Chứng khoán và luật cấm dùng tin chưa công bố
Sử dụng tin tức chưa được công bố rộng rãi để trục lợi là đặc quyền của một thiểu số có quyền lực hoặc có quan hệ quen biết
Sử dụng tin tức chưa được công bố rộng rãi để trục lợi là đặc quyền của một thiểu số có quyền lực hoặc có quan hệ quen biết.
Sự tung tin đồn khiến các nhà đầu tư hoang mang cũng là một dạng lường gạt. Nó khiến thị trường trở thành một sân chơi không bình đẳng, và như thế những gì tốt đẹp mà các nhà lãnh đạo “tưởng” là cơ chế thị trường mang lại sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Đây là một trong những lỗ hổng của cơ chế thị trường chứng khoán non trẻ cần được vá lại, giống như nhiều lỗ hổng khác như tham nhũng, không minh bạch...
Công ty dược phẩm có cổ phiếu tên X vừa nghiên cứu thành công thuốc chữa bệnh HIV\AIDS giá rẻ, và dĩ nhiên người dược sĩ phụ trách công trình nghiên cứu đó là kẻ biết tin này trước nhất. Anh ta chia sẻ tin này với bạn gái tại một quán bar, và anh phục vụ quầy bar tình cờ nghe lỏm được câu chuyện. Anh dược sĩ, cô bạn gái và anh phục vụ lập tức đi mua mỗi người 10.000 cổ phiếu X. Hôm sau, công ty họp báo loan tin vui và cổ phiếu lên giá gấp đôi. Thế là phát tài.
Nếu trường hợp trên xảy ra ở Mỹ, Nhật, Tây Âu hay Hong Kong, Singapore... thì cả ba người này đều sẽ đi tù ít nhất hai năm. Còn ở Việt Nam, chúng ta quan niệm đó là “Thần tài gõ cửa” và mặc nhiên chấp nhận vì những người đó nhanh chân biết trước, hoặc tự tiếc rẻ mình không phải là một trong những người may mắn đó.
Có hàng ngàn chuyện tương tự. Chuyện qui hoạch nhà đất là một ví dụ rõ ràng nhất. Trước khi qui hoạch được công bố thì luôn có người biết trước rỉ tai cho người thân quen, người có ơn nghĩa, cấp trên... để đi mua gom đất chỗ tốt vì biết sẽ lên giá, hoặc bán tống bán tháo đất ở khu sắp bị giải tỏa.
Sự cần thiết phải có luật cấm dùng thông tin chưa công bố
Nhìn ra bên ngoài, sở dĩ các sàn chứng khoán lớn như New York, London, Tokyo, Hồng Kông... thành công là vì một lý do rất đơn giản: nhà đầu tư quốc tế tin tưởng đó là những quốc gia có cơ chế giao dịch chứng khoán “thành thật”, và có đủ luật chứng khoán nhằm răn đe và trừng phạt một cách hữu hiệu những kẻ trục lợi theo thông lệ quốc tế.
Những kẻ sử dụng thông tin chưa công bố để mua (bán) chứng khoán kiếm lời (hay tránh lỗ) thực chất đã tiến hành lường gạt và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà họ đã giao dịch, bởi nếu nhà đầu tư kia mà biết được tin thì sẽ không bao giờ tiến hành giao dịch với giá đó.
Niềm tin của nhà đầu tư trong lúc giao dịch là quan trọng nhất. Khi có niềm tin, người ta sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vì họ lường trước các rủi ro. Khi nhà đầu tư mất niềm tin, họ sẽ bỏ đi. Thị trường chứng khoán mà không có nhà đầu tư thì mất hết ý nghĩa và mục đích sống của nó. Trong những trường hợp đó, người ta thà đi đánh bạc, bởi vì đánh bạc đã có những luật lệ riêng chống gian lận của nó mà ai cũng phải tuân theo.
Luật pháp phải đảm bảo một sân chơi chứng khoán bình đẳng, bởi vì thị trường chứng khoán là do chúng ta tạo ra nhằm mục đích huy động vốn cho các doanh nghiệp. Nếu không có nhà đầu tư thì mục đích huy động vốn kia không bao giờ đạt được. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư, bất kể trong nước hay ngoài nước.
Cần có luật để trong tương lai khi lực lượng an ninh chuyên ngành tài chính thật sự vững mạnh sẽ có dịp dùng đến để truy tố những tội phạm tài chính, nhằm đảm bảo tính trong sạch, minh bạch và bình đẳng cho môi trường đầu tư Việt Nam.
Thị trường chứng khoán sẽ lớn mạnh và tiếp tục phát triển, bởi vì đó là một cơ chế chuyển giao và điều tiết vốn cho các doanh nghiệp. Nước nào cũng có thị trường chứng khoán cả, bởi vì chỉ cần vài chục triệu đôla là có thể xây một hệ thống sàn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa một thị trường lớn và một thị trường nhỏ là ở chỗ niềm tin của nhà đầu tư.
Quốc gia cần phát triển thị trường vốn để phát triển kinh tế. Tại sao Hồng Kông chỉ là một đảo quốc mà có thu nhập đầu người cao hơn cả Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc? Tại sao dân châu Âu không màng đến cổ phiếu? Tại sao thị trường vốn ở Mỹ mạnh đến như vậy (44.000 tỉ USD)?
Nói đơn giản, nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vào thị trường chứng khoán ở thị trường Mỹ là vì thị trường chứng khoán Mỹ không hề có thiên vị. Không thiên vị là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà các thị trường chứng khoán khác không thể nào sánh kịp. Dư luận giới đầu tư cho rằng ở châu Âu chỉ có giới phe cánh với giới tài phiệt thì mới có thông tin nội bộ và mua bán trúng lớn. Và các công ty ngoại quốc ở khắp nơi đều thích được lên sàn ở New York vì nơi đây ngoài có lượng vốn và nhà đầu tư dồi dào còn có qui chế rất minh bạch và chặt chẽ.
Giới đầu tư ngoại quốc nghĩ gì về thị trường chứng khoán Việt Nam?
Nhìn chung, với kinh nghiệm đầu tư quốc tế hàng trăm năm, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán ngoại quốc nhận thấy thị trường Việt Nam là một nơi đang phát triển. Tuy vẫn còn khá nhỏ so với tầm cỡ 118.000 tỉ USD của thị trường vốn thế giới, nhưng rất có khả năng trở thành một sàn có tầm cỡ khu vực.
Do vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam dễ bị chi phối nếu cho phép tiền nóng (hot money) đầu tư ngoại quốc ồ ạt vào thị trường chứng khoán mà không quản lý.
Giới đầu tư thị trường chứng khoán cũng nhận thấy luật lệ về thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn tương đối lỏng lẻo, do vậy những tuyệt chiêu sử dụng thành công ở các quốc gia khác để kiếm lời nhanh sẽ được tận dụng triệt để ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, các luật về chứng khoán, luật công ty, luật kế toán cũng được ban hành khá liên hoàn và bổ sung chặt chẽ cho nhau sẽ giúp giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của các tay đầu cơ.
Tuy vậy, việc quản lý các giao dịch trục lợi do các tin chưa công bố còn bỏ ngỏ vì thiếu phương tiện, nhân sự và kinh nghiệm. Trong tương lai gần, một qui định cụ thể về việc này cần được ban hành để các nhà đầu tư, các quan chức công ty và các công ty phân tích, môi giới chứng khoán biết và quan tâm.
Đây là một bước tiến cần thiết nhằm đưa chuẩn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam gần với thông lệ quốc tế và đặt nền móng cho việc điều tra các giao dịch đáng nghi ngờ sau này. Việc cài đặt hệ thống phần mềm giao dịch để phát hiện và lưu trữ các giao dịch ngay trước khi có biến động lớn về giá cổ phiếu sẽ giúp các cơ quan điều tra có thêm đầu mối.
Các nhà đầu tư tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển mạnh và trở nên có tầm cỡ trong khu vực. Niềm tin này xuất phát từ các tuyên bố của quan chức cao cấp nhất của cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia: “Việt Nam cam kết sẽ không để các giao dịch mờ ám do lấy tin nội bộ có chỗ dung thân. Bởi vì nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước sẽ tiến lên công bằng và minh bạch hơn đối với mọi nhà đầu tư, sẽ được thể chế hóa, luật hóa”.
* “Không giống như thị trường OTC (Over the counter, nghĩa là ở đây các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của những công ty mới cổ phần hóa một phần và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức) ở bất cứ đâu, thị trường Việt Nam không có những người môi giới được cấp giấy đăng ký và gần như không có bất cứ sự giám sát nào.
Những người mua bán thường cuối cùng trao đổi tiền mặt lấy cổ phiếu bằng giấy tại các quán nước bên lề đường. “Đây gần như là miền tây hoang dã của Mỹ” - Noritaka Akamatsu, một nhà kinh tế tài chính hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) ở Hà Nội, nhận xét. Không ai biết được cái “thị trường đen” này lớn đến mức nào”. (Trích báo Time, số 5/3/2007)
Sự tung tin đồn khiến các nhà đầu tư hoang mang cũng là một dạng lường gạt. Nó khiến thị trường trở thành một sân chơi không bình đẳng, và như thế những gì tốt đẹp mà các nhà lãnh đạo “tưởng” là cơ chế thị trường mang lại sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Đây là một trong những lỗ hổng của cơ chế thị trường chứng khoán non trẻ cần được vá lại, giống như nhiều lỗ hổng khác như tham nhũng, không minh bạch...
Công ty dược phẩm có cổ phiếu tên X vừa nghiên cứu thành công thuốc chữa bệnh HIV\AIDS giá rẻ, và dĩ nhiên người dược sĩ phụ trách công trình nghiên cứu đó là kẻ biết tin này trước nhất. Anh ta chia sẻ tin này với bạn gái tại một quán bar, và anh phục vụ quầy bar tình cờ nghe lỏm được câu chuyện. Anh dược sĩ, cô bạn gái và anh phục vụ lập tức đi mua mỗi người 10.000 cổ phiếu X. Hôm sau, công ty họp báo loan tin vui và cổ phiếu lên giá gấp đôi. Thế là phát tài.
Nếu trường hợp trên xảy ra ở Mỹ, Nhật, Tây Âu hay Hong Kong, Singapore... thì cả ba người này đều sẽ đi tù ít nhất hai năm. Còn ở Việt Nam, chúng ta quan niệm đó là “Thần tài gõ cửa” và mặc nhiên chấp nhận vì những người đó nhanh chân biết trước, hoặc tự tiếc rẻ mình không phải là một trong những người may mắn đó.
Có hàng ngàn chuyện tương tự. Chuyện qui hoạch nhà đất là một ví dụ rõ ràng nhất. Trước khi qui hoạch được công bố thì luôn có người biết trước rỉ tai cho người thân quen, người có ơn nghĩa, cấp trên... để đi mua gom đất chỗ tốt vì biết sẽ lên giá, hoặc bán tống bán tháo đất ở khu sắp bị giải tỏa.
Sự cần thiết phải có luật cấm dùng thông tin chưa công bố
Nhìn ra bên ngoài, sở dĩ các sàn chứng khoán lớn như New York, London, Tokyo, Hồng Kông... thành công là vì một lý do rất đơn giản: nhà đầu tư quốc tế tin tưởng đó là những quốc gia có cơ chế giao dịch chứng khoán “thành thật”, và có đủ luật chứng khoán nhằm răn đe và trừng phạt một cách hữu hiệu những kẻ trục lợi theo thông lệ quốc tế.
Những kẻ sử dụng thông tin chưa công bố để mua (bán) chứng khoán kiếm lời (hay tránh lỗ) thực chất đã tiến hành lường gạt và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà họ đã giao dịch, bởi nếu nhà đầu tư kia mà biết được tin thì sẽ không bao giờ tiến hành giao dịch với giá đó.
Niềm tin của nhà đầu tư trong lúc giao dịch là quan trọng nhất. Khi có niềm tin, người ta sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vì họ lường trước các rủi ro. Khi nhà đầu tư mất niềm tin, họ sẽ bỏ đi. Thị trường chứng khoán mà không có nhà đầu tư thì mất hết ý nghĩa và mục đích sống của nó. Trong những trường hợp đó, người ta thà đi đánh bạc, bởi vì đánh bạc đã có những luật lệ riêng chống gian lận của nó mà ai cũng phải tuân theo.
Luật pháp phải đảm bảo một sân chơi chứng khoán bình đẳng, bởi vì thị trường chứng khoán là do chúng ta tạo ra nhằm mục đích huy động vốn cho các doanh nghiệp. Nếu không có nhà đầu tư thì mục đích huy động vốn kia không bao giờ đạt được. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư, bất kể trong nước hay ngoài nước.
Cần có luật để trong tương lai khi lực lượng an ninh chuyên ngành tài chính thật sự vững mạnh sẽ có dịp dùng đến để truy tố những tội phạm tài chính, nhằm đảm bảo tính trong sạch, minh bạch và bình đẳng cho môi trường đầu tư Việt Nam.
Thị trường chứng khoán sẽ lớn mạnh và tiếp tục phát triển, bởi vì đó là một cơ chế chuyển giao và điều tiết vốn cho các doanh nghiệp. Nước nào cũng có thị trường chứng khoán cả, bởi vì chỉ cần vài chục triệu đôla là có thể xây một hệ thống sàn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa một thị trường lớn và một thị trường nhỏ là ở chỗ niềm tin của nhà đầu tư.
Quốc gia cần phát triển thị trường vốn để phát triển kinh tế. Tại sao Hồng Kông chỉ là một đảo quốc mà có thu nhập đầu người cao hơn cả Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc? Tại sao dân châu Âu không màng đến cổ phiếu? Tại sao thị trường vốn ở Mỹ mạnh đến như vậy (44.000 tỉ USD)?
Nói đơn giản, nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vào thị trường chứng khoán ở thị trường Mỹ là vì thị trường chứng khoán Mỹ không hề có thiên vị. Không thiên vị là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà các thị trường chứng khoán khác không thể nào sánh kịp. Dư luận giới đầu tư cho rằng ở châu Âu chỉ có giới phe cánh với giới tài phiệt thì mới có thông tin nội bộ và mua bán trúng lớn. Và các công ty ngoại quốc ở khắp nơi đều thích được lên sàn ở New York vì nơi đây ngoài có lượng vốn và nhà đầu tư dồi dào còn có qui chế rất minh bạch và chặt chẽ.
Giới đầu tư ngoại quốc nghĩ gì về thị trường chứng khoán Việt Nam?
Nhìn chung, với kinh nghiệm đầu tư quốc tế hàng trăm năm, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán ngoại quốc nhận thấy thị trường Việt Nam là một nơi đang phát triển. Tuy vẫn còn khá nhỏ so với tầm cỡ 118.000 tỉ USD của thị trường vốn thế giới, nhưng rất có khả năng trở thành một sàn có tầm cỡ khu vực.
Do vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam dễ bị chi phối nếu cho phép tiền nóng (hot money) đầu tư ngoại quốc ồ ạt vào thị trường chứng khoán mà không quản lý.
Giới đầu tư thị trường chứng khoán cũng nhận thấy luật lệ về thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn tương đối lỏng lẻo, do vậy những tuyệt chiêu sử dụng thành công ở các quốc gia khác để kiếm lời nhanh sẽ được tận dụng triệt để ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, các luật về chứng khoán, luật công ty, luật kế toán cũng được ban hành khá liên hoàn và bổ sung chặt chẽ cho nhau sẽ giúp giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của các tay đầu cơ.
Tuy vậy, việc quản lý các giao dịch trục lợi do các tin chưa công bố còn bỏ ngỏ vì thiếu phương tiện, nhân sự và kinh nghiệm. Trong tương lai gần, một qui định cụ thể về việc này cần được ban hành để các nhà đầu tư, các quan chức công ty và các công ty phân tích, môi giới chứng khoán biết và quan tâm.
Đây là một bước tiến cần thiết nhằm đưa chuẩn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam gần với thông lệ quốc tế và đặt nền móng cho việc điều tra các giao dịch đáng nghi ngờ sau này. Việc cài đặt hệ thống phần mềm giao dịch để phát hiện và lưu trữ các giao dịch ngay trước khi có biến động lớn về giá cổ phiếu sẽ giúp các cơ quan điều tra có thêm đầu mối.
Các nhà đầu tư tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển mạnh và trở nên có tầm cỡ trong khu vực. Niềm tin này xuất phát từ các tuyên bố của quan chức cao cấp nhất của cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia: “Việt Nam cam kết sẽ không để các giao dịch mờ ám do lấy tin nội bộ có chỗ dung thân. Bởi vì nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước sẽ tiến lên công bằng và minh bạch hơn đối với mọi nhà đầu tư, sẽ được thể chế hóa, luật hóa”.
* “Không giống như thị trường OTC (Over the counter, nghĩa là ở đây các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của những công ty mới cổ phần hóa một phần và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức) ở bất cứ đâu, thị trường Việt Nam không có những người môi giới được cấp giấy đăng ký và gần như không có bất cứ sự giám sát nào.
Những người mua bán thường cuối cùng trao đổi tiền mặt lấy cổ phiếu bằng giấy tại các quán nước bên lề đường. “Đây gần như là miền tây hoang dã của Mỹ” - Noritaka Akamatsu, một nhà kinh tế tài chính hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) ở Hà Nội, nhận xét. Không ai biết được cái “thị trường đen” này lớn đến mức nào”. (Trích báo Time, số 5/3/2007)