Chứng khoán thế giới: “Virus” dấu trừ tái xuất
Cuối tuần trước và sáng nay (28/1), “virus” dấu trừ quay lại và "lây nhiễm" khắp thị trường chứng khoán toàn cầu
Cuối tuần trước và sáng nay (28/1), “virus” dấu trừ quay lại và "lây nhiễm" khắp thị trường chứng khoán toàn cầu. Giới đầu tư một lần nữa bần thần trước các hàn thử biểu đồng loạt nhuốm màu đỏ rực.
Những thông tin kém lạc quan về khả năng thoát khỏi suy thoái của kinh tế Mỹ tiếp tục là nhân tố “lái” thị trường xuống dốc.
Thị trường toàn thế giới cùng đi xuống
Tại Mỹ, sau hai phiên tăng điểm liên tiếp nhờ động thái cắt giảm 0,75% lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang (FED), Phố Wall lại phải trải qua một ngày không đẹp như mong đợi. Chỉ số Dow Jones mất 171,44 điểm, tương đương 1,4%, còn 12.207,17 điểm. Chỉ số Nasdaq tuột 34,72 điểm, tức 1,5%, còn 2.326,2 điểm. Chỉ số S&P 500 xuống 21,46 điểm, tương đương 1,6%, đóng cửa ở 1.330,61 điểm.
Hàn thử biểu Russell 2000 của các công ty tầm trung cũng giảm 0,6% số điểm, còn 688,6%. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York trong phiên cuối tuần, có khoảng 1,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch, cao hơn 17% so với mức bình quân ngày của 3 tháng qua. Tính ra, cứ có khoản hơn 2 cổ phiếu mất giá thì có một cổ phiếu lên giá.
Như vậy, trong tuần trước, Dow Jones tăng thêm 0,4%, bù đắp phần nào cho khoản thiệt hại 8% từ đầu năm nay. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, nhưng tính đến thời điểm này của năm, vẫn mất đi 9,4%.
Tại thị trường châu Âu, ở đầu phiên giao dịch cuối tuần, các chỉ số chính đồng loạt “xanh”, nhưng sự lạc quan của thị trường không duy trì được lâu sau khi các ngân hàng và các hãng bảo hiểm niêm yết tại đây được dự báo là sẽ còn công bố những khoản thu lỗ nặng nề có liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố ở Mỹ.
Kết quả là, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của toàn khu vực châu Âu, mặc dù trước đó tăng 2% nhờ thông tin tốt lành về mức lợi nhuận vượt dự báo của hãng Microsoft, đến cuối phiên chỉ tăng nhẹ 0,1% lên mức 322,23 điểm. Tính ra trong tuần vừa qua, chỉ số này đã sụt mất 1,6%, bất chấp phiên hồi phục mạnh diễn ra một ngày sau khi FED cắt giảm lãi suất. Đa số các chỉ số khác của châu Âu đều mất điểm.
Chỉ số Euro Stoxx 50, hàn thử biểu của khu vực sử dụng đồng Euro, giảm 0,8%. Tại thị trường London, chỉ số FTSE 100, giảm 0,12%, còn 5.869 điểm. Chỉ số DAX 30 của thị trường Đức sụt 0,06%, còn 6816,74 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp mất 0,76%, xuống 4,878,12 điểm.
Thị trường châu Á sáng nay cũng mở đầu phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới với sự áp đảo của hướng đồ thị đi xuống. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 sụt mất 4%, còn 13.087,91 điểm. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông mất đi 4,25%, còn 24.053,61 điểm. Chỉ số Strait Times của Singapore cũng giảm 3,69%, còn 3.043,04 điểm.
Tại Trung Quốc đại lục, hàn thử biểu CSI mất đi 6,8% số điểm. Theo số liệu của Citigroup, Trung Quốc hiện là thị trường mà các quỹ đầu tư trong khu vực kém yêu thích nhất.
Tính đến 3h30 chiều nay tại Tokyo, chỉ số MSCI của thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã tụt 3,3%, còn 141,18 điểm. Trong 3 phiên hồi phục trong tuần trước, chỉ số này đã tăng 10%, nhưng tính ra trong năm nay, chỉ số này hiện đã giảm 11%. Trong ngày hôm nay, cứ 16 cổ phiếu nằm trong chỉ số này mất điểm thì chỉ có 1 cổ phiếu lên điểm.
Vẫn là cho vay “dưới chuẩn” và suy thoái kinh tế
Đây chính là hai lý do lớn nhất khiến đà phục hồi của thị trường chứng khoán thế giới không duy trì được lâu.
Tại Mỹ, cổ phiếu của các tập đoàn tài chính mất giá mạnh nhất vì giới đầu tư lo ngại các tập đoàn này sẽ còn thua lỗ thêm nhiều vì cho vay “dưới chuẩn”, dập tắt sự hứng khởi của thị trường ở đầu phiên giao dịch nhờ thông tin tốt lành hơn cả mong đợi về lợi nhuận của đại gia phần mềm Microsoft và hãng sản xuất thiết bị xây dựng Caterpillar.
Cổ phiếu của JP Morgan Chase và Citigroup dẫn đầu sự lao dốc của đoàn tàu cổ phiếu ngân hàng sau khi một nhà phân tích cho rằng công ty dịch vụ tài chính lớn nhất của Bỉ Fortis sẽ phải đối mặt với nhiều khoản thâm hụt tài sản nữa do đầu tư vào các loại cổ phiếu có liên quan đến cho vay cầm cố. Tính đến cuối phiên giao dịch, giá cổ phiếu của Citigroup sụt mất 2,5%, còn cổ phiếu của JP Morgan Chase mất 3%. Như vậy, trong phiên cuối tuần, cổ phiếu của các công ty tài chính trong chỉ số S&P500 giảm giá 2,5%, mạnh nhất trong số 10 ngành công nghiệp.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, trong cuộc họp vào ngày 30/1 tới đây, FED sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất ở mức đủ để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Đa số các nhà phân tích cho rằng, FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất USD thêm 0,5%, xuống còn 3%, trong khi một số khác dự báo mức cắt giảm 0,25%. Và dường như giới đầu tư sẽ thiên về hoạt động bán ra trong những ngày tới, thay vì mua vào, trước khi có quyết định chính thức của FED.
Thị trường châu Âu phiên cuối tuần cũng chịu chi phối mạnh bởi những dự báo còn ảm đạm về cuộc khủng hoảng tín dụng “dưới chuẩn” của Mỹ. Thông tin về vụ lừa đảo 7,2 tỷ USD ở ngân hàng lớn thứ hai của Pháp Societe General càng làm sâu sắc thêm những lo ngại cho rằng khoản thâm hụt 133 tỷ USD mà các tập đoàn tài chính phải hứng chịu kể từ năm ngoái đến nay sẽ còn tăng thêm nhiều.
Sau dự báo về thua lỗ của Fortis - tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất của Bỉ, cổ phiếu của tập đoàn này đã sụt 10%, đánh dấu phiên điều chỉnh mạnh nhất từ năm 2002. Tính từ đầu quý 3 năm ngoái, cổ phiếu các ngân hàng và các hãng bảo hiểm nằm trong chỉ số Stoxx 600 của thị trường châu Âu đã tuột mất 20%.
“Cứu” các hàn thử biểu của châu Âu khỏi tụt dốc quá sâu trong phiên cuối tuần chính là các cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu của các công ty khai mỏ. Cổ phiếu của BHP Billiton tăng 2,2%, trong khi cổ phiếu của Rio Tinto tăng 3,9%. Cổ phiếu của Nokia tiếp tục tăng 1,9%. Thông tin lạc quan về lợi nhuận của Microsoft và doanh số tăng mạnh ngoài dự kiến của hãng xe Porsche đã phần nào nâng đỡ sự lạc quan của giới đầu tư.
Trong phiên đầu tuần hôm nay, thị trường châu Á chịu tác động xấu từ dự báo của Goldman Sachs cho rằng, nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ rơi vào suy thoái trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước đang rất yếu.
Lao dốc mạnh nhất tại thị trường Nhật hôm nay là các cổ phiếu ngân hàng và xây dựng. Cổ phiếu của hãng sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu mất giá 7,2%. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản được niêm yết Mitsubishi UFJ và của ngân hàng lớn thứ ba Sumitomo Mitsui Financial cùng mất đi 5,3% giá trị.
Tại Hồng Kông, cổ phiếu HSBC giảm giá 3,7%, còn tại Hàn Quốc, cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước này Kookmin, cũng mất 4,3%. Tại Trung Quốc, cổ phiếu của các công ty năng lượng sụt giảm mạnh nhất do nước này phải đóng cửa tới 5 nhà máy nhiệt điện vì tuyết rơi quá dày cản trở việc vận chuyển than cho các nhà máy này.
Những thông tin kém lạc quan về khả năng thoát khỏi suy thoái của kinh tế Mỹ tiếp tục là nhân tố “lái” thị trường xuống dốc.
Thị trường toàn thế giới cùng đi xuống
Tại Mỹ, sau hai phiên tăng điểm liên tiếp nhờ động thái cắt giảm 0,75% lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang (FED), Phố Wall lại phải trải qua một ngày không đẹp như mong đợi. Chỉ số Dow Jones mất 171,44 điểm, tương đương 1,4%, còn 12.207,17 điểm. Chỉ số Nasdaq tuột 34,72 điểm, tức 1,5%, còn 2.326,2 điểm. Chỉ số S&P 500 xuống 21,46 điểm, tương đương 1,6%, đóng cửa ở 1.330,61 điểm.
Hàn thử biểu Russell 2000 của các công ty tầm trung cũng giảm 0,6% số điểm, còn 688,6%. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York trong phiên cuối tuần, có khoảng 1,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch, cao hơn 17% so với mức bình quân ngày của 3 tháng qua. Tính ra, cứ có khoản hơn 2 cổ phiếu mất giá thì có một cổ phiếu lên giá.
Như vậy, trong tuần trước, Dow Jones tăng thêm 0,4%, bù đắp phần nào cho khoản thiệt hại 8% từ đầu năm nay. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, nhưng tính đến thời điểm này của năm, vẫn mất đi 9,4%.
Tại thị trường châu Âu, ở đầu phiên giao dịch cuối tuần, các chỉ số chính đồng loạt “xanh”, nhưng sự lạc quan của thị trường không duy trì được lâu sau khi các ngân hàng và các hãng bảo hiểm niêm yết tại đây được dự báo là sẽ còn công bố những khoản thu lỗ nặng nề có liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố ở Mỹ.
Kết quả là, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của toàn khu vực châu Âu, mặc dù trước đó tăng 2% nhờ thông tin tốt lành về mức lợi nhuận vượt dự báo của hãng Microsoft, đến cuối phiên chỉ tăng nhẹ 0,1% lên mức 322,23 điểm. Tính ra trong tuần vừa qua, chỉ số này đã sụt mất 1,6%, bất chấp phiên hồi phục mạnh diễn ra một ngày sau khi FED cắt giảm lãi suất. Đa số các chỉ số khác của châu Âu đều mất điểm.
Chỉ số Euro Stoxx 50, hàn thử biểu của khu vực sử dụng đồng Euro, giảm 0,8%. Tại thị trường London, chỉ số FTSE 100, giảm 0,12%, còn 5.869 điểm. Chỉ số DAX 30 của thị trường Đức sụt 0,06%, còn 6816,74 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp mất 0,76%, xuống 4,878,12 điểm.
Thị trường châu Á sáng nay cũng mở đầu phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới với sự áp đảo của hướng đồ thị đi xuống. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 sụt mất 4%, còn 13.087,91 điểm. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông mất đi 4,25%, còn 24.053,61 điểm. Chỉ số Strait Times của Singapore cũng giảm 3,69%, còn 3.043,04 điểm.
Tại Trung Quốc đại lục, hàn thử biểu CSI mất đi 6,8% số điểm. Theo số liệu của Citigroup, Trung Quốc hiện là thị trường mà các quỹ đầu tư trong khu vực kém yêu thích nhất.
Tính đến 3h30 chiều nay tại Tokyo, chỉ số MSCI của thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã tụt 3,3%, còn 141,18 điểm. Trong 3 phiên hồi phục trong tuần trước, chỉ số này đã tăng 10%, nhưng tính ra trong năm nay, chỉ số này hiện đã giảm 11%. Trong ngày hôm nay, cứ 16 cổ phiếu nằm trong chỉ số này mất điểm thì chỉ có 1 cổ phiếu lên điểm.
Vẫn là cho vay “dưới chuẩn” và suy thoái kinh tế
Đây chính là hai lý do lớn nhất khiến đà phục hồi của thị trường chứng khoán thế giới không duy trì được lâu.
Tại Mỹ, cổ phiếu của các tập đoàn tài chính mất giá mạnh nhất vì giới đầu tư lo ngại các tập đoàn này sẽ còn thua lỗ thêm nhiều vì cho vay “dưới chuẩn”, dập tắt sự hứng khởi của thị trường ở đầu phiên giao dịch nhờ thông tin tốt lành hơn cả mong đợi về lợi nhuận của đại gia phần mềm Microsoft và hãng sản xuất thiết bị xây dựng Caterpillar.
Cổ phiếu của JP Morgan Chase và Citigroup dẫn đầu sự lao dốc của đoàn tàu cổ phiếu ngân hàng sau khi một nhà phân tích cho rằng công ty dịch vụ tài chính lớn nhất của Bỉ Fortis sẽ phải đối mặt với nhiều khoản thâm hụt tài sản nữa do đầu tư vào các loại cổ phiếu có liên quan đến cho vay cầm cố. Tính đến cuối phiên giao dịch, giá cổ phiếu của Citigroup sụt mất 2,5%, còn cổ phiếu của JP Morgan Chase mất 3%. Như vậy, trong phiên cuối tuần, cổ phiếu của các công ty tài chính trong chỉ số S&P500 giảm giá 2,5%, mạnh nhất trong số 10 ngành công nghiệp.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, trong cuộc họp vào ngày 30/1 tới đây, FED sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất ở mức đủ để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Đa số các nhà phân tích cho rằng, FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất USD thêm 0,5%, xuống còn 3%, trong khi một số khác dự báo mức cắt giảm 0,25%. Và dường như giới đầu tư sẽ thiên về hoạt động bán ra trong những ngày tới, thay vì mua vào, trước khi có quyết định chính thức của FED.
Thị trường châu Âu phiên cuối tuần cũng chịu chi phối mạnh bởi những dự báo còn ảm đạm về cuộc khủng hoảng tín dụng “dưới chuẩn” của Mỹ. Thông tin về vụ lừa đảo 7,2 tỷ USD ở ngân hàng lớn thứ hai của Pháp Societe General càng làm sâu sắc thêm những lo ngại cho rằng khoản thâm hụt 133 tỷ USD mà các tập đoàn tài chính phải hứng chịu kể từ năm ngoái đến nay sẽ còn tăng thêm nhiều.
Sau dự báo về thua lỗ của Fortis - tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất của Bỉ, cổ phiếu của tập đoàn này đã sụt 10%, đánh dấu phiên điều chỉnh mạnh nhất từ năm 2002. Tính từ đầu quý 3 năm ngoái, cổ phiếu các ngân hàng và các hãng bảo hiểm nằm trong chỉ số Stoxx 600 của thị trường châu Âu đã tuột mất 20%.
“Cứu” các hàn thử biểu của châu Âu khỏi tụt dốc quá sâu trong phiên cuối tuần chính là các cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu của các công ty khai mỏ. Cổ phiếu của BHP Billiton tăng 2,2%, trong khi cổ phiếu của Rio Tinto tăng 3,9%. Cổ phiếu của Nokia tiếp tục tăng 1,9%. Thông tin lạc quan về lợi nhuận của Microsoft và doanh số tăng mạnh ngoài dự kiến của hãng xe Porsche đã phần nào nâng đỡ sự lạc quan của giới đầu tư.
Trong phiên đầu tuần hôm nay, thị trường châu Á chịu tác động xấu từ dự báo của Goldman Sachs cho rằng, nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ rơi vào suy thoái trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước đang rất yếu.
Lao dốc mạnh nhất tại thị trường Nhật hôm nay là các cổ phiếu ngân hàng và xây dựng. Cổ phiếu của hãng sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu mất giá 7,2%. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản được niêm yết Mitsubishi UFJ và của ngân hàng lớn thứ ba Sumitomo Mitsui Financial cùng mất đi 5,3% giá trị.
Tại Hồng Kông, cổ phiếu HSBC giảm giá 3,7%, còn tại Hàn Quốc, cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước này Kookmin, cũng mất 4,3%. Tại Trung Quốc, cổ phiếu của các công ty năng lượng sụt giảm mạnh nhất do nước này phải đóng cửa tới 5 nhà máy nhiệt điện vì tuyết rơi quá dày cản trở việc vận chuyển than cho các nhà máy này.