Chương trình tu nghiệp sinh mới tại Nhật
Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước nói về chương trình xuất khẩu lao động phi lợi nhuận sang Nhật
Việc đưa lao động đi làm việc theo chương trình tu nghiệp sinh của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) đang thu hút nhiều sự quan tâm của lao động bởi theo hình thức này, người lao động sẽ không phải đóng phí, thủ tục đơn giản.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) về vấn đề này.
Thưa ông, chương trình tu nghiệp sinh này có sự khác biệt như thế nào với chương trình tu nghiệp sinh mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện đang thực hiện?
Đây là chương trình tu nghiệp sinh mới tại Nhật Bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) hợp tác triển khai (gọi tắt là chương trình IMM). Chương trình được thí điểm từ năm 2006 và đến nay đã đưa được 210 người sang Nhật Bản.
Trong đó, Công ty vận tải Viễn Dương (VINASHIN) đưa đi được 115 người; các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Thanh Hóa đưa đi hơn 50 người. Ngoài ra, còn có 12 lao động lấy từ Trường Cao đẳng Giao thông - Vận tải Trung ương 2. Số tu nghiệp sinh được đưa sang Nhật Bản chủ yếu thực tập và làm công việc đóng tàu, dệt lưới bảo hiểm cho các công trình xây dựng.
Đây là chương trình phi lợi nhuận. Người lao động chỉ chịu chi phí liên quan đến đi lại, học tiếng trước khi sơ tuyển, khám sức khỏe, làm hộ chiếu, visa, tiền ăn ở 4 tháng để học tiếng, kết hợp rèn luyện thể lực và giáo dục định hướng.
Phía IMM trả cho Trung tâm 60.000 Yên Nhật (550 USD) cho một lao động sau khi xuất cảnh để trang trải toàn bộ chi phí liên quan đến tuyển chọn. Họ yêu cầu cả Trung tâm lẫn địa phương không được thu của lao động bất cứ khoản nào.
Mức lương người lao động sẽ được hưởng như thế nào, thưa ông?
Mức lương đi theo kênh IMM khá cao. Năm thứ nhất lao động hưởng lương 80.000 Yên (750 USD)/tháng, năm thứ hai 90.000 Yên, năm thứ ba 100.000 Yên. Từ năm thứ hai, lao động được phép làm thêm. Ngoài ra, sau khi hết hợp đồng 3 năm về nước, lao động được trả 600.000 Yên (5.500 USD) để tái hòa nhập cộng đồng.
Để đáp ứng yêu cầu của IMM, người lao động cần phải thoả mãn những điều kiện gì?
Một số doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải có nghề, còn phần đông thì không, chỉ yêu cầu tuổi 20-25, tốt nghiệp THPT, không tiền án tiền sự, không xăm mình, tật nguyền...
Có điểm đặc biệt là họ chỉ tuyển nam giới. Trước khi sơ tuyển, địa phương phải tổ chức cho lao động học 2 tuần bảng chữ cái tiếng Nhật. IMM có đại diện ở Việt Nam, họ cùng Trung tâm tham gia tuyển chọn...
Thưa ông, IMM đánh giá thế nào về lao động Việt Nam? Chỉ tiêu cấp cho Việt Nam ở chương trình này năm nay như thế nào?
Tại buổi làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Taniguchi Takashi, Chủ tịch IMM cho biết, các chủ sử dụng lao động Nhật Bản đánh giá cao lao động Việt Nam về chuyên môn, khả năng thích ứng công việc.
Đó là cơ sở để IMM tiếp tục mở rộng chương trình trong 2 năm tới cho một số tỉnh, thành phố khác nhằm tạo cơ hội cho nhiều địa phương của Việt Nam đưa tu nghiệp sinh đi làm việc tại Nhật Bản. Trước mắt, IMM sẽ vận động các doanh nghiệp thuộc IMM trong năm 2008 tuyển từ 500 đến 1.000 tu nghiệp sinh.
Phân bổ chỉ tiêu sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đây là bài toán khó. Mấy năm qua, chủ yếu tuyển lao động ở Nam Bộ, gồm Tiền Giang, Bến Tre và một ít của Thanh Hóa. Tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ưu tiên phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương vừa qua chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ; hoặc địa phương có nhiều sức ép về việc làm; vùng khó khăn; các gia đình chính sách...
Theo quy trình, lao động thường trú ở tỉnh, thành phố nào thì liên hệ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh, thành phố đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc phân bổ cũng phải phụ thuộc vào sự lựa chọn từ phía Nhật Bản.
Với mức lương khá cao và không phải đóng phí, liệu khi chương trình có nguy cơ xảy ra tiêu cực, thưa ông?
Hiện tại, tiêu cực ít có cơ hội xảy ra vì việc lựa chọn phụ thuộc vào đối tác Nhật Bản. Hơn nữa, IMM kiểm tra rất kỹ. Địa phương nào có dấu hiệu thu thêm tiền, sách nhiễu người lao động sẽ phải hoàn trả lại.
Dự kiến năm 2008, IMM sẽ đặt thêm trụ sở tại Hà Nội để dễ giám sát và quản lý chương trình này. Khi có chỉ tiêu, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo về các Sở Lao động Thương binh và Xã hội, người lao động tiếp nhận nguồn tin từ đây. Sau đó, Bộ cùng với đại diện IMM xuống địa phương tuyển học viên để đào tạo. Quy trình này sẽ khó “lọt” các trường hợp tiêu cực.
Hiện lao động theo chương trình IMM được đào tạo tại trường Nhân lực quốc tế Tp.HCM. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét các cơ sở đào tạo hiện có tại phía Bắc để đáp ứng số lượng lao động tăng lên và đảm bảo chất lượng cho chương trình.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) về vấn đề này.
Thưa ông, chương trình tu nghiệp sinh này có sự khác biệt như thế nào với chương trình tu nghiệp sinh mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện đang thực hiện?
Đây là chương trình tu nghiệp sinh mới tại Nhật Bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) hợp tác triển khai (gọi tắt là chương trình IMM). Chương trình được thí điểm từ năm 2006 và đến nay đã đưa được 210 người sang Nhật Bản.
Trong đó, Công ty vận tải Viễn Dương (VINASHIN) đưa đi được 115 người; các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Thanh Hóa đưa đi hơn 50 người. Ngoài ra, còn có 12 lao động lấy từ Trường Cao đẳng Giao thông - Vận tải Trung ương 2. Số tu nghiệp sinh được đưa sang Nhật Bản chủ yếu thực tập và làm công việc đóng tàu, dệt lưới bảo hiểm cho các công trình xây dựng.
Đây là chương trình phi lợi nhuận. Người lao động chỉ chịu chi phí liên quan đến đi lại, học tiếng trước khi sơ tuyển, khám sức khỏe, làm hộ chiếu, visa, tiền ăn ở 4 tháng để học tiếng, kết hợp rèn luyện thể lực và giáo dục định hướng.
Phía IMM trả cho Trung tâm 60.000 Yên Nhật (550 USD) cho một lao động sau khi xuất cảnh để trang trải toàn bộ chi phí liên quan đến tuyển chọn. Họ yêu cầu cả Trung tâm lẫn địa phương không được thu của lao động bất cứ khoản nào.
Mức lương người lao động sẽ được hưởng như thế nào, thưa ông?
Mức lương đi theo kênh IMM khá cao. Năm thứ nhất lao động hưởng lương 80.000 Yên (750 USD)/tháng, năm thứ hai 90.000 Yên, năm thứ ba 100.000 Yên. Từ năm thứ hai, lao động được phép làm thêm. Ngoài ra, sau khi hết hợp đồng 3 năm về nước, lao động được trả 600.000 Yên (5.500 USD) để tái hòa nhập cộng đồng.
Để đáp ứng yêu cầu của IMM, người lao động cần phải thoả mãn những điều kiện gì?
Một số doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải có nghề, còn phần đông thì không, chỉ yêu cầu tuổi 20-25, tốt nghiệp THPT, không tiền án tiền sự, không xăm mình, tật nguyền...
Có điểm đặc biệt là họ chỉ tuyển nam giới. Trước khi sơ tuyển, địa phương phải tổ chức cho lao động học 2 tuần bảng chữ cái tiếng Nhật. IMM có đại diện ở Việt Nam, họ cùng Trung tâm tham gia tuyển chọn...
Thưa ông, IMM đánh giá thế nào về lao động Việt Nam? Chỉ tiêu cấp cho Việt Nam ở chương trình này năm nay như thế nào?
Tại buổi làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Taniguchi Takashi, Chủ tịch IMM cho biết, các chủ sử dụng lao động Nhật Bản đánh giá cao lao động Việt Nam về chuyên môn, khả năng thích ứng công việc.
Đó là cơ sở để IMM tiếp tục mở rộng chương trình trong 2 năm tới cho một số tỉnh, thành phố khác nhằm tạo cơ hội cho nhiều địa phương của Việt Nam đưa tu nghiệp sinh đi làm việc tại Nhật Bản. Trước mắt, IMM sẽ vận động các doanh nghiệp thuộc IMM trong năm 2008 tuyển từ 500 đến 1.000 tu nghiệp sinh.
Phân bổ chỉ tiêu sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đây là bài toán khó. Mấy năm qua, chủ yếu tuyển lao động ở Nam Bộ, gồm Tiền Giang, Bến Tre và một ít của Thanh Hóa. Tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ưu tiên phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương vừa qua chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ; hoặc địa phương có nhiều sức ép về việc làm; vùng khó khăn; các gia đình chính sách...
Theo quy trình, lao động thường trú ở tỉnh, thành phố nào thì liên hệ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh, thành phố đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc phân bổ cũng phải phụ thuộc vào sự lựa chọn từ phía Nhật Bản.
Với mức lương khá cao và không phải đóng phí, liệu khi chương trình có nguy cơ xảy ra tiêu cực, thưa ông?
Hiện tại, tiêu cực ít có cơ hội xảy ra vì việc lựa chọn phụ thuộc vào đối tác Nhật Bản. Hơn nữa, IMM kiểm tra rất kỹ. Địa phương nào có dấu hiệu thu thêm tiền, sách nhiễu người lao động sẽ phải hoàn trả lại.
Dự kiến năm 2008, IMM sẽ đặt thêm trụ sở tại Hà Nội để dễ giám sát và quản lý chương trình này. Khi có chỉ tiêu, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo về các Sở Lao động Thương binh và Xã hội, người lao động tiếp nhận nguồn tin từ đây. Sau đó, Bộ cùng với đại diện IMM xuống địa phương tuyển học viên để đào tạo. Quy trình này sẽ khó “lọt” các trường hợp tiêu cực.
Hiện lao động theo chương trình IMM được đào tạo tại trường Nhân lực quốc tế Tp.HCM. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét các cơ sở đào tạo hiện có tại phía Bắc để đáp ứng số lượng lao động tăng lên và đảm bảo chất lượng cho chương trình.