Chứng trường Việt Nam ấm dần, khối ngoại sốt ruột với “room”
Những tín hiệu cải tổ đã thúc đẩy giới đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2008
Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty Việt Nam được ưa chuộng nhất đều đã kịch trần cho phép. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư ngoại đành chịu đứng ngoài thị trường Việt Nam trong bối cảnh lạm phát giảm tốc và nền kinh tế hồi phục sau giai đoạn tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1999.
Bloomberg dẫn số liệu từ Công ty Chứng khoán ACB cho biết, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang (DHG) là hai trong số 20 công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đạt mức giới hạn 49%.
Tính từ đầu năm đến nay, khi chỉ số VN-Index tăng 22%, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 208,5 triệu USD giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đánh dấu năm mua ròng thứ 8 liên tục.
Những tín hiệu cải tổ nền kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy giới đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2008. Các công ty quản lý quỹ Templeton Emerging Markets và Dragon Capital đều cho biết không thể mua nhiều cổ phiếu Việt Nam như họ muốn.
Trong khi đó, một công ty quản lý quỹ khác là PXP Vietnam Asset Management dự báo, thị trường chứng khoán trị giá 45 tỷ USD của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm một khi giới hạn sở hữu nước ngoài (thường gọi là “room”) đối với một số lĩnh vực được tăng lên mức 60% vào cuối năm nay theo như dự báo sớm nhất.
“Thị trường Việt Nam khó vào, nhưng một khi đã đầu tư được thì mọi chuyện sẽ khá là tốt”, ông Mark Mobius, Chủ tịch Templeton Emerging Markets, công ty hiện quản lý số tài sản trị giá 53 tỷ USD, nhận định.
Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng 13%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đạt 19,2 tỷ USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm 2012 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất 8 lần trong bối cảnh lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Chính phủ Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên mức 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm 2014, từ mức tăng 5,25% trong năm ngoái - mức tăng thấp nhất trong 13 năm.
“Có nhiều điều tích cực đang diễn ra và sẽ thúc đẩy thị trường tăng điểm cao hơn trong mấy năm tới đây. Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam đang đều đặn đi lên”, ông Patrick Mitchell, người đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức tại Công ty Chứng khoán Vina, đánh giá.
Mức tăng điểm của chỉ số VN-Index từ đầu năm đến nay cao hơn 4 điểm phần trăm so với mức tăng của chỉ số MSCI Frontier Markets Index, thước đo các thị trường chứng khoán sơ khai.
Bộ Tài chính hiện đã trình kế hoạch tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, đề xuất này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết lên tối đa 60% từ mức 49% hiện tại ở một số ngành. Cũng theo ông Sơn, nhà đầu tư ngoại có thể nắm giữ tới 100% cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
Theo bà Trần Thị Kim Cương, phụ trách mảng chứng khoán tại công ty quản lý tài sản Manulife Asset Management (Việt Nam) với số tài sản được quản lý vào khoảng 325 triệu USD, cho rằng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn “sẽ là một chất xúc tác tuyệt vời cho thị trường. Những cổ phiếu mà tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại đã kịch trần sẽ là những cổ phiếu được hưởng lợi”.
Tuy vậy, theo giới phân tích, tiến trình phục hồi kinh tế Việt Nam vẫn gặp một số trở ngại như tăng trưởng tiêu dùng chậm lại và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Doanh thu bán lẻ 10 tháng đầu năm tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ ít nhất năm 2005 theo số liệu của Bloomberg. Còn theo đánh giá của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15%, mức cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á được Fitch theo dõi.
“Bất ổn vẫn còn đó, chẳng hạn nợ xấu cao cần thời gian để xử lý”, ông Attila Vajda, phụ trách khách hàng tổ chức tại Công ty Chứng khoán ACB, nhận xét.
Những công ty niêm yết của Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất vẫn đang tiếp tục tăng trưởng bất chấp tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chậm lại. Quý 3 vừa qua, Vinamilk đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 21%. Theo nhận định của các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát, lợi nhuận của Vinamilk có thể tăng 15% trong năm 2014 và 16% trong năm 2015. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Vinamilk đã tăng 60%. Hệ số giá/cổ phiếu (P/E) của công ty này hiện ở mức 17,5 lần, so với mức 29 lần của các công ty cùng quy mô trên toàn cầu được Bloomberg theo dõi.
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chứng kiến cổ phiếu tăng giá 75% từ đầu năm tới nay. Theo Tổng giám đốc REE, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, lợi nhuận của công ty này sẽ vượt 1 nghìn tỷ đồng lần đầu tiên trong năm nay, vượt xa mức 650 tỷ đồng dự kiến ban đầu.
Các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát nhận định, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Dược Hậu Giang năm nay có khả năng đạt mức 20%, từ mức 15% trong năm 2012. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu công ty này đã tăng 49% và ngày càng khó mua sau khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức kịch trần.
Theo ông Kevin Snowball, nhà quản lý quỹ của công ty PXP Vietnam Fund, Chính phủ Việt Nam có thể công bố tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong vòng hai tháng tới. “Đây sẽ là một bước tiến rất quan trọng, một chất xúc tác để đưa thị trường lên mức điểm cao nhất trong nhiều năm vào cuối năm nay và sang năm 2014”, ông Snowball nói.
Bloomberg dẫn số liệu từ Công ty Chứng khoán ACB cho biết, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang (DHG) là hai trong số 20 công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đạt mức giới hạn 49%.
Tính từ đầu năm đến nay, khi chỉ số VN-Index tăng 22%, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 208,5 triệu USD giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đánh dấu năm mua ròng thứ 8 liên tục.
Những tín hiệu cải tổ nền kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy giới đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2008. Các công ty quản lý quỹ Templeton Emerging Markets và Dragon Capital đều cho biết không thể mua nhiều cổ phiếu Việt Nam như họ muốn.
Trong khi đó, một công ty quản lý quỹ khác là PXP Vietnam Asset Management dự báo, thị trường chứng khoán trị giá 45 tỷ USD của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm một khi giới hạn sở hữu nước ngoài (thường gọi là “room”) đối với một số lĩnh vực được tăng lên mức 60% vào cuối năm nay theo như dự báo sớm nhất.
“Thị trường Việt Nam khó vào, nhưng một khi đã đầu tư được thì mọi chuyện sẽ khá là tốt”, ông Mark Mobius, Chủ tịch Templeton Emerging Markets, công ty hiện quản lý số tài sản trị giá 53 tỷ USD, nhận định.
Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng 13%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đạt 19,2 tỷ USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm 2012 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất 8 lần trong bối cảnh lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Chính phủ Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên mức 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm 2014, từ mức tăng 5,25% trong năm ngoái - mức tăng thấp nhất trong 13 năm.
“Có nhiều điều tích cực đang diễn ra và sẽ thúc đẩy thị trường tăng điểm cao hơn trong mấy năm tới đây. Biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam đang đều đặn đi lên”, ông Patrick Mitchell, người đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức tại Công ty Chứng khoán Vina, đánh giá.
Mức tăng điểm của chỉ số VN-Index từ đầu năm đến nay cao hơn 4 điểm phần trăm so với mức tăng của chỉ số MSCI Frontier Markets Index, thước đo các thị trường chứng khoán sơ khai.
Bộ Tài chính hiện đã trình kế hoạch tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, đề xuất này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết lên tối đa 60% từ mức 49% hiện tại ở một số ngành. Cũng theo ông Sơn, nhà đầu tư ngoại có thể nắm giữ tới 100% cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
Theo bà Trần Thị Kim Cương, phụ trách mảng chứng khoán tại công ty quản lý tài sản Manulife Asset Management (Việt Nam) với số tài sản được quản lý vào khoảng 325 triệu USD, cho rằng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn “sẽ là một chất xúc tác tuyệt vời cho thị trường. Những cổ phiếu mà tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại đã kịch trần sẽ là những cổ phiếu được hưởng lợi”.
Tuy vậy, theo giới phân tích, tiến trình phục hồi kinh tế Việt Nam vẫn gặp một số trở ngại như tăng trưởng tiêu dùng chậm lại và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Doanh thu bán lẻ 10 tháng đầu năm tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ ít nhất năm 2005 theo số liệu của Bloomberg. Còn theo đánh giá của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15%, mức cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á được Fitch theo dõi.
“Bất ổn vẫn còn đó, chẳng hạn nợ xấu cao cần thời gian để xử lý”, ông Attila Vajda, phụ trách khách hàng tổ chức tại Công ty Chứng khoán ACB, nhận xét.
Những công ty niêm yết của Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất vẫn đang tiếp tục tăng trưởng bất chấp tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chậm lại. Quý 3 vừa qua, Vinamilk đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 21%. Theo nhận định của các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát, lợi nhuận của Vinamilk có thể tăng 15% trong năm 2014 và 16% trong năm 2015. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Vinamilk đã tăng 60%. Hệ số giá/cổ phiếu (P/E) của công ty này hiện ở mức 17,5 lần, so với mức 29 lần của các công ty cùng quy mô trên toàn cầu được Bloomberg theo dõi.
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chứng kiến cổ phiếu tăng giá 75% từ đầu năm tới nay. Theo Tổng giám đốc REE, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, lợi nhuận của công ty này sẽ vượt 1 nghìn tỷ đồng lần đầu tiên trong năm nay, vượt xa mức 650 tỷ đồng dự kiến ban đầu.
Các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát nhận định, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Dược Hậu Giang năm nay có khả năng đạt mức 20%, từ mức 15% trong năm 2012. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu công ty này đã tăng 49% và ngày càng khó mua sau khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức kịch trần.
Theo ông Kevin Snowball, nhà quản lý quỹ của công ty PXP Vietnam Fund, Chính phủ Việt Nam có thể công bố tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong vòng hai tháng tới. “Đây sẽ là một bước tiến rất quan trọng, một chất xúc tác để đưa thị trường lên mức điểm cao nhất trong nhiều năm vào cuối năm nay và sang năm 2014”, ông Snowball nói.