Chứng khoán tuần qua: Dòng tiền vận động yếu
Thị trường tuần qua tiếp tục dao động yếu và thanh khoản sụt giảm do hoạt động mua của khối ngoại hạ nhiệt
Các dao động trong tuần qua vẫn không thoát ra khỏi xu hướng được thiết lập từ đầu tháng 9. Giai đoạn tích lũy vẫn tiếp tục với thanh khoản sụt giảm và sự tham gia nhiệt tình của khối ngoại.
Điểm đáng chú ý nhất là hoạt động mua và bán èo uột nhưng vẫn đủ để giữ VN-Index vận động trên đường giá bình quân 20 ngày - một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên cũng chính vì thanh khoản yếu khiến xu hướng này có thể bị phá vỡ nếu xuất hiện sự đột biến.
Tuần qua VN-Index chỉ dao động giảm nhẹ 0,78 điểm, xấp xỉ 0,2%, mức giảm thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Thanh khoản tính theo tuần cũng ở mức thấp kỷ lục tính từ tháng 2/2010. Tính chung trên cả hai sàn, lượng vốn luân chuyển bao gồm cả giao dịch thỏa thuận chỉ có 4.907 tỷ đồng, tương đương 981,4 tỷ đồng mỗi phiên.
Dòng tiền thực sự vận động rất yếu trên bình diện toàn thị trường khi con số 981,4 tỷ đồng mỗi phiên chỉ cao hơn mức giao dịch trong tuần đầu tiên của tháng 4/2009. Xét về thời điểm, các mặt bằng thông tin trong 4 tháng đầu năm 2009 xấu hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, lượng vốn luân chuyển lại chỉ ở mức tương đương chứng tỏ chiến thuật giữ tiền mặt đang được áp dụng phổ biến và tâm lý thận trọng cũng mạnh tương đương tâm lý chán nản.
Mặt khác, độ dao động của giá trong hai tuần trở lại đây cũng rất thấp. Khi thị trường không có xu hướng thì dao động là điều kiện cơ bản nhất để dòng tiền đầu cơ có thể kiếm lời ngắn hạn. Chiến thuật đảo hàng ngay trong phiên có thể nói là đã bị phá sản khi mức dao động thời gian quan cực thấp. Chỉ một số rất ít cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận nếu “trading” ngay trong phiên. Dao động thấp, thanh khoản chung giảm khiến hoạt động hạ giá vốn cũng cẩn trọng hơn với khối lượng dịch nhỏ.
Sự cân bằng dòng vốn giữa hai sàn HOSE và HNX trong hai tuần qua cũng có điểm đáng chú ý khi tỉ trọng bắt đầu nghiêng về HOSE. Từ tháng 2/2010 trở về trước, giá trị khớp lệnh tại HOSE luôn chiếm từ 70% trở lên trong tổng giá trị khớp lệnh hai sàn. Tỉ trọng đó bắt đầu giảm dần và trong tháng 7, tháng 8 vừa qua chỉ còn trên 50%, thậm chí có nhiều phiên giá trị khớp lệnh tại HNX còn cao hơn cả HOSE.
Sàn HNX có một lợi thế lớn thu hút sự chú ý của dòng vốn đầu cơ là biên độ cao hơn, lượng cổ phiếu lưu hành thấp nên dao động cũng lớn hơn. Trong 5 tuần gần đây, tỉ trọng giá trị khớp lệnh tại HOSE bắt đầu tăng trở lại và tuần qua đã đạt xấp xỉ 60%. Đây có thể là biểu hiện của sự tích lũy của hoạt động đầu tư dài hạn.
Thanh khoản sụt giảm một phần bắt nguồn từ nhu cầu mua vào đã yếu đi của nhà đầu tư nước ngoài. Tuần này, khối ngoại mua vào chỉ đóng góp khoảng 20% giá trị khớp lệnh tại HOSE, giảm so với tỉ trọng 24% của tuần trước. Khối lượng mua vào cũng chỉ chiếm 14%. Tổng giá trị mua ròng tính chung cho cả hai sàn đạt 331,26 tỉ đồng, giảm tới 55% so với tuần trước.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là lực đỡ chính ở nhóm cổ phiếu lớn. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua vào ròng chiếm tỉ trọng cao trong nhóm 40 mã vốn hóa lớn nhất HOSE.
Có 11 mã lượng mua ròng của khối này chiếm trên 30% tổng khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu đó. Cá biệt có một số mã tỉ trọng rất cao như KBC (78,1%), PVF (67,7%), BVH (59,3%), DIG (54%), HPG (52,8%). Xét về khối lượng mua ròng tuyệt đối, DPM dẫn đầu danh sách với gần 1,19 triệu đơn vị, chiếm 38,5% tổng thanh khoản trong tuần. HPG đứng thứ hai với hơn 979.000 đơn vị. Ở một số mã khác, lực mua của khối ngoại không lớn nhưng đủ để tạo một mức giá đóng cửa tích cực, qua đó tác động đến VN-Index.
Trên phương diện kỹ thuật, dao động trong tuần của VN-Index không có gì đặc biệt hơn tuần trước, ngoại trừ việc chỉ số vẫn được giữ trong dải dao động tích cực, được nâng đỡ bởi đường giá bình quân 20 ngày. Dải bollinger với VN-Index đang thu hẹp lại rất giống thời điểm tháng 6 và tháng 7/2010. Lúc đó chỉ số đang dao động quanh ngưỡng 500 điểm để rồi sụt giảm mạnh xuống mức 420 điểm. Tuy nhiên thời điểm hiện tại mặt bằng giá đã thấp hơn nhiều, thanh khoản rất thấp và thị trường chưa trải qua một giai đoạn tăng đáng kể nào.
Thanh khoản thấp ở một mặt bằng giá thấp thường ít rủi ro hơn. Tuy nhiên điều đó cũng có hàm ý sự bùng nổ khó có thể xảy ra vì lực cầu còn yếu. Hoạt động tích lũy khá kiên nhẫn, không tranh mua cao, thậm chí còn đảo hàng khi có cơ hội khiến giá tiếp tục đi ngang. Các chỉ báo về xu hướng vẫn thể hiện một giai đoạn tích lũy. Nói chung hiện tại thị trường không còn tin xấu nào chưa biết trong khi một số tin tốt có thể hé mở. Điều đó cũng góp phần bớt đi rủi ro giảm mạnh, dù chưa đủ lực để tạo ra đột biến tăng.
Điểm đáng chú ý nhất là hoạt động mua và bán èo uột nhưng vẫn đủ để giữ VN-Index vận động trên đường giá bình quân 20 ngày - một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên cũng chính vì thanh khoản yếu khiến xu hướng này có thể bị phá vỡ nếu xuất hiện sự đột biến.
Tuần qua VN-Index chỉ dao động giảm nhẹ 0,78 điểm, xấp xỉ 0,2%, mức giảm thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Thanh khoản tính theo tuần cũng ở mức thấp kỷ lục tính từ tháng 2/2010. Tính chung trên cả hai sàn, lượng vốn luân chuyển bao gồm cả giao dịch thỏa thuận chỉ có 4.907 tỷ đồng, tương đương 981,4 tỷ đồng mỗi phiên.
Dòng tiền thực sự vận động rất yếu trên bình diện toàn thị trường khi con số 981,4 tỷ đồng mỗi phiên chỉ cao hơn mức giao dịch trong tuần đầu tiên của tháng 4/2009. Xét về thời điểm, các mặt bằng thông tin trong 4 tháng đầu năm 2009 xấu hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, lượng vốn luân chuyển lại chỉ ở mức tương đương chứng tỏ chiến thuật giữ tiền mặt đang được áp dụng phổ biến và tâm lý thận trọng cũng mạnh tương đương tâm lý chán nản.
Mặt khác, độ dao động của giá trong hai tuần trở lại đây cũng rất thấp. Khi thị trường không có xu hướng thì dao động là điều kiện cơ bản nhất để dòng tiền đầu cơ có thể kiếm lời ngắn hạn. Chiến thuật đảo hàng ngay trong phiên có thể nói là đã bị phá sản khi mức dao động thời gian quan cực thấp. Chỉ một số rất ít cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận nếu “trading” ngay trong phiên. Dao động thấp, thanh khoản chung giảm khiến hoạt động hạ giá vốn cũng cẩn trọng hơn với khối lượng dịch nhỏ.
Sự cân bằng dòng vốn giữa hai sàn HOSE và HNX trong hai tuần qua cũng có điểm đáng chú ý khi tỉ trọng bắt đầu nghiêng về HOSE. Từ tháng 2/2010 trở về trước, giá trị khớp lệnh tại HOSE luôn chiếm từ 70% trở lên trong tổng giá trị khớp lệnh hai sàn. Tỉ trọng đó bắt đầu giảm dần và trong tháng 7, tháng 8 vừa qua chỉ còn trên 50%, thậm chí có nhiều phiên giá trị khớp lệnh tại HNX còn cao hơn cả HOSE.
Sàn HNX có một lợi thế lớn thu hút sự chú ý của dòng vốn đầu cơ là biên độ cao hơn, lượng cổ phiếu lưu hành thấp nên dao động cũng lớn hơn. Trong 5 tuần gần đây, tỉ trọng giá trị khớp lệnh tại HOSE bắt đầu tăng trở lại và tuần qua đã đạt xấp xỉ 60%. Đây có thể là biểu hiện của sự tích lũy của hoạt động đầu tư dài hạn.
Thanh khoản sụt giảm một phần bắt nguồn từ nhu cầu mua vào đã yếu đi của nhà đầu tư nước ngoài. Tuần này, khối ngoại mua vào chỉ đóng góp khoảng 20% giá trị khớp lệnh tại HOSE, giảm so với tỉ trọng 24% của tuần trước. Khối lượng mua vào cũng chỉ chiếm 14%. Tổng giá trị mua ròng tính chung cho cả hai sàn đạt 331,26 tỉ đồng, giảm tới 55% so với tuần trước.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là lực đỡ chính ở nhóm cổ phiếu lớn. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua vào ròng chiếm tỉ trọng cao trong nhóm 40 mã vốn hóa lớn nhất HOSE.
Có 11 mã lượng mua ròng của khối này chiếm trên 30% tổng khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu đó. Cá biệt có một số mã tỉ trọng rất cao như KBC (78,1%), PVF (67,7%), BVH (59,3%), DIG (54%), HPG (52,8%). Xét về khối lượng mua ròng tuyệt đối, DPM dẫn đầu danh sách với gần 1,19 triệu đơn vị, chiếm 38,5% tổng thanh khoản trong tuần. HPG đứng thứ hai với hơn 979.000 đơn vị. Ở một số mã khác, lực mua của khối ngoại không lớn nhưng đủ để tạo một mức giá đóng cửa tích cực, qua đó tác động đến VN-Index.
Trên phương diện kỹ thuật, dao động trong tuần của VN-Index không có gì đặc biệt hơn tuần trước, ngoại trừ việc chỉ số vẫn được giữ trong dải dao động tích cực, được nâng đỡ bởi đường giá bình quân 20 ngày. Dải bollinger với VN-Index đang thu hẹp lại rất giống thời điểm tháng 6 và tháng 7/2010. Lúc đó chỉ số đang dao động quanh ngưỡng 500 điểm để rồi sụt giảm mạnh xuống mức 420 điểm. Tuy nhiên thời điểm hiện tại mặt bằng giá đã thấp hơn nhiều, thanh khoản rất thấp và thị trường chưa trải qua một giai đoạn tăng đáng kể nào.
Thanh khoản thấp ở một mặt bằng giá thấp thường ít rủi ro hơn. Tuy nhiên điều đó cũng có hàm ý sự bùng nổ khó có thể xảy ra vì lực cầu còn yếu. Hoạt động tích lũy khá kiên nhẫn, không tranh mua cao, thậm chí còn đảo hàng khi có cơ hội khiến giá tiếp tục đi ngang. Các chỉ báo về xu hướng vẫn thể hiện một giai đoạn tích lũy. Nói chung hiện tại thị trường không còn tin xấu nào chưa biết trong khi một số tin tốt có thể hé mở. Điều đó cũng góp phần bớt đi rủi ro giảm mạnh, dù chưa đủ lực để tạo ra đột biến tăng.