Chứng khoán thế giới: Viễn cảnh thị trường Trung Quốc?
Ngày 25/4, chứng khoán thế giới khép lại một tuần tăng điểm nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất đến từ Trung Quốc
Ngày 25/4, chứng khoán thế giới khép lại một tuần tăng điểm nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất đến từ Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á: Tuần của Trung Quốc
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần đã có diễn biến trái chiều so với phiên giao dịch trước đó khi chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông… giảm điểm trong khi chứng khoán Nhật tăng điểm mạnh mẽ.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã đảo chiều khi chỉ số Nikkei 225 tăng 322,60 điểm, tương đương 2,38%, đóng cửa ở mức 13.863,47, đây là mức cao nhất trong vòng hai tháng qua. Như vậy, so với tuần trước, chỉ số này tăng 2,9%.
Nguyên nhân tăng điểm do cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng, dầu mỏ tăng mạnh đã kéo chứng khoán đi lên.
Thông tin từ Ngân hàng Trung ương Nhật cho hay, lạm phát trong tháng ba của nước này tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, cơ quan này cũng đưa ra nhận định yếu tố giá nhiên liệu, nguyên vật liệu, lương thực đang tăng nhanh sẽ gây nên những nguy cơ lạm phát tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Trong khi đó, do chứng khoán Đại Lục đảo chiều nên đã tác động đến thị trường Hồng Kông. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Hang Seng giảm 0,64%, nhưng so với tuần trước, chỉ số này tăng 5,4%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan có phiên thứ tư giảm điểm trong tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 1,4%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 0,44%, tăng 2,1% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên này tăng 1,41% và tăng 3% so với tuần trước.
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, kinh tế nước này tăng trưởng 0,7% trong quý 1/2008, thấp hơn dự báo trước đó. Nguyên nhân do xuất khẩu và tiêu dùng giảm.
Thông tin liên quan đến một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tuần này vị doanh nhân được coi là quyền lực nhất Hàn Quốc - ông Lee Kun Hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung đã tuyên bố từ chức. Đây có thể coi là tuyên bố gây sốc tại Hàn Quốc bởi ông này đã nắm giữ vị trí quyền lực nhất của Samsung trong 20 năm qua.
Thông tin khác đang được quan tâm trong tuần qua, đó là chứng khoán Trung Quốc đã tăng 15% so với tuần trước.
Tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán, hiệu lực của các giải pháp đó đã được thị trường đó nhận tích cực khi có tới 4 phiên tăng điểm.
Đáng chú ý nhất, phiên giao dịch hôm thứ năm đã đẩy chứng khoán nước này lên cao trào khi chỉ số Shanghai Composite tăng 9,3%.
Tuy nhiên, do giá cổ phiếu đã tăng mạnh nên phiên giao dịch cuối tuần này, nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận. Do vậy, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 0,71%.
Theo dự báo của giới phân tích, trong tuần tới chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng lên 4.000 điểm. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác đã đưa ra những trở ngại cho chứng khoán nước này trong thời gian tới.
Trước tiên là kinh tế vĩ mô của Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng “nóng” trong đó chủ đề lạm phát tăng cao đang gây nên những thách thức cho kinh tế nước này.
Thứ hai là dự báo lợi nhuận của nhiều hãng của Trung Quốc có thể sẽ giảm so với những dự tính trước đó.
Cuối cùng, việc giá cổ phiếu nhiều doanh nghiệp đã tăng 15% trong tuần qua dễ làm hài lòng các nhà đầu tư, nên khả năng họ sẽ tiếp tục xu hướng bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận.
Chứng khoán Châu Âu: Thêm một tuần tăng điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm ấn tượng nhờ những thông tin tích cực từ khối công nghệ, ngân hàng.
Tuy vậy, dù đã tăng điểm trở lại trong hai tuần qua nhưng so với thời kỳ “đỉnh cao”, các chỉ số vẫn giảm 20% và so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ số giảm 12%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 40,70 điểm, tương ứng 0,67%, đóng cửa ở mức 6.091,40.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 1,1%, trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 0,99%.
Chứng khoán Mỹ: Dầu, USD tăng giá
Tuần qua đánh dấu những kỷ lục về giá dầu thô, đồng USD tăng giá, tình trạng việc làm tiến triển tốt hơn, lợi nhuận của nhiều hãng được công bố…
Tuy nhiên những diễn biến liên quan đến lòng tin người tiêu dùng ở Mỹ thấp nhất trong vòng 18 năm qua, doanh số bán nhà mới xây, nhà đã qua sử dụng đều giảm mạnh được dự báo sẽ là trở ngại cho thị trường trong thời gian tới.
Điểm sáng trong tuần qua là hệ thống tài chính Mỹ có những chuyển biến tích cực hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tạo tính thanh khoản cho thị trường và phát đi những tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản. Trong khi đó, khối tài chính, ngân hàng Mỹ đã tăng điểm so với tuần trước.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần đồng thời khép lại một tuần tăng điểm và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 42,91điểm, tương đương 0,33%, đóng cửa ở mức 12.891,86. Như vậy, so với tuần trước, chỉ số này tăng 0,33% và giảm 2,81% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 5,99 điểm, tương ứng với -0,25%, đóng ở mức 2.422,93, tăng 0,83% so với tuần trước và giảm 8,65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 9,02 điểm, tương 0,65%, đóng cửa ở mức 1.397,84, tăng 0,54% so với tuần trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giao tháng năm tại New York có lúc đã lên 119,55 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 118,52 USD/thùng.
Chứng khoán châu Á: Tuần của Trung Quốc
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần đã có diễn biến trái chiều so với phiên giao dịch trước đó khi chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông… giảm điểm trong khi chứng khoán Nhật tăng điểm mạnh mẽ.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã đảo chiều khi chỉ số Nikkei 225 tăng 322,60 điểm, tương đương 2,38%, đóng cửa ở mức 13.863,47, đây là mức cao nhất trong vòng hai tháng qua. Như vậy, so với tuần trước, chỉ số này tăng 2,9%.
Nguyên nhân tăng điểm do cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng, dầu mỏ tăng mạnh đã kéo chứng khoán đi lên.
Thông tin từ Ngân hàng Trung ương Nhật cho hay, lạm phát trong tháng ba của nước này tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, cơ quan này cũng đưa ra nhận định yếu tố giá nhiên liệu, nguyên vật liệu, lương thực đang tăng nhanh sẽ gây nên những nguy cơ lạm phát tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Trong khi đó, do chứng khoán Đại Lục đảo chiều nên đã tác động đến thị trường Hồng Kông. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Hang Seng giảm 0,64%, nhưng so với tuần trước, chỉ số này tăng 5,4%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan có phiên thứ tư giảm điểm trong tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 1,4%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 0,44%, tăng 2,1% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên này tăng 1,41% và tăng 3% so với tuần trước.
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, kinh tế nước này tăng trưởng 0,7% trong quý 1/2008, thấp hơn dự báo trước đó. Nguyên nhân do xuất khẩu và tiêu dùng giảm.
Thông tin liên quan đến một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tuần này vị doanh nhân được coi là quyền lực nhất Hàn Quốc - ông Lee Kun Hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung đã tuyên bố từ chức. Đây có thể coi là tuyên bố gây sốc tại Hàn Quốc bởi ông này đã nắm giữ vị trí quyền lực nhất của Samsung trong 20 năm qua.
Thông tin khác đang được quan tâm trong tuần qua, đó là chứng khoán Trung Quốc đã tăng 15% so với tuần trước.
Tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán, hiệu lực của các giải pháp đó đã được thị trường đó nhận tích cực khi có tới 4 phiên tăng điểm.
Đáng chú ý nhất, phiên giao dịch hôm thứ năm đã đẩy chứng khoán nước này lên cao trào khi chỉ số Shanghai Composite tăng 9,3%.
Tuy nhiên, do giá cổ phiếu đã tăng mạnh nên phiên giao dịch cuối tuần này, nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận. Do vậy, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 0,71%.
Theo dự báo của giới phân tích, trong tuần tới chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng lên 4.000 điểm. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác đã đưa ra những trở ngại cho chứng khoán nước này trong thời gian tới.
Trước tiên là kinh tế vĩ mô của Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng “nóng” trong đó chủ đề lạm phát tăng cao đang gây nên những thách thức cho kinh tế nước này.
Thứ hai là dự báo lợi nhuận của nhiều hãng của Trung Quốc có thể sẽ giảm so với những dự tính trước đó.
Cuối cùng, việc giá cổ phiếu nhiều doanh nghiệp đã tăng 15% trong tuần qua dễ làm hài lòng các nhà đầu tư, nên khả năng họ sẽ tiếp tục xu hướng bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận.
Chứng khoán Châu Âu: Thêm một tuần tăng điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm ấn tượng nhờ những thông tin tích cực từ khối công nghệ, ngân hàng.
Tuy vậy, dù đã tăng điểm trở lại trong hai tuần qua nhưng so với thời kỳ “đỉnh cao”, các chỉ số vẫn giảm 20% và so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ số giảm 12%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 40,70 điểm, tương ứng 0,67%, đóng cửa ở mức 6.091,40.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 1,1%, trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 0,99%.
Chứng khoán Mỹ: Dầu, USD tăng giá
Tuần qua đánh dấu những kỷ lục về giá dầu thô, đồng USD tăng giá, tình trạng việc làm tiến triển tốt hơn, lợi nhuận của nhiều hãng được công bố…
Tuy nhiên những diễn biến liên quan đến lòng tin người tiêu dùng ở Mỹ thấp nhất trong vòng 18 năm qua, doanh số bán nhà mới xây, nhà đã qua sử dụng đều giảm mạnh được dự báo sẽ là trở ngại cho thị trường trong thời gian tới.
Điểm sáng trong tuần qua là hệ thống tài chính Mỹ có những chuyển biến tích cực hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tạo tính thanh khoản cho thị trường và phát đi những tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản. Trong khi đó, khối tài chính, ngân hàng Mỹ đã tăng điểm so với tuần trước.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần đồng thời khép lại một tuần tăng điểm và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 42,91điểm, tương đương 0,33%, đóng cửa ở mức 12.891,86. Như vậy, so với tuần trước, chỉ số này tăng 0,33% và giảm 2,81% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 5,99 điểm, tương ứng với -0,25%, đóng ở mức 2.422,93, tăng 0,83% so với tuần trước và giảm 8,65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 9,02 điểm, tương 0,65%, đóng cửa ở mức 1.397,84, tăng 0,54% so với tuần trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giao tháng năm tại New York có lúc đã lên 119,55 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 118,52 USD/thùng.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.848,95 | 12.891,86 | +42,91 | +0,33 |
Nasdaq | 2.428,92 | 2.422,93 | -5,99 | -0,25 | |
S&P 500 | 1.388,82 | 1.397,84 | +9,02 | +0,65 | |
Anh | FTSE 100 | 6.050,70 | 6.091,40 | +40,70 | +0,67 |
Đức | DAX | 6.821,32 | 6.896,58 | +75,26 | +1,10 |
Pháp | CAC 40 | 4.929,55 | 4.978,21 | +48,66 | +0,99 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.990,33 | 8.947,83 | -42,50 | -0,47 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.54,87 | 13.863,47 | +322,60 | +2,38 |
Hồng Kông | Hang Seng | 25.680,78 | 25.516,78 | -164,00 | -0,64 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.799,34 | 1.824,68 | +25,34 | +1,41 |
Singapore | Straits Times | 3.177,55 | 3.190,30 | +14,10 | +0,44 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.583,03 | 3.557,75 | -25,28 | -0,71 |