Chương trình hành động hậu WTO: Nhiều nhưng yếu!
Đã có nhiều chương trình hành động sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng còn thiếu trọng tâm và hiệu quả
Đã có nhiều chương trình hành động sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng còn thiếu trọng tâm và hiệu quả.
Đó là quan điểm của hầu hết các đại biểu khi tham gia hội thảo tham vấn báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao, ngày 15/8 tại Hà Nội.
Số liệu từ hội thảo cho biết, mặc dù tỷ lệ bộ ngành, địa phương có chương trình hành động hậu WTO là khá cao (trên 80%) nhưng hầu hết lại được ban hành trong năm 2008. Đến hết ngày 30/6/2008, đã có 18/21 bộ, ngành và 53/64 tỉnh, thành phố chính thức ban hành chương trình hành động.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng chương trình hành động tại các bộ ngành, đặc biệt là ở địa phương thực hiện theo phong trào… sao chép lẫn nhau, không có cơ sở khoa học. Trong đó, nhiều địa phương xây dựng chương trình hành động cho mình bằng cách… bê y nguyên các điểm trong chương trình hành động của Chính phủ!
Ông Mai Thanh Hải - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - phân tích, nhược điểm lớn nhất trong chương trình hành động của các bộ, địa phương là thường mang tính ứng phó và đối phó nhiều hơn.
“Thêm nữa, sự phối hợp giữa các ngành các bộ, giữa trung ương và địa phương về chương trình hành động rất yếu và rời rạc”, ông Nguyễn Viết Vinh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói.
Thực tế, nhiều địa phương không nêu rõ được lợi thế của địa phương mình nên "rập" nguyên chuơng trình hành động của Chính phủ, hay của các địa phương khác. Ví dụ, tỉnh Quảng Nam xây dựng chương trình hành động với những chỉ tiêu giống Tp.HCM, trong khi Quảng Nam có lợi thế phát triển nông nghiệp, còn Tp.HCM đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ.
Mặt khác, theo ông Mai Thanh Hải, chương trình hành động của các địa phương cũng như các bộ không thể hiện được tính liên kết vùng, liên kết ngành; còn có tính chất khép kín, biệt lập.
Nhiều đại diện đồng quan điểm, có quá nhiều chương trình hành động hậu WTO tại các bộ, địa phương, nhưng còn “tràng giang đại hải”, thiếu tập trung, không thể hiện rõ chủ trương nhất quán.
Đó là quan điểm của hầu hết các đại biểu khi tham gia hội thảo tham vấn báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao, ngày 15/8 tại Hà Nội.
Số liệu từ hội thảo cho biết, mặc dù tỷ lệ bộ ngành, địa phương có chương trình hành động hậu WTO là khá cao (trên 80%) nhưng hầu hết lại được ban hành trong năm 2008. Đến hết ngày 30/6/2008, đã có 18/21 bộ, ngành và 53/64 tỉnh, thành phố chính thức ban hành chương trình hành động.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng chương trình hành động tại các bộ ngành, đặc biệt là ở địa phương thực hiện theo phong trào… sao chép lẫn nhau, không có cơ sở khoa học. Trong đó, nhiều địa phương xây dựng chương trình hành động cho mình bằng cách… bê y nguyên các điểm trong chương trình hành động của Chính phủ!
Ông Mai Thanh Hải - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - phân tích, nhược điểm lớn nhất trong chương trình hành động của các bộ, địa phương là thường mang tính ứng phó và đối phó nhiều hơn.
“Thêm nữa, sự phối hợp giữa các ngành các bộ, giữa trung ương và địa phương về chương trình hành động rất yếu và rời rạc”, ông Nguyễn Viết Vinh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói.
Thực tế, nhiều địa phương không nêu rõ được lợi thế của địa phương mình nên "rập" nguyên chuơng trình hành động của Chính phủ, hay của các địa phương khác. Ví dụ, tỉnh Quảng Nam xây dựng chương trình hành động với những chỉ tiêu giống Tp.HCM, trong khi Quảng Nam có lợi thế phát triển nông nghiệp, còn Tp.HCM đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ.
Mặt khác, theo ông Mai Thanh Hải, chương trình hành động của các địa phương cũng như các bộ không thể hiện được tính liên kết vùng, liên kết ngành; còn có tính chất khép kín, biệt lập.
Nhiều đại diện đồng quan điểm, có quá nhiều chương trình hành động hậu WTO tại các bộ, địa phương, nhưng còn “tràng giang đại hải”, thiếu tập trung, không thể hiện rõ chủ trương nhất quán.