Chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều
Kết thúc phiên giao dịch 25/1, các thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ trồi sụt, trong khi khu vực châu Âu chìm trong sắc đỏ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/1, các thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ trồi sụt, trong khi khu vực châu Âu chìm trong sắc đỏ.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 3,33 điểm (-0,03%) xuống 11.977,19 điểm, trong lúc chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,34 điểm (+0,03%) lên 1.291,18 điểm và Nasdaq tăng 1,70 điểm (+0,06%) lên 2.719,25 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,97 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Hôm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ mất điểm ngay khi mở phiên do thông tin bất lợi từ kinh tế Anh và lợi nhuận không đạt kỳ vọng của 3M, Johnson & Johnson và American Express. Mức đáy được xác lập lúc 15h khi Dow Jones giảm 0,65%, S&P 500 hạ 0,73% và Nasdaq 0,69%.
Thêm vào đó, giá nhà ở trong tháng 11/2010 giảm tháng thứ 5 liên tiếp cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Cụ thể, chỉ số S&P Case Shiller của giá nhà đất tại 20 thành phố của Mỹ giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong 12 tháng.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn hy vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng điểm trong năm nay, do nền kinh tế đang dần phục hồi sẽ nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Chuyên gia quản lý tiền tệ Laszlo Birinyi dự báo, chỉ số S&P 500 có thể đạt mức điểm 2.854 trong thời gian từ nay tới 2013.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 26,14 điểm (-0,44%) xuống 5.917,71 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 8,76 điểm (-0,12%) xuống 7.059,01 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 13,59 điểm (-0,34%) xuống 4.019,62 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 25/1. Quyết định tăng cổ tức của Intel giúp một số thị trường tăng điểm, trong khi số khác mất điểm do nỗi lo Trung Quốc siết chặt chính sách tài chính.
Ở chiều thuận, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,15% lên 10.464,42 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,49% lên 8.991,39 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0,22% lên 2.086,67 điểm. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,9% lên 138,44 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,68% xuống 2.677,43 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 30/9/2010. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm nhẹ 0,05% xuống 23.788,83 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,14% xuống 3.181,15 điểm.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 3,33 điểm (-0,03%) xuống 11.977,19 điểm, trong lúc chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,34 điểm (+0,03%) lên 1.291,18 điểm và Nasdaq tăng 1,70 điểm (+0,06%) lên 2.719,25 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,97 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Hôm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ mất điểm ngay khi mở phiên do thông tin bất lợi từ kinh tế Anh và lợi nhuận không đạt kỳ vọng của 3M, Johnson & Johnson và American Express. Mức đáy được xác lập lúc 15h khi Dow Jones giảm 0,65%, S&P 500 hạ 0,73% và Nasdaq 0,69%.
Thêm vào đó, giá nhà ở trong tháng 11/2010 giảm tháng thứ 5 liên tiếp cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Cụ thể, chỉ số S&P Case Shiller của giá nhà đất tại 20 thành phố của Mỹ giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong 12 tháng.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn hy vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng điểm trong năm nay, do nền kinh tế đang dần phục hồi sẽ nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Chuyên gia quản lý tiền tệ Laszlo Birinyi dự báo, chỉ số S&P 500 có thể đạt mức điểm 2.854 trong thời gian từ nay tới 2013.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 26,14 điểm (-0,44%) xuống 5.917,71 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 8,76 điểm (-0,12%) xuống 7.059,01 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 13,59 điểm (-0,34%) xuống 4.019,62 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 25/1. Quyết định tăng cổ tức của Intel giúp một số thị trường tăng điểm, trong khi số khác mất điểm do nỗi lo Trung Quốc siết chặt chính sách tài chính.
Ở chiều thuận, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,15% lên 10.464,42 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,49% lên 8.991,39 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0,22% lên 2.086,67 điểm. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,9% lên 138,44 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,68% xuống 2.677,43 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 30/9/2010. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm nhẹ 0,05% xuống 23.788,83 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,14% xuống 3.181,15 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.980,50 | 11.977,20 | 3,33 | 0,03 |
S&P 500 | 1.290,84 | 1.291,18 | 0,34 | 0,03 | |
Nasdaq | 2.717,55 | 2.719,25 | 1,70 | 0,06 | |
Anh | FTSE 100 | 5.943,85 | 5.917,51 | 26,14 | 0,44 |
Pháp | CAC 40 | 4.033,21 | 4.019,62 | 13,59 | 0,34 |
Đức | DAX | 7.067,77 | 7.059,01 | 8,76 | 0,12 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.345,10 | 10.464,40 | 119,31 | 1,15 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.801,80 | 23.788,80 | 12,95 | 0,05 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.695,72 | 2.677,43 | 18,29 | 0,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.947,79 | 8.991,39 | 43,60 | 0,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.082,16 | 2.086,67 | 4,51 | 0,22 |
Singapore | Straits Times | 3.185,76 | 3.181,15 | 4,61 | 0,14 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |