Chứng khoán và thực hư sức mạnh nguồn tiền
Thực tế và hoài nghi về những tuần đại tiệc của nguồn tiền trên sàn đang là mối quan tâm của những người trong cuộc
Thực tế và hoài nghi về những tuần đại tiệc của nguồn tiền trên sàn chứng khoán đang là mối quan tâm của những người trong cuộc.
Một lần nữa, điều đã từng nổi cộm trong tháng 6/2009, sức mạnh của nguồn tiền trong những phiên giao dịch vừa qua lại được đề cập đến với những bình luận khác nhau: Trước hết là giá trị thúc đẩy cho thị trường, sau nữa là việc đi tìm nguồn gốc thực sự của nó.
Những con số kỷ lục
Đến thời điểm này, tháng 9/2009 đang là chủ sở hữu của những kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn niêm yết của lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơn sốt trước đó, tháng 6/2009, chỉ còn là quá khứ để tham chiếu.
Tuần từ 14 – 18/9, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ 3,69%, nhưng thanh khoản của thị trường thực sự bùng nổ. Trên HOSE, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng chính thức vượt mốc 3.000 tỷ đồng, đạt 3.284 tỷ đồng. Trên HNX, con số đó cũng vượt mốc 1.000 tỷ đồng, đạt tới 1.448 tỷ đồng. Tính chung cả hai sàn, con số giá trị bình quân đã vươn tới gần 5.000 tỷ đồng mỗi phiên.
Mốc 5.000 tỷ đồng bình quân giá trị giao dịch cả hai sàn chính thức vượt qua trong tuần từ 21 – 25/9. Đây cũng là tuần kỷ lục của thị trường xét theo những kết quả này. Trên HOSE, khối lượng giao dịch theo phương thức báo giá bình quân trong mỗi phiên đạt 75,87 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch báo giá bình quân lên tới 3.705 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch bình quân đạt 41 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lên tới 1.621 tỷ đồng. Tính chung, mỗi ngày có bình quân hơn 5.300 tỷ đồng đổ vào sàn.
Đỉnh điểm, phiên giao dịch ngày 23/9, tổng khối lượng trên HOSE vọt lên tới gần 92 triệu đơn vị, giá trị giao dịch lần đầu tiên trong lịch sử đạt 4.533,48 tỷ đồng; và trên HNX, khối lượng toàn thị trường cũng nhảy vọt lên hơn 54 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị 2.214,94 tỷ đồng. Con số 6.748,42 tỷ đồng của ngày 23/9 đang là một thách thức cho thời gian tới.
Đòn bẩy tài chính đang phổ biến?
Trong phản hồi về VnEconomy, một nhà đầu tư bình luận: Nguồn tiền rất mạnh đang là yếu tố thúc đẩy thị trường đi lên thời điểm này. Điều đó cũng cho thấy chứng khoán đang là kênh đầu tư được quan tâm nhất hiện nay.
Trong khi đó, một số thông tin bình luận trên thị trường đang lật lại câu hỏi: Thực hư của sức mạnh đó như thế nào? Một câu hỏi được quan tâm bởi sau đó là sự bền vững và những yếu tố rủi ro.
Có thể là thất vọng khi nhà đầu tư không có được một câu trả lời đầy đủ, chính xác từ những cơ quan chức năng với năng lực quản lý và khả năng cập nhật dữ liệu cụ thể.
Nhưng đại diện một số tổ chức trong cuộc cũng đã có những phân tích, bình luận cần thiết để định hướng hoặc tạo thông tin tham khảo cho nhà đầu tư. Và trong phần bình luận thường nhật mới đây, ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã gợi mở vấn đề này.
“Chúng tôi không có số liệu về giao dịch ký quỹ nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy giao dịch ký quỹ đã đạt đến mức khá cao”, chuyên gia của HSC nhận định khi nói về tính thanh khoản của thị trường hiện nay.
Giao dịch ký quỹ (Margin trading) được hiểu là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Ở Việt Nam, việc bán khống chứng khoán chưa cho phép nên giao dịch này chủ yếu là mua ký quỹ. Nhà đầu tư chỉ cần có một phần vốn trong tổng giá trị lượng chứng khoán đặt mua, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Giao dịch này có giá trị hỗ trợ ổn định giá chứng khoán và tăng thanh khoản, nhưng ngược lại cũng ẩn chứa mức độ rủi ro cao có khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường.
Trong một bài viết mới đây, ông Lê Anh Thi, Giám đốc Tư vấn - Phân tích, Công ty Chứng khoán Âu Việt, cũng nhận định hoạt động liên quan đến những giao dịch trên hiện khá mạnh.
“Để đón tâm lý hồ hởi của nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhiều công ty chứng khoán mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá hấp dẫn, một số nơi lên đến 300% giá trị khách hàng ký quỹ. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng đưa ra một số dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngay sau khi có kết quả khớp lệnh, repo cổ phiếu chưa niêm yết, cho vay bảo chứng, cho vay 100% thời gian T+1, T+2, thậm chí đến T+7…”, ông Thi cho biết.
Nhiều dịch vụ hỗ trợ vốn, nhưng tỷ trọng hoặc những con số liên quan trong dòng chảy của nguồn tiền vào sàn hiện nay vẫn khó xác định cụ thể. Thực và “ảo” vẫn khó phân định rạch ròi và không có bất cứ con số thống kê tổng thể nào.
Còn theo nhận định của giám đốc phân tích kinh tế một công ty chứng khoán lớn, “yếu tố dòng tiền quay nhanh và đòn bẩy tài chính cũng là một nhân tố quan trọng khiến thị trường dễ có thể phản ứng thái quá. Giao dịch cao của thị trường với mức giao dịch 2 sàn thường xuyên lên đến 4.000 – 5.000 tỷ trong 2 - 3 tháng vừa qua là dấu hiệu cho thấy dòng tiền với đòn bẩy cao đang hoạt động mạnh trong thị trường”.
Chuyên gia này phân tích: Lượng tín dụng chính thức cho chứng khoán khoảng 7.400 tỷ song thực tế có rất nhiều kênh có thể dẫn tín dụng đến với chứng khoán như tín dụng tiêu dùng, áp dụng các sản phẩm hợp tác đầu tư. Và “ước tính sơ bộ cho thấy lượng tín dụng của các ngân hàng thực chảy vào thị trường lên đến khoảng 19.000 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần con số chính thức”.
Về con số trên, một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán của hệ thống ngân hàng thời điểm này ước khoảng trên 9.100 tỷ đồng. Con số này đồng nghĩa với dư địa cho vay của các ngân hàng hiện vẫn còn rất lớn, theo quy định tối đa 20% vốn điều lệ.
Và với giả thiết đòn bẩy tài chính đang được sử dụng phổ biến, một số khuyến nghị mà chuyên gia trên đưa ra là nhà đầu tư cần tỉnh táo với việc sử dụng đòn bẩy tài chính dựa trên niềm tin quá mức vào xu thế tăng của thị trường với các nền tảng chưa thực sự vững chắc, để tránh phải trả giá đắt như thời kỳ cơn bão giải chấp cổ phiếu vào đầu năm 2008…
Một lần nữa, điều đã từng nổi cộm trong tháng 6/2009, sức mạnh của nguồn tiền trong những phiên giao dịch vừa qua lại được đề cập đến với những bình luận khác nhau: Trước hết là giá trị thúc đẩy cho thị trường, sau nữa là việc đi tìm nguồn gốc thực sự của nó.
Những con số kỷ lục
Đến thời điểm này, tháng 9/2009 đang là chủ sở hữu của những kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn niêm yết của lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơn sốt trước đó, tháng 6/2009, chỉ còn là quá khứ để tham chiếu.
Tuần từ 14 – 18/9, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ 3,69%, nhưng thanh khoản của thị trường thực sự bùng nổ. Trên HOSE, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng chính thức vượt mốc 3.000 tỷ đồng, đạt 3.284 tỷ đồng. Trên HNX, con số đó cũng vượt mốc 1.000 tỷ đồng, đạt tới 1.448 tỷ đồng. Tính chung cả hai sàn, con số giá trị bình quân đã vươn tới gần 5.000 tỷ đồng mỗi phiên.
Mốc 5.000 tỷ đồng bình quân giá trị giao dịch cả hai sàn chính thức vượt qua trong tuần từ 21 – 25/9. Đây cũng là tuần kỷ lục của thị trường xét theo những kết quả này. Trên HOSE, khối lượng giao dịch theo phương thức báo giá bình quân trong mỗi phiên đạt 75,87 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch báo giá bình quân lên tới 3.705 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch bình quân đạt 41 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lên tới 1.621 tỷ đồng. Tính chung, mỗi ngày có bình quân hơn 5.300 tỷ đồng đổ vào sàn.
Đỉnh điểm, phiên giao dịch ngày 23/9, tổng khối lượng trên HOSE vọt lên tới gần 92 triệu đơn vị, giá trị giao dịch lần đầu tiên trong lịch sử đạt 4.533,48 tỷ đồng; và trên HNX, khối lượng toàn thị trường cũng nhảy vọt lên hơn 54 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị 2.214,94 tỷ đồng. Con số 6.748,42 tỷ đồng của ngày 23/9 đang là một thách thức cho thời gian tới.
Đòn bẩy tài chính đang phổ biến?
Trong phản hồi về VnEconomy, một nhà đầu tư bình luận: Nguồn tiền rất mạnh đang là yếu tố thúc đẩy thị trường đi lên thời điểm này. Điều đó cũng cho thấy chứng khoán đang là kênh đầu tư được quan tâm nhất hiện nay.
Trong khi đó, một số thông tin bình luận trên thị trường đang lật lại câu hỏi: Thực hư của sức mạnh đó như thế nào? Một câu hỏi được quan tâm bởi sau đó là sự bền vững và những yếu tố rủi ro.
Có thể là thất vọng khi nhà đầu tư không có được một câu trả lời đầy đủ, chính xác từ những cơ quan chức năng với năng lực quản lý và khả năng cập nhật dữ liệu cụ thể.
Nhưng đại diện một số tổ chức trong cuộc cũng đã có những phân tích, bình luận cần thiết để định hướng hoặc tạo thông tin tham khảo cho nhà đầu tư. Và trong phần bình luận thường nhật mới đây, ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã gợi mở vấn đề này.
“Chúng tôi không có số liệu về giao dịch ký quỹ nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy giao dịch ký quỹ đã đạt đến mức khá cao”, chuyên gia của HSC nhận định khi nói về tính thanh khoản của thị trường hiện nay.
Giao dịch ký quỹ (Margin trading) được hiểu là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Ở Việt Nam, việc bán khống chứng khoán chưa cho phép nên giao dịch này chủ yếu là mua ký quỹ. Nhà đầu tư chỉ cần có một phần vốn trong tổng giá trị lượng chứng khoán đặt mua, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Giao dịch này có giá trị hỗ trợ ổn định giá chứng khoán và tăng thanh khoản, nhưng ngược lại cũng ẩn chứa mức độ rủi ro cao có khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường.
Trong một bài viết mới đây, ông Lê Anh Thi, Giám đốc Tư vấn - Phân tích, Công ty Chứng khoán Âu Việt, cũng nhận định hoạt động liên quan đến những giao dịch trên hiện khá mạnh.
“Để đón tâm lý hồ hởi của nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhiều công ty chứng khoán mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá hấp dẫn, một số nơi lên đến 300% giá trị khách hàng ký quỹ. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng đưa ra một số dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngay sau khi có kết quả khớp lệnh, repo cổ phiếu chưa niêm yết, cho vay bảo chứng, cho vay 100% thời gian T+1, T+2, thậm chí đến T+7…”, ông Thi cho biết.
Nhiều dịch vụ hỗ trợ vốn, nhưng tỷ trọng hoặc những con số liên quan trong dòng chảy của nguồn tiền vào sàn hiện nay vẫn khó xác định cụ thể. Thực và “ảo” vẫn khó phân định rạch ròi và không có bất cứ con số thống kê tổng thể nào.
Còn theo nhận định của giám đốc phân tích kinh tế một công ty chứng khoán lớn, “yếu tố dòng tiền quay nhanh và đòn bẩy tài chính cũng là một nhân tố quan trọng khiến thị trường dễ có thể phản ứng thái quá. Giao dịch cao của thị trường với mức giao dịch 2 sàn thường xuyên lên đến 4.000 – 5.000 tỷ trong 2 - 3 tháng vừa qua là dấu hiệu cho thấy dòng tiền với đòn bẩy cao đang hoạt động mạnh trong thị trường”.
Chuyên gia này phân tích: Lượng tín dụng chính thức cho chứng khoán khoảng 7.400 tỷ song thực tế có rất nhiều kênh có thể dẫn tín dụng đến với chứng khoán như tín dụng tiêu dùng, áp dụng các sản phẩm hợp tác đầu tư. Và “ước tính sơ bộ cho thấy lượng tín dụng của các ngân hàng thực chảy vào thị trường lên đến khoảng 19.000 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần con số chính thức”.
Về con số trên, một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán của hệ thống ngân hàng thời điểm này ước khoảng trên 9.100 tỷ đồng. Con số này đồng nghĩa với dư địa cho vay của các ngân hàng hiện vẫn còn rất lớn, theo quy định tối đa 20% vốn điều lệ.
Và với giả thiết đòn bẩy tài chính đang được sử dụng phổ biến, một số khuyến nghị mà chuyên gia trên đưa ra là nhà đầu tư cần tỉnh táo với việc sử dụng đòn bẩy tài chính dựa trên niềm tin quá mức vào xu thế tăng của thị trường với các nền tảng chưa thực sự vững chắc, để tránh phải trả giá đắt như thời kỳ cơn bão giải chấp cổ phiếu vào đầu năm 2008…