Chứng khoán tuần qua: Vẫn “nản” với thanh khoản
Cầu ở các mức giá cao tiếp tục yếu khiến thanh khoản thị trường sụt giảm tuần qua
VN-Index đã có một tuần tăng điểm khá (1,7%), mạnh nhất trong 3 tuần gần đây. Tuy nhiên thanh khoản vẫn là vấn đề đau đầu đối với những người lạc quan.
Diễn biến lình xình đi ngang khá lâu của thị trường hình thành ngưỡng cản trên và ngưỡng hỗ trợ dưới rất rõ ràng. Dao động trong biên độ này vẫn mang tính tích lũy và đồ thị kỹ thuật không có diễn biến đặc biệt.
Khó có thể biết rõ tình trạng đi ngang này sẽ kéo dài đến bao giờ vì dấu hiệu tăng cường hoạt động của dòng tiền vẫn “bặt tăm”. Thị trường dù được xem là tích cực với nhiều phiên tăng điểm nhưng điều đó không có nghĩa là có khả năng phá vỡ xu hướng tích lũy một cách rõ ràng.
Thứ nhất, điểm tựa của giá hiện tại trên cơ sở cung chứ không phải cầu. Tâm lý an tâm đã trở nên phổ biến khi nhà đầu tư nhận thấy đáy 440 điểm tiếp tục vững. Nếu “bán là chốt lỗ”, trong khi “đáy” đã có thì việc quay sang chấp nhận nắm giữ dài hơn là bình thường. Ngoài ra, khi mức lỗ còn trong giới hạn chịu đựng thì áp lực bán sẽ không lớn. Thực tế một số phiên đã cho thấy biến động tâm lý xấu cũng chỉ khiến cung giá rẻ tăng lên nhất thời nhưng trở lại tình trạng bình thường ngay những phiên kế tiếp.
Thứ hai, tác động của một số cổ phiếu lớn gần đây có vẻ khiến VN-Index mang “màu sắc” lạc quan nhiều hơn. Điều này thị trường đã nhận thấy rõ ràng từ lâu. Khi chỉ số được “neo” bằng nhóm cổ phiếu lớn thì trên góc độ kỹ thuật cũng góp phần củng cố tâm lý.
Thứ ba, dòng vốn ngoại tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động mua ở nhóm blue-chip. Điều đáng mừng là vẫn chưa thấy dấu hiệu hụt hơi từ khối này. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là một bộ phận rất lớn dòng vốn “nội” đang nằm im hoặc vận động thiếu tích cực.
Thứ tư, hoạt động mua chưa trở nên hưng phấn và chấp nhận các mức giá cao hơn tức là người cầm tiền vẫn ngại rủi ro. Cầu không tăng lên đáng kể khi giá giảm, mà chính xác hơn là cung yếu không đủ đẩy giá giảm sâu hơn. Cầu chặn giá thấp nhiều khiến lượng dư mua tuần qua đã tăng vọt lên gần 52% bình quân mỗi phiên.
Nói chung một trong những đặc điểm của quá trình tích lũy là hoạt động mua vào hạn chế ở các mức giá cao. Nếu bên bán tháo hàng mạnh thì cầu chờ mua ở giá thấp. Ngược lại, nếu giá tăng thì hoạt động đảo hàng xuất hiện mạnh. Chừng nào người mua còn thực hiện chiến thuật này thì tình trạng đi ngang còn tiếp diễn.
Thanh khoản sụt giảm và giá dao động thấp là kết quả của tình trạng tích lũy chậm rãi nói trên. Bình quân mỗi ngày tuần qua, lượng khớp lệnh tại HOSE đạt khoảng 23,9 triệu đơn vị. Nếu tính riêng với khớp lệnh cổ phiếu (phản ánh vào VN-Index) thì mỗi phiên cũng chỉ chuyển nhượng được gần 23,6 triệu đơn vị. Đây là mức thanh khoản thấp nhất trong vòng 8 tháng qua.
Khối lượng giao dịch luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện sức mạnh thực sự của một xu hướng tăng. Dù vậy trong nhiều trường hợp, khối lượng không thể hiện đúng sức cầu nói chung. Tỉ trọng khối lượng dư mua cao gần đây cho thấy cầu vẫn khá mạnh nhưng cầu ở giá cao lại yếu. Do đó khối lượng giao dịch thấp phản ánh sự thờ ơ của cả người mua lẫn người bán, hơn là quy kết cho sự suy kiệt của dòng tiền.
Một bộ phận người mua tuần qua tỏ ra nhiệt tình chấp nhận giá cao là nhà đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng giá trị mua của khối này đột ngột lên tới 23,1% tổng giá trị khớp lệnh của HOSE, một con số cao nhất trong các tuần của tháng 10. Khá nhiều blue-chip chưa “gãy” xu hướng tăng trên phương diện kỹ thuật là nhờ tỉ trọng mua vào ở các mức giá cao của khối ngoại quá lớn trong thanh khoản hàng ngày.
Sự tham gia mạnh hơn của khối ngoại vẫn tập trung ở những mã quen thuộc. Xét theo khối lượng thì 3 mã được mua ròng trên 1 triệu cổ phiếu trong tuần là FPT (1,49 triệu), DPM (1,26 triệu) và VSH (1,07 triệu). Một số mã khác tuy được mua ròng không lớn về con số tuyệt đối nhưng lại chiếm tỉ trọng cao trong thanh khoản như BVH (50% tổng lượng khớp lệnh), PVF (78%), KBC (63%), MSN (60%)…
Phiên cuối tuần qua ghi nhận một diễn biết khác thường trong giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Sự đột biến về giao dịch không bất ngờ, mà điểm khác thường là số liệu của HOSE đột nhiên tính chung cả các lệnh thỏa thuận vào số liệu hiển thị vốn lâu nay chỉ bao gồm giao dịch khớp lệnh. Không rõ có nhà đầu tư nào phán đoán xu hướng nhầm lẫn vì con số trên 400 tỉ đồng giá trị khớp lệnh ngay sau vài phút vào đợt giao dịch liên tục hay không.
Giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn, bao gồm cả cổ phiếu lẻ thường là biểu hiện của sự chuyển nhượng cả danh mục. Đây là sự sang tay nội khối nên không thể hiện sự gia tăng đồng vốn ngoại mới nào vào thị trường. Tuy nhiên qua khớp lệnh khối này vẫn bỏ ròng vào 66 tỷ đồng. Tính chung cả HOSE và HNX thì tuần qua quy mô mua ròng đạt 296,9 tỷ đồng, tăng 36% so với tuần trước. Điểm đáng mừng là giao dịch mua ròng qua khớp lệnh cũng tăng rất khá (66% tại HOSE) với 331,7 tỷ đồng, là mức cao nhất trong 3 tuần trở lại đây.
Diễn biến lình xình đi ngang khá lâu của thị trường hình thành ngưỡng cản trên và ngưỡng hỗ trợ dưới rất rõ ràng. Dao động trong biên độ này vẫn mang tính tích lũy và đồ thị kỹ thuật không có diễn biến đặc biệt.
Khó có thể biết rõ tình trạng đi ngang này sẽ kéo dài đến bao giờ vì dấu hiệu tăng cường hoạt động của dòng tiền vẫn “bặt tăm”. Thị trường dù được xem là tích cực với nhiều phiên tăng điểm nhưng điều đó không có nghĩa là có khả năng phá vỡ xu hướng tích lũy một cách rõ ràng.
Thứ nhất, điểm tựa của giá hiện tại trên cơ sở cung chứ không phải cầu. Tâm lý an tâm đã trở nên phổ biến khi nhà đầu tư nhận thấy đáy 440 điểm tiếp tục vững. Nếu “bán là chốt lỗ”, trong khi “đáy” đã có thì việc quay sang chấp nhận nắm giữ dài hơn là bình thường. Ngoài ra, khi mức lỗ còn trong giới hạn chịu đựng thì áp lực bán sẽ không lớn. Thực tế một số phiên đã cho thấy biến động tâm lý xấu cũng chỉ khiến cung giá rẻ tăng lên nhất thời nhưng trở lại tình trạng bình thường ngay những phiên kế tiếp.
Thứ hai, tác động của một số cổ phiếu lớn gần đây có vẻ khiến VN-Index mang “màu sắc” lạc quan nhiều hơn. Điều này thị trường đã nhận thấy rõ ràng từ lâu. Khi chỉ số được “neo” bằng nhóm cổ phiếu lớn thì trên góc độ kỹ thuật cũng góp phần củng cố tâm lý.
Thứ ba, dòng vốn ngoại tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động mua ở nhóm blue-chip. Điều đáng mừng là vẫn chưa thấy dấu hiệu hụt hơi từ khối này. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là một bộ phận rất lớn dòng vốn “nội” đang nằm im hoặc vận động thiếu tích cực.
Thứ tư, hoạt động mua chưa trở nên hưng phấn và chấp nhận các mức giá cao hơn tức là người cầm tiền vẫn ngại rủi ro. Cầu không tăng lên đáng kể khi giá giảm, mà chính xác hơn là cung yếu không đủ đẩy giá giảm sâu hơn. Cầu chặn giá thấp nhiều khiến lượng dư mua tuần qua đã tăng vọt lên gần 52% bình quân mỗi phiên.
Nói chung một trong những đặc điểm của quá trình tích lũy là hoạt động mua vào hạn chế ở các mức giá cao. Nếu bên bán tháo hàng mạnh thì cầu chờ mua ở giá thấp. Ngược lại, nếu giá tăng thì hoạt động đảo hàng xuất hiện mạnh. Chừng nào người mua còn thực hiện chiến thuật này thì tình trạng đi ngang còn tiếp diễn.
Thanh khoản sụt giảm và giá dao động thấp là kết quả của tình trạng tích lũy chậm rãi nói trên. Bình quân mỗi ngày tuần qua, lượng khớp lệnh tại HOSE đạt khoảng 23,9 triệu đơn vị. Nếu tính riêng với khớp lệnh cổ phiếu (phản ánh vào VN-Index) thì mỗi phiên cũng chỉ chuyển nhượng được gần 23,6 triệu đơn vị. Đây là mức thanh khoản thấp nhất trong vòng 8 tháng qua.
Khối lượng giao dịch luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện sức mạnh thực sự của một xu hướng tăng. Dù vậy trong nhiều trường hợp, khối lượng không thể hiện đúng sức cầu nói chung. Tỉ trọng khối lượng dư mua cao gần đây cho thấy cầu vẫn khá mạnh nhưng cầu ở giá cao lại yếu. Do đó khối lượng giao dịch thấp phản ánh sự thờ ơ của cả người mua lẫn người bán, hơn là quy kết cho sự suy kiệt của dòng tiền.
Một bộ phận người mua tuần qua tỏ ra nhiệt tình chấp nhận giá cao là nhà đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng giá trị mua của khối này đột ngột lên tới 23,1% tổng giá trị khớp lệnh của HOSE, một con số cao nhất trong các tuần của tháng 10. Khá nhiều blue-chip chưa “gãy” xu hướng tăng trên phương diện kỹ thuật là nhờ tỉ trọng mua vào ở các mức giá cao của khối ngoại quá lớn trong thanh khoản hàng ngày.
Sự tham gia mạnh hơn của khối ngoại vẫn tập trung ở những mã quen thuộc. Xét theo khối lượng thì 3 mã được mua ròng trên 1 triệu cổ phiếu trong tuần là FPT (1,49 triệu), DPM (1,26 triệu) và VSH (1,07 triệu). Một số mã khác tuy được mua ròng không lớn về con số tuyệt đối nhưng lại chiếm tỉ trọng cao trong thanh khoản như BVH (50% tổng lượng khớp lệnh), PVF (78%), KBC (63%), MSN (60%)…
Phiên cuối tuần qua ghi nhận một diễn biết khác thường trong giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Sự đột biến về giao dịch không bất ngờ, mà điểm khác thường là số liệu của HOSE đột nhiên tính chung cả các lệnh thỏa thuận vào số liệu hiển thị vốn lâu nay chỉ bao gồm giao dịch khớp lệnh. Không rõ có nhà đầu tư nào phán đoán xu hướng nhầm lẫn vì con số trên 400 tỉ đồng giá trị khớp lệnh ngay sau vài phút vào đợt giao dịch liên tục hay không.
Giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn, bao gồm cả cổ phiếu lẻ thường là biểu hiện của sự chuyển nhượng cả danh mục. Đây là sự sang tay nội khối nên không thể hiện sự gia tăng đồng vốn ngoại mới nào vào thị trường. Tuy nhiên qua khớp lệnh khối này vẫn bỏ ròng vào 66 tỷ đồng. Tính chung cả HOSE và HNX thì tuần qua quy mô mua ròng đạt 296,9 tỷ đồng, tăng 36% so với tuần trước. Điểm đáng mừng là giao dịch mua ròng qua khớp lệnh cũng tăng rất khá (66% tại HOSE) với 331,7 tỷ đồng, là mức cao nhất trong 3 tuần trở lại đây.