Chứng khoán Việt Nam và thế giới có liên thông?
Góc nhìn của một nhà đầu tư từng tham gia giao dịch trên cả thị trường Mỹ và Việt Nam
Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có liên thông với thị trường thế giới? Dưới đây là góc nhìn của một nhà đầu tư từng tham gia giao dịch trên cả thị trường Mỹ và Việt Nam, trong bài viết gửi đến VnEconomy.
Thế nào là liên thông?
Thị trường chứng khoán tại các nước phát triển thường có sự liên thông nhất định với nhau.
Tuy nhiên, không ít người đang quan niệm: khi hai thị trường A và B có cùng chiều tăng/giảm thì hai thị trường đó đương nhiên có sự liên thông. Song theo người viết, cách hiểu này là chưa đầy đủ về tính chất liên thông giữa các thị trường chứng khoán.
Cũng với cách hiểu này, nhiều người đã từng lầm tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam có sự liên thông với thị trường chứng khoán một số nước trong khu vực, do VN-Index từng có cùng chiều với một số thị trường châu Á trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhưng trên thực tế, hai hay nhiều thị trường chứng khoán được cho là có liên thông với nhau, khi các yếu tố tác động đến thị trường A cũng có khả năng tác động nhất định đến thị trường B, C… và dẫn tới thị trường A có cùng hoặc ngược chiều với diễn biến thị trường B, C… chứ không nhất thiết phải cùng tăng hay cùng giảm.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới một thị trường chứng khoán bao gồm: yếu tố chính trị, sức khỏe của nền kinh tế, ảnh hưởng của quyết định lãi suất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, lòng tin của giới đầu tư… Và để hiểu A có liên thông với B, C hay không, thì phải xét các yếu tố nêu trên ở A liệu có sức ảnh hưởng tới B, C.
Liệu VN-Index có liên thông với chứng khoán thế giới hay không? Đã có nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề này, và người viết mong muốn đóng góp phần nào cho câu trả lời, dựa trên những kinh nghiệm trong một số năm tham gia giao dịch cổ phiếu ở thị trường Mỹ và ở Việt Nam.
Bốn nhân tố chính
Xin được bỏ qua yếu tố chính trị, do đặc thù riêng của từng quốc gia và đặc biệt là tính ổn định cao của chính trị trong nước. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố chính còn lại, bao gồm sức khỏe của nền kinh tế, ảnh hưởng của quyết định lãi suất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết và lòng tin của giới đầu tư.
Sức khỏe của nền kinh tế
Việc nước Mỹ công bố số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, bán sỉ…có tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ và đương nhiên có tác động đến các yếu tố tác động đến thị trường các nước phát triển ở châu Á, châu Âu.
Tuy nhiên, các yếu tố này gần như chẳng có ý nghĩa hoặc có tác động rất ít đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về mặt lý thuyết, kinh tế Mỹ đi xuống trong giai đoạn hiện nay có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam… dẫn tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể sẽ không cao như kỳ vọng… Nhưng do đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm phân tích đầu tư, những yếu tố sâu xa như thế này có vẻ như hơi xa xỉ để cân đong tính toán.
Ảnh hưởng của quyết định lãi suất
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp đưa ra quyết định lãi suất, lập tức giới đầu tư ở thị trường Mỹ, nhiều thị trường châu Á và châu Âu đã có động thái cầm chừng giao dịch để chờ FED đưa ra quyết định.
Sau khi có quyết định lãi suất, thị trường sẽ có những biến động mạnh. Thường thì nếu tăng lãi suất cơ bản thì thường chứng khoán Mỹ sẽ đi xuống và ngược lại.
Nhưng với thị trường Nhật, hay châu Âu, nếu FED giảm lãi suất, tức là đồng USD sẽ được định hướng yếu hơn so với đồng Yên Nhật và Euro. Như vậy, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn ở Nhật, châu Âu có thể giảm mạnh do lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm, thậm chí giảm mạnh.
Và nếu sức ảnh hưởng của cổ phiếu các nhà xuất khẩu ở các thị trường này có sức ảnh hưởng áp đảo thị trường thì có thể khiến chỉ số Nikkei 225, FTSE, DAX, CAC 40… đi xuống. Do đó khi FED hạ lãi suất cơ bản, thị trường Mỹ tăng điểm còn thị trường Nhật, Anh, Đức có thể giảm điểm.
Nhưng với quyết định giảm lãi suất ở Mỹ thì sức ảnh hưởng của nó đối Việt Nam là gần như “vô cảm”, vì thực tế lãi suất USD ở Mỹ liên tục giảm từ 15/9/2007 và duy trì ở mức hiện là 2%/năm, còn ở Việt Nam thì theo hướng ngược lại và đang đứng ở mức hơn 7%/năm.
Chính vì vậy, dù chính sách lãi suất ở Mỹ - hay kể cả châu Âu - có tăng hay giảm thì đang gần như không ảnh hưởng đến chính sách lãi suất ở Việt Nam. Và đương nhiên các yếu tố này cũng không tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hơn nữa, do VND không phải là ngoại tệ có thể chuyển đổi ở các nước phát triển nên các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra không ảnh hưởng ngược ở các nước phát triển. Và trên thực tế, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất VND thời gian gần đây những tưởng sẽ làm chứng khoán xuống mạnh hơn thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại vừa đi lên nhiều phiên liên tiếp?
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
Ở thị trường Mỹ, kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn có thể tác động đến cả thị trường chứng khoán Mỹ, thậm chí lan tỏa sang chứng khoán châu Âu và Nhật… nhưng điều này thì quá xa vời với chứng khoán Việt Nam.
Một minh chứng là khi giá dầu tăng mạnh, lợi nhuận của nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ giảm mạnh và đẩy yếu tố vĩ mô bất lợi hơn. Đương nhiên là thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á lãnh hậu quả. Nhưng Việt Nam hiện vẫn duy trì độ trễ của việc tăng giá xăng dầu tương đối lâu, do chính sách trợ giá mặt hàng này. Điều đó cũng tương tự với giá điện và giá than, hay nói ngắn gọn là giá năng lượng.
Do đó, khi giá năng lượng tăng lập tức các lợi nhuận của doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến mặt hàng này sẽ giảm xuống và giá cổ phiếu cũng giảm theo.
Thị trường chứng khoán thế giới đã liên tục giảm mạnh trong 15 ngày qua cũng do tác động một phần từ yếu tố giá năng lượng tăng cao.
Dù giá dầu tăng lên 146 USD, nhưng nếu nói rằng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ giảm xuống (không bao gồm các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu) vì giá năng lượng thế giới tăng thì e rằng chưa đủ cơ sở, vì Việt Nam vẫn duy trì giá xăng dầu ổn định trong nhiều tháng qua.
Dẫu sao, với sự hội nhập kinh tế thế giới, việc giá thép, phân bón… cũng như nhiều mặt hàng khác ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng thị trường thế giới là điều tất yếu.
Ở một góc độ khác, khi giá cả đầu vào tăng cao ở các nước phát triển, lập tức giới phân tích sẽ đưa ra dự báo tương đối chính xác viễn cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp và sẽ tác động đến giá chứng khoán. Trong khi đó, ở Việt Nam quy luật giá chứng khoán và kết quả kinh doanh đôi khi lại không đi theo hướng tương đồng, hoặc phản ánh không sát với thực tế.
Lòng tin của giới đầu tư
Ở các nước phát triển, lòng tin của giới đầu tư phản ánh tương đối chính xác thực trạng sức khỏe của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào tương lai… bởi việc công bố thông tin và độ tin cậy của nguồn tin được đưa ra tương đối chính xác và được sàng lọc, đón nhận một cách chuyên nghiệp, bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trong khi đó, ở Việt Nam bản thân việc công bố thông tin còn chưa đầy đủ, thậm chí nhiều thông tin doanh nghiệp đưa ra còn thiếu, độ tin cậy khó kiểm chứng… mà giới đầu tư cá nhân thì dường như thích nghe tin “rỉ tai” hơn là thông tin được công bố đại chúng. Nhiều khi một cổ phiếu nào đó tăng nhiều phiên kịch trần hay giảm kịch sàn thì thông tin giải trình chính thức mới được công bố.
Điều này cho thấy hiệu lực và tính bảo mật của thông tin còn thiếu độ tin cậy và thậm chí là thiếu tính công bằng.
Tình trạng nói trên dẫn đến một hệ quả khác là tại Việt Nam, lòng tin có thể thay đổi nhanh chóng trên thị trường chứng khoán mà biểu hiện là màu xanh trên các bảng điện tử từ nhiều ngày qua, bất chấp nhiều yếu tố vĩ mô hiện vẫn tương đối bất lợi cho thị trường chứng khoán.
Kết luận
Khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp niêm yết có tỷ trọng và sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, rõ ràng nó chưa thể là đại diện tiêu biểu cho cả nền kinh tế, hay nói cách khác, nó chưa thể thực hiện đúng chức năng là hàn thử biểu của nền kinh tế.
Bởi vậy, tính liên thông với thị trường chứng khoán thế giới của chứng khoán Việt Nam vẫn còn là câu chuyện của tương lai. Song, một trong những nhân tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam sau này có tính liên thông với các thị trường khác sẽ chính là sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới.
Thế nào là liên thông?
Thị trường chứng khoán tại các nước phát triển thường có sự liên thông nhất định với nhau.
Tuy nhiên, không ít người đang quan niệm: khi hai thị trường A và B có cùng chiều tăng/giảm thì hai thị trường đó đương nhiên có sự liên thông. Song theo người viết, cách hiểu này là chưa đầy đủ về tính chất liên thông giữa các thị trường chứng khoán.
Cũng với cách hiểu này, nhiều người đã từng lầm tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam có sự liên thông với thị trường chứng khoán một số nước trong khu vực, do VN-Index từng có cùng chiều với một số thị trường châu Á trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhưng trên thực tế, hai hay nhiều thị trường chứng khoán được cho là có liên thông với nhau, khi các yếu tố tác động đến thị trường A cũng có khả năng tác động nhất định đến thị trường B, C… và dẫn tới thị trường A có cùng hoặc ngược chiều với diễn biến thị trường B, C… chứ không nhất thiết phải cùng tăng hay cùng giảm.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới một thị trường chứng khoán bao gồm: yếu tố chính trị, sức khỏe của nền kinh tế, ảnh hưởng của quyết định lãi suất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, lòng tin của giới đầu tư… Và để hiểu A có liên thông với B, C hay không, thì phải xét các yếu tố nêu trên ở A liệu có sức ảnh hưởng tới B, C.
Liệu VN-Index có liên thông với chứng khoán thế giới hay không? Đã có nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề này, và người viết mong muốn đóng góp phần nào cho câu trả lời, dựa trên những kinh nghiệm trong một số năm tham gia giao dịch cổ phiếu ở thị trường Mỹ và ở Việt Nam.
Bốn nhân tố chính
Xin được bỏ qua yếu tố chính trị, do đặc thù riêng của từng quốc gia và đặc biệt là tính ổn định cao của chính trị trong nước. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố chính còn lại, bao gồm sức khỏe của nền kinh tế, ảnh hưởng của quyết định lãi suất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết và lòng tin của giới đầu tư.
Sức khỏe của nền kinh tế
Việc nước Mỹ công bố số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, bán sỉ…có tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ và đương nhiên có tác động đến các yếu tố tác động đến thị trường các nước phát triển ở châu Á, châu Âu.
Tuy nhiên, các yếu tố này gần như chẳng có ý nghĩa hoặc có tác động rất ít đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về mặt lý thuyết, kinh tế Mỹ đi xuống trong giai đoạn hiện nay có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam… dẫn tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể sẽ không cao như kỳ vọng… Nhưng do đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm phân tích đầu tư, những yếu tố sâu xa như thế này có vẻ như hơi xa xỉ để cân đong tính toán.
Ảnh hưởng của quyết định lãi suất
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp đưa ra quyết định lãi suất, lập tức giới đầu tư ở thị trường Mỹ, nhiều thị trường châu Á và châu Âu đã có động thái cầm chừng giao dịch để chờ FED đưa ra quyết định.
Sau khi có quyết định lãi suất, thị trường sẽ có những biến động mạnh. Thường thì nếu tăng lãi suất cơ bản thì thường chứng khoán Mỹ sẽ đi xuống và ngược lại.
Nhưng với thị trường Nhật, hay châu Âu, nếu FED giảm lãi suất, tức là đồng USD sẽ được định hướng yếu hơn so với đồng Yên Nhật và Euro. Như vậy, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn ở Nhật, châu Âu có thể giảm mạnh do lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm, thậm chí giảm mạnh.
Và nếu sức ảnh hưởng của cổ phiếu các nhà xuất khẩu ở các thị trường này có sức ảnh hưởng áp đảo thị trường thì có thể khiến chỉ số Nikkei 225, FTSE, DAX, CAC 40… đi xuống. Do đó khi FED hạ lãi suất cơ bản, thị trường Mỹ tăng điểm còn thị trường Nhật, Anh, Đức có thể giảm điểm.
Nhưng với quyết định giảm lãi suất ở Mỹ thì sức ảnh hưởng của nó đối Việt Nam là gần như “vô cảm”, vì thực tế lãi suất USD ở Mỹ liên tục giảm từ 15/9/2007 và duy trì ở mức hiện là 2%/năm, còn ở Việt Nam thì theo hướng ngược lại và đang đứng ở mức hơn 7%/năm.
Chính vì vậy, dù chính sách lãi suất ở Mỹ - hay kể cả châu Âu - có tăng hay giảm thì đang gần như không ảnh hưởng đến chính sách lãi suất ở Việt Nam. Và đương nhiên các yếu tố này cũng không tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hơn nữa, do VND không phải là ngoại tệ có thể chuyển đổi ở các nước phát triển nên các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra không ảnh hưởng ngược ở các nước phát triển. Và trên thực tế, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất VND thời gian gần đây những tưởng sẽ làm chứng khoán xuống mạnh hơn thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại vừa đi lên nhiều phiên liên tiếp?
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
Ở thị trường Mỹ, kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn có thể tác động đến cả thị trường chứng khoán Mỹ, thậm chí lan tỏa sang chứng khoán châu Âu và Nhật… nhưng điều này thì quá xa vời với chứng khoán Việt Nam.
Một minh chứng là khi giá dầu tăng mạnh, lợi nhuận của nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ giảm mạnh và đẩy yếu tố vĩ mô bất lợi hơn. Đương nhiên là thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á lãnh hậu quả. Nhưng Việt Nam hiện vẫn duy trì độ trễ của việc tăng giá xăng dầu tương đối lâu, do chính sách trợ giá mặt hàng này. Điều đó cũng tương tự với giá điện và giá than, hay nói ngắn gọn là giá năng lượng.
Do đó, khi giá năng lượng tăng lập tức các lợi nhuận của doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến mặt hàng này sẽ giảm xuống và giá cổ phiếu cũng giảm theo.
Thị trường chứng khoán thế giới đã liên tục giảm mạnh trong 15 ngày qua cũng do tác động một phần từ yếu tố giá năng lượng tăng cao.
Dù giá dầu tăng lên 146 USD, nhưng nếu nói rằng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ giảm xuống (không bao gồm các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu) vì giá năng lượng thế giới tăng thì e rằng chưa đủ cơ sở, vì Việt Nam vẫn duy trì giá xăng dầu ổn định trong nhiều tháng qua.
Dẫu sao, với sự hội nhập kinh tế thế giới, việc giá thép, phân bón… cũng như nhiều mặt hàng khác ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng thị trường thế giới là điều tất yếu.
Ở một góc độ khác, khi giá cả đầu vào tăng cao ở các nước phát triển, lập tức giới phân tích sẽ đưa ra dự báo tương đối chính xác viễn cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp và sẽ tác động đến giá chứng khoán. Trong khi đó, ở Việt Nam quy luật giá chứng khoán và kết quả kinh doanh đôi khi lại không đi theo hướng tương đồng, hoặc phản ánh không sát với thực tế.
Lòng tin của giới đầu tư
Ở các nước phát triển, lòng tin của giới đầu tư phản ánh tương đối chính xác thực trạng sức khỏe của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào tương lai… bởi việc công bố thông tin và độ tin cậy của nguồn tin được đưa ra tương đối chính xác và được sàng lọc, đón nhận một cách chuyên nghiệp, bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trong khi đó, ở Việt Nam bản thân việc công bố thông tin còn chưa đầy đủ, thậm chí nhiều thông tin doanh nghiệp đưa ra còn thiếu, độ tin cậy khó kiểm chứng… mà giới đầu tư cá nhân thì dường như thích nghe tin “rỉ tai” hơn là thông tin được công bố đại chúng. Nhiều khi một cổ phiếu nào đó tăng nhiều phiên kịch trần hay giảm kịch sàn thì thông tin giải trình chính thức mới được công bố.
Điều này cho thấy hiệu lực và tính bảo mật của thông tin còn thiếu độ tin cậy và thậm chí là thiếu tính công bằng.
Tình trạng nói trên dẫn đến một hệ quả khác là tại Việt Nam, lòng tin có thể thay đổi nhanh chóng trên thị trường chứng khoán mà biểu hiện là màu xanh trên các bảng điện tử từ nhiều ngày qua, bất chấp nhiều yếu tố vĩ mô hiện vẫn tương đối bất lợi cho thị trường chứng khoán.
Kết luận
Khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp niêm yết có tỷ trọng và sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, rõ ràng nó chưa thể là đại diện tiêu biểu cho cả nền kinh tế, hay nói cách khác, nó chưa thể thực hiện đúng chức năng là hàn thử biểu của nền kinh tế.
Bởi vậy, tính liên thông với thị trường chứng khoán thế giới của chứng khoán Việt Nam vẫn còn là câu chuyện của tương lai. Song, một trong những nhân tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam sau này có tính liên thông với các thị trường khác sẽ chính là sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới.