Chuỗi scandal khiến nền công nghiệp Nhật Bản “mất mặt”
Do bê bối, giá trị vốn hóa của Kobe Steel, hãng sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, “bốc hơi” khoảng 1,5 tỷ USD chỉ trong 2 ngày
Suốt nhiều thập kỷ, các công ty hàng đầu Nhật Bản được cả thế giới nể trọng bởi đã tạo ra những cuộc cách mạng trong hoạt động kinh doanh, thông qua những sáng kiến như sản xuất linh hoạt (flexible manufacturing) và các nguyên tắc quản lý như kaizen - tức không ngừng cải tiến.
Giờ đây, các doanh nghiệp Nhật lại đang thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng vì một lý do không mấy tích cực: một chuỗi những vụ bê bối gây thiệt hại giá trị cho cổ đông, khiến người tiêu dùng phẫn nộ và làm cho các cơ quan chức năng nổi giận.
Liên tiếp bê bối
Mấy ngày qua, hãng thép Kobe Steel một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về mức độ trung thực của các nhà sản xuất Nhật Bản sau khi thừa nhận đã giả mạo dữ liệu về độ bền chắc của vật liệu nhôm và đồng do hãng sản xuất. Những vật liệu bị nói dối về độ bền chắc của Kobe Steel đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ xe hơi Toyota cho tới tàu cao tốc của Hitachi.
Tuần trước, hãng xe Nissan tuyên bố triệu hồi hơn 1 triệu xe vì lý do nhân viên kiểm soát chất lượng không được ủy quyền đã tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng xe.
Trước đó, hãng sản xuất túi khí đã phá sản Takata là nguyên nhân dẫn tới cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới. Vào tháng 7, nhà chức trách Mỹ kết luận rằng trong trường hợp xảy ra tai nạn ôtô, dù đã có thêm các biện pháp an toàn mới, túi khí Takata vẫn có thể bị nổ. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền vào năm 2012, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trọng tâm chính được đặt vào đẩy mạnh lợi nhuận, thay vì tăng cường giám sát những hành vi xấu.
Trong bối cảnh đó, những vụ bê bối liên tục bị đưa ra ánh sáng. Trong vòng 5 năm kể từ khi vụ gian lận kế toán 1,7 tỷ USD bị phát giác ở công ty sản xuất thiết bị y tế Olympus, số vụ gian lận kế toán bị phát hiện mỗi năm tại các công ty niêm yết của Nhật tăng gần gấp đôi.
Xu hướng này lập đỉnh khi có tới 58 vụ gian lận kế toán, một con số cao kỷ lục, bị lộ tẩy trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3/2016 - theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Tokyo Shoki Research.
Tháng 12/2015, các nhà chức trách Nhật đưa ra mức phạt cao chưa từng thấy 7,4 tỷ Yên, tương đương 66 triệu USD, đối với hãng điện tử Toshiba. Hãng này đã bị phát hiện lừa dối các nhà đầu tư bằng cách giả mạo dữ liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Vụ bê bối khiến 3 chủ tịch của Toshiba bị sa thải, dẫn tới mức thua lỗ kỷ lục, và buộc hãng phải sa thải nhân viên, bán tháo nhiều mảng kinh doanh.
Ông Jesper Koll, Giám đốc điều hành công ty đầu tư WisdomTree Japan, cho rằng việc ngày càng có nhiều vụ bê bối của công ty Nhật bị lôi ra ánh sáng có thể là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang làm tốt hơn trong việc lật tẩy gian dối. “Không thể cho rằng hệ thống của Nhật đang đi xuống”, ông Koll nói. “Người Nhật rất xem trọng vấn đề này. Họ đề cao nguyên tắc và sự chính xác. Tôi cảm thấy lo hơn về việc chúng ta chưa từng nghe về vụ gian dối nào trong các công ty công nghiệp của Mỹ”.
Sức tàn phá lớn
Tuy nhiên, các vụ bê bối gian lận vẫn có sức tàn phá lớn đối với các công ty Nhật, bởi doanh nghiệp ở xứ anh đào đã dựa vào uy tín chất lượng trong suốt nhiều thập kỷ, theo ông Nicholas Benes, một Giám đốc thuộc Viện Đào tạo thành viên hội đồng quản trị Nhật Bản - tổ chức chuyên cung cấp các khóa học về quản trị doanh nghiệp cho các nhà điều hành.
“Các nhà sản xuất Nhật Bản nhận thức rất rõ rằng thương hiệu, uy tín và sự bền vững của họ dựa vào chất lượng”, ông Benes nói. “Bởi vậy, mọi người bắt đầu nghĩ ‘liệu chúng ta có nên làm sạch hành vi của mình, nếu như chúng ta có điều gì đó cần làm sạch’. Những công ty nào không làm như vậy có thể sẽ phải gặp nhiều rắc rối”.
Theo chuyên gia này, có một lý do khiến có nhiều vụ bê bối của doanh nghiệp Nhật bị phanh phui. Đó là luật áp dụng từ năm 2006 của Nhật bảo vệ các nhà giám sát, giúp họ không bị sa thải. Một lý do khác nằm ở thực tế đơn giản: rất nhiều dữ liệu hiện nay đã được số hóa, và nhân viên tại các công ty có gian dối rất dễ gửi dữ liệu đó cho cơ quan chức năng qua đường thư điện tử.
Kobe Steel cho biết đã phát hiện thấy việc làm giả dữ liệu trong một đợt thanh tra nội bộ đối với sản phẩm được giao hàng từ tháng 9/2016-8/2017. Việc làm giả dữ liệu một cách có hệ thống được phát hiện tại toàn bộ 4 nhà máy nhôm tại Nhật Bản của Kobe Steel. Thậm chí, đối với một số sản phẩm, sự giả mạo này xuất hiện từ 10 năm trước. Hãng nói hiện chưa có thông tin gì về sự cố an toàn liên quan đến các sản phẩm của hãng, nhưng vụ bê bối đã cho thấy khả năng gây tổn thất to lớn.
Sau khi giảm 22% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá cổ phiếu của Kobe Steel giảm thêm 17% trong phiên ngày thứ Tư, đánh dấu chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất từ năm 1974. Cú giảm này khiến giá trị vốn hóa của Kobe Steel, hãng sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, “bốc hơi” khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương mức giảm khoảng 1/3 chỉ trong vòng có 2 ngày.
“Ảnh hưởng chính của vụ việc này có lẽ nằm ở vấn đề uy tín”, nhà phân tích Yi Zhu của Bloomberg Intelligence tại Hồng Kông nhận định. “Vụ bê bối gửi đi một thông điệp đến thị trường rằng sản phẩm của các công ty Nhật có thể không hoàn hảo, và điều đó có thể sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho các nhà sản xuất từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc”.
Công ty chứng khoán JPMorgan Securities Japan Co. ước tính rằng chi phí để thay thế những linh kiện bị ảnh hưởng trong vụ bê bối vào khoảng 15 tỷ Yên, tương đương khoảng 133 triệu USD. Tuy nhiên, tổn thất uy tín và các vụ kiện tiềm năng có thể khiến Kobe Steel thiệt hại lớn hơn.
Giá cổ phiếu các khách hàng hàng đầu của Kobe Steel cũng bắt đầu giảm, tùy theo mức độ đóng góp của họ vào doanh thu của hãng thép. Cổ phiếu Shinsho, khách hàng lớn nhất của Kobe Steel về doanh số, đã giảm 25% trong tuần này. Giá trị vốn hóa của Mitsubishi sụt khoảng 780 triệu USD. Giá cổ phiếu Toyota, khách hàng lớn thứ ba của Kobe Steel, cũng đi xuống.
Giờ đây, các doanh nghiệp Nhật lại đang thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng vì một lý do không mấy tích cực: một chuỗi những vụ bê bối gây thiệt hại giá trị cho cổ đông, khiến người tiêu dùng phẫn nộ và làm cho các cơ quan chức năng nổi giận.
Liên tiếp bê bối
Mấy ngày qua, hãng thép Kobe Steel một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về mức độ trung thực của các nhà sản xuất Nhật Bản sau khi thừa nhận đã giả mạo dữ liệu về độ bền chắc của vật liệu nhôm và đồng do hãng sản xuất. Những vật liệu bị nói dối về độ bền chắc của Kobe Steel đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ xe hơi Toyota cho tới tàu cao tốc của Hitachi.
Tuần trước, hãng xe Nissan tuyên bố triệu hồi hơn 1 triệu xe vì lý do nhân viên kiểm soát chất lượng không được ủy quyền đã tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng xe.
Trước đó, hãng sản xuất túi khí đã phá sản Takata là nguyên nhân dẫn tới cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới. Vào tháng 7, nhà chức trách Mỹ kết luận rằng trong trường hợp xảy ra tai nạn ôtô, dù đã có thêm các biện pháp an toàn mới, túi khí Takata vẫn có thể bị nổ. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền vào năm 2012, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trọng tâm chính được đặt vào đẩy mạnh lợi nhuận, thay vì tăng cường giám sát những hành vi xấu.
Trong bối cảnh đó, những vụ bê bối liên tục bị đưa ra ánh sáng. Trong vòng 5 năm kể từ khi vụ gian lận kế toán 1,7 tỷ USD bị phát giác ở công ty sản xuất thiết bị y tế Olympus, số vụ gian lận kế toán bị phát hiện mỗi năm tại các công ty niêm yết của Nhật tăng gần gấp đôi.
Xu hướng này lập đỉnh khi có tới 58 vụ gian lận kế toán, một con số cao kỷ lục, bị lộ tẩy trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3/2016 - theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Tokyo Shoki Research.
Tháng 12/2015, các nhà chức trách Nhật đưa ra mức phạt cao chưa từng thấy 7,4 tỷ Yên, tương đương 66 triệu USD, đối với hãng điện tử Toshiba. Hãng này đã bị phát hiện lừa dối các nhà đầu tư bằng cách giả mạo dữ liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Vụ bê bối khiến 3 chủ tịch của Toshiba bị sa thải, dẫn tới mức thua lỗ kỷ lục, và buộc hãng phải sa thải nhân viên, bán tháo nhiều mảng kinh doanh.
Ông Jesper Koll, Giám đốc điều hành công ty đầu tư WisdomTree Japan, cho rằng việc ngày càng có nhiều vụ bê bối của công ty Nhật bị lôi ra ánh sáng có thể là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang làm tốt hơn trong việc lật tẩy gian dối. “Không thể cho rằng hệ thống của Nhật đang đi xuống”, ông Koll nói. “Người Nhật rất xem trọng vấn đề này. Họ đề cao nguyên tắc và sự chính xác. Tôi cảm thấy lo hơn về việc chúng ta chưa từng nghe về vụ gian dối nào trong các công ty công nghiệp của Mỹ”.
Sức tàn phá lớn
Tuy nhiên, các vụ bê bối gian lận vẫn có sức tàn phá lớn đối với các công ty Nhật, bởi doanh nghiệp ở xứ anh đào đã dựa vào uy tín chất lượng trong suốt nhiều thập kỷ, theo ông Nicholas Benes, một Giám đốc thuộc Viện Đào tạo thành viên hội đồng quản trị Nhật Bản - tổ chức chuyên cung cấp các khóa học về quản trị doanh nghiệp cho các nhà điều hành.
“Các nhà sản xuất Nhật Bản nhận thức rất rõ rằng thương hiệu, uy tín và sự bền vững của họ dựa vào chất lượng”, ông Benes nói. “Bởi vậy, mọi người bắt đầu nghĩ ‘liệu chúng ta có nên làm sạch hành vi của mình, nếu như chúng ta có điều gì đó cần làm sạch’. Những công ty nào không làm như vậy có thể sẽ phải gặp nhiều rắc rối”.
Theo chuyên gia này, có một lý do khiến có nhiều vụ bê bối của doanh nghiệp Nhật bị phanh phui. Đó là luật áp dụng từ năm 2006 của Nhật bảo vệ các nhà giám sát, giúp họ không bị sa thải. Một lý do khác nằm ở thực tế đơn giản: rất nhiều dữ liệu hiện nay đã được số hóa, và nhân viên tại các công ty có gian dối rất dễ gửi dữ liệu đó cho cơ quan chức năng qua đường thư điện tử.
Kobe Steel cho biết đã phát hiện thấy việc làm giả dữ liệu trong một đợt thanh tra nội bộ đối với sản phẩm được giao hàng từ tháng 9/2016-8/2017. Việc làm giả dữ liệu một cách có hệ thống được phát hiện tại toàn bộ 4 nhà máy nhôm tại Nhật Bản của Kobe Steel. Thậm chí, đối với một số sản phẩm, sự giả mạo này xuất hiện từ 10 năm trước. Hãng nói hiện chưa có thông tin gì về sự cố an toàn liên quan đến các sản phẩm của hãng, nhưng vụ bê bối đã cho thấy khả năng gây tổn thất to lớn.
Sau khi giảm 22% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá cổ phiếu của Kobe Steel giảm thêm 17% trong phiên ngày thứ Tư, đánh dấu chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất từ năm 1974. Cú giảm này khiến giá trị vốn hóa của Kobe Steel, hãng sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, “bốc hơi” khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương mức giảm khoảng 1/3 chỉ trong vòng có 2 ngày.
“Ảnh hưởng chính của vụ việc này có lẽ nằm ở vấn đề uy tín”, nhà phân tích Yi Zhu của Bloomberg Intelligence tại Hồng Kông nhận định. “Vụ bê bối gửi đi một thông điệp đến thị trường rằng sản phẩm của các công ty Nhật có thể không hoàn hảo, và điều đó có thể sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho các nhà sản xuất từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc”.
Công ty chứng khoán JPMorgan Securities Japan Co. ước tính rằng chi phí để thay thế những linh kiện bị ảnh hưởng trong vụ bê bối vào khoảng 15 tỷ Yên, tương đương khoảng 133 triệu USD. Tuy nhiên, tổn thất uy tín và các vụ kiện tiềm năng có thể khiến Kobe Steel thiệt hại lớn hơn.
Giá cổ phiếu các khách hàng hàng đầu của Kobe Steel cũng bắt đầu giảm, tùy theo mức độ đóng góp của họ vào doanh thu của hãng thép. Cổ phiếu Shinsho, khách hàng lớn nhất của Kobe Steel về doanh số, đã giảm 25% trong tuần này. Giá trị vốn hóa của Mitsubishi sụt khoảng 780 triệu USD. Giá cổ phiếu Toyota, khách hàng lớn thứ ba của Kobe Steel, cũng đi xuống.