Chứng khoán và cơ hội với áp lực lãi suất
Lợi thế tiền mặt và vốn huy động rẻ đang tạo lợi thế cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc đua lãi suất còn căng thẳng
Thị trường chứng khoán phục hồi khá mạnh tuần qua, ngay khi thông tin về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao nhất trong 15 năm được công bố khiến nhà đầu tư cho rằng tin xấu nhất đã lộ diện.
Câu chuyện CPI hiện đã nhạt, nhưng câu chuyện lãi suất vẫn tiếp tục nóng trong trung hạn. Báo cáo tài chính quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết đã công bố khá đầy đủ, giúp nhận diện gánh nặng lãi suất và chi phí tài chính nói chung vẫn còn.
Trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục căng thẳng, gần như chắc chắn mặt bằng lãi suất đầu vào cho sản xuất kinh doanh chưa thể giảm ngay trong vài tháng tới. Liệu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết có thể tốt trong quý còn lại của năm, thậm chí là cả quý 1/2011?
Doanh thu tăng đi kèm với chi phí tài chính tăng kéo mức lãi thuật sụt giảm là điểm chung của rất nhiều doanh nghiệp trong quý 3 vừa qua. Chỉ cần sàng lọc theo tiêu chí “chi phí tài chính” trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho thấy hàng trăm doanh nghiệp ghi nhận mức chi phí tăng vọt. Đa số trong đó ghi nhận chi phí lãi vay tăng so với quý hai. Thậm chí có những doanh nghiệp bị “xén” tới một phần ba lợi nhuận gộp.
Ngoài một số doanh nghiệp có tính mùa vụ (sử dụng đòn bẩy lớn cho chu kỳ kinh doanh), lãi vay phản ánh trong quý 3 là khá chậm so với diễn biến thực trên thị trường lãi suất thời điểm này. Làn sóng đua tăng lãi suất huy động vẫn đang rất nóng và liên tiếp phá trần.
Xu hướng này không khác mấy năm 2008 khi khởi phát từ các ngân hàng nhỏ khát vốn phải tăng lãi suất huy động để hút tiền. Các ngân hàng dư thừa thanh khoản cũng phải tự vệ bẳng cách tăng theo để giữ tiền. Thị trường liên ngân hàng căng thẳng. Người gửi tiền kỳ vọng một lãi suất có lợi đòi đàm phán lãi suất cho món gửi lớn.
Xu hướng này không khác mấy năm 2008 khi khởi phát từ các ngân hàng nhỏ khát vốn phải tăng lãi suất huy động để hút tiền. Các ngân hàng dư thừa thanh khoản cũng phải tự vệ bẳng cách tăng theo để giữ tiền. Thị trường liên ngân hàng căng thẳng. Người gửi tiền kỳ vọng một lãi suất có lợi đòi đàm phán lãi suất cho món gửi lớn.
Hiện tại lãi suất kỳ hạn ngắn 1-3 tháng cũng đã được đẩy lên trên 13%/năm, một số sản phẩm tiết kiệm khác có lãi suất còn “khủng” hơn. Sự thay đổi “xoành xoạch” trong lãi suất huy động càng khuyến khích người gửi chọn kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong chuyển đổi khoản vay.
Lãi suất cho vay khó có thể thấp. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, chi phí sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở mức 12-12,75%/năm; đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh khác 13-17%/năm; đối với phi sản xuất 18-20%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất đó có thực tế, khi ngay lãi suất đầu vào của ngân hàng cũng là lên tới trên dưới 14%/năm?
Lãi suất cho vay khó có thể thấp. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, chi phí sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở mức 12-12,75%/năm; đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh khác 13-17%/năm; đối với phi sản xuất 18-20%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất đó có thực tế, khi ngay lãi suất đầu vào của ngân hàng cũng là lên tới trên dưới 14%/năm?
Nếu lục lại báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2008 sẽ thấy những thông tin thú vị. Tác động của lãi suất cao 6 tháng đầu năm để lại di chứng nặng nề cho cả hai quý cuối năm do chu kỳ sản xuất kinh doanh cần thời gian. Báo cáo giải trình của các doanh nghiệp cũng khẳng định gánh nặng lãi vay đã khiến hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Đây là phản ứng bình thường vì chi phí vốn quá cao, vượt hoặc xấp xỉ mức lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp thì càng hoạt động càng lỗ.
Tuy nhiên cũng không phải doanh nghiệp nào cũng lao đao trong bối cảnh lãi suất cao như vậy. Căn cứ vào báo cáo quý 3/2010 thì sàn HOSE cũng có khoảng 50 doanh nghiệp có lượng tiền mặt hoặc tương đương tiền lớn hơn nợ ngân hàng. Thống kê số doanh nghiệp ghi nhận tiền mặt và tương đương tiền từ 100 tỷ đồng trở lên tại HOSE cũng tới 67 doanh nghiệp và tại HNX là 35 doanh nghiệp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tuy có mức nợ dài hạn lớn, nhưng trong đó tỉ lệ lớn là phát hành trái phiếu với lãi suất tốt so với lãi suất ngân hàng.
Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thường là căn cứ để xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao trong bối cảnh lãi suất leo thang. Cũng như năm 2008, 2009, không ít doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt cho biến động này. Mặt khác, xét về ngành nghề, một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực truyền thống sử dụng đòn bẩy cao như vận tải, xây dựng, vật liệu có thể bị tác động mạnh hơn. Ngược lại, các ngành hàng thiết yếu có thể giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính thông qua giá bán tăng.
Từ góc độ thị trường, những đợt phục hồi kỹ thuật thường dựa vào thông tin, cả tốt lẫn xấu. Tuy nhiên, khả năng phục hồi bền vững của thị trường nói chung vẫn luôn phải dựa vào sự chuyển biến tích cực hoặc thị trường nhìn thấy xu hướng tích cực của kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.
Dao động tăng của VN-Index hai tuần qua vẫn chưa đủ để hình thành xu hướng. Nếu mặt bằng lãi suất đạt đỉnh và ổn định thì thị trường chứng khoán mới có cơ hội thực sự tạo đáy.
Dao động tăng của VN-Index hai tuần qua vẫn chưa đủ để hình thành xu hướng. Nếu mặt bằng lãi suất đạt đỉnh và ổn định thì thị trường chứng khoán mới có cơ hội thực sự tạo đáy.