cần thiết của một thị trường ổn định dẫn đến nhiều “cú sốc” đã xảy ra.
Niềm tin của nhiều nhà đầu tư đã không còn chỉ “lung lay” nữa, bởi tính từ ngày 28/12/2007 đến nay chỉ số Shanghai Composite đã tụt giảm 41,2%.
Câu hỏi đang được đặt ra với giới đầu tư, điều gì đã, đang diễn ra với chứng khoán Trung Quốc?
Khi nhìn lại cách điều hành chích sánh vĩ mô của chính phủ nước này trong thời gian qua có thể sẽ lý giải được nguyên nhân của sự tụt giảm. Chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm tăng trưởng kinh tế nhằm chống lạm phát cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt trái của tăng trưởng “nóng” đã kéo chứng khoán liên tục đi xuống.
Hơn nữa, thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa phải thị trường có tính chuyên nghiệp cao, vì vậy chứng khoán xuống “thảm” có phần “góp sức” của nhiều nhà đầu tư mong giàu nhanh và sẵn sàng bán tháo cổ phiếu để bảo toàn vốn.
Trong tuần qua, Trung Quốc đã công bố mức lạm phát tháng 3 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng kinh tế trên 10,6%. Vì vậy, rất có thể sắp tới sẽ có những biện pháp khác mạnh hơn để kìm chế những vấn đề “nóng” này. Và có thể thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ có những diễn biến phức tạp hơn.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã lên điểm mạnh mẽ nhờ giá các cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh. Mức tăng phiên giao dịch cuối tuần này là cao nhất vòng 10 ngày qua.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 76,10 điểm, tương ứng 1,27%, đóng cửa ở mức 6.056,50. Khối lượng giao đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: chỉ số DAX phiên này tăng 2,41%, khối lượng giao dịch đạt 4,3 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 2,05%, khối lượng giao dịch đạt 211 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Một tuần thành công
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhiều hãng đã công bố lợi nhuận hoạt động trong quý 1/2008.
AMD - nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Mỹ - vừa công bố thông tin về lợi nhuận quý 1/2008 đạt 358 triệu USD, tương đương 59 cent/cổ phiếu, giảm 253 triệu USD (1,11 USD/cổ phiếu) so với quý 1/2007.
Citigroup - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ - đã đưa ra thông báo về lợi nhuận quý 1/2008. Theo đó, hãng này đã bị thua lỗ 5,11 tuy USD, tương đương 1,02 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, quý 1/2007 lợi nhuận của hãng đạt 5,01 tỷ USD, tương đương 1,01 USD/cổ phiếu.
Citigroup cũng sẽ phải tiếp tục bơm thêm 15 tỷ USD cho các hoạt động kinh doanh, trong đó dành 6 tỷ USD cho hoạt động cho vay thế chấp thứ cấp và 600 triệu USD cho lĩnh vực địa ốc…
Sự thua lỗ của Citigroup “tốt” hơn những dự báo của giới phân tích trước đó, do vậy dù công bố lỗ trong kinh doanh nhưng giá cổ phiếu của hãng này vẫn tăng 4,49%.
Phiên giao dịch hôm thứ sáu, giá dầu thô giao dịch tại New York đã tăng trên 117 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 116,97 USD/thùng. Sự tăng giá liên tục của dầu thô đến từ những lo ngại về kinh tế Trung Quốc và nguồn cung từ Nigeria giảm.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh mẽ trong phiên này đồng thời đưa các chỉ số tăng thêm trên 4% trong tuần qua. Đây là mức tăng ngoài sự dự báo của giới phân tích.
Sự hứng khởi của phiên này đến từ cổ phiếu của Google, Citigroup và các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 228,87 điểm, tương đương 1,81%, đóng cửa ở mức 12.849,36. Như vậy so với tuần trước chỉ số này tăng 4,25%. Đáng chú ý, dù kinh tế Mỹ có nhiều biến động, nhưng chỉ số này chỉ giảm 3,13% trong vòng một năm qua.
Chỉ số Nasdaq tăng 61,14 điểm, tương ứng với 2,61%, đóng ở mức 2.402,97. So với tuần trước chỉ số này tăng 4,92%.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 24,77 điểm, tương 1,81%, đóng cửa ở mức 1.390,33. Chỉ số này khép lại phiên giao dịch cuối tuần với mức tăng 4,31% so với tuần trước và giảm 5,3% trong 12 tháng qua.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.620,49 | 12.849,36 | +228,87 | +1,81 |
Nasdaq | 2.341,83 | 2.402,97 | +61,14 | +2,61 | |
S&P 500 | 1.365,56 | 1.390,33 | +24,77 | +1,81 | |
Anh | FTSE 100 | 5.980,40 | 6.056,50 | +76,10 | +1,27 |
Đức | DAX | 6.681,81 | 6.843,08 | +161,27 | +2,41 |
Pháp | CAC 40 | 4.862,14 | 4.961,69 | +99,55 | +2,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.090,43 | 9.074,34 | -16,09 | -0,18 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.398,30 | 13.476,45 | +78,15 | +0,58 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.258,96 | 24.197,78 | -61,18 | -0,25 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.768,67 | 1.771,90 | +3,23 | +0,18 |
Singapore | Straits Times | 3.126,30 | 3.124,87 | -1,43 | -0,05 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.222,74 | 3.094,67 | -128,07 | -3,97 |