Chuyện chưa biết về quà tặng chính thức tại APEC 2006
Hỏi chuyện ông Lý Ngọc Minh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Minh Long - về chiếc cúp là quà tặng tại Hội nghị APEC
“Tôi nghiệm ra rằng, bất cứ việc gì mà mình lao tâm, tìm tòi nghiên cứu kỹ thì thế nào cũng gặp cơ duyên để hoàn thành mục tiêu”, ông Lý Ngọc Minh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Minh Long - mở đầu câu chuyện về sản phẩm “Cúp chào mừng APEC” như vậy.
Chiếc cúp này đã được chọn làm quà tặng chính thức của Nhà nước ta dành cho các lãnh đạo 21 nền kinh tế tham gia Hội nghị cấp cao APEC 2006 vừa qua.
Cơ duyên
Chiếc cúp này có gì đặc biệt so với các sản phẩm bằng gốm sứ cùng loại? Nhìn bên ngoài, cúp có hình dáng cân đối với những đường cong tinh tế uốn lượn từ trên xuống dưới. Nâng niu chiếc cúp trên tay, ông Minh ví von: “Những đường cong trên chiếc cúp này làm tôi liên tưởng đến thân hình phụ nữ!”.
Thế nhưng, cũng chính những đường cong này đã đặt ra vấn đề nan giải khi thực hiện chiếc cúp. Khi tất cả còn là đất sét, người thợ không thể dùng khuôn hay bất cứ vật gì để cố định chiếc cúp. Điểm nối giữa chân cúp và phần trên rất nhỏ nên chiếc cúp sẽ nghiêng đổ ngay khi đưa vào lò nung.
Cách phổ biến lâu nay trên thế giới vẫn thường dùng khi tạo tác những chiếc cúp bằng sứ là tách rời hai phần chiếc cúp ra nung riêng, sau đó dùng đinh vít hoặc keo để nối liền phần chân cúp và phần trên lại với nhau. Thế nhưng, tìm mãi không hề thấy một vết nối nào trên chiếc cúp APEC này.
Xoay đủ mọi góc cạnh của chiếc cúp, ông Minh tự hào: “Có thể nói rằng tôi chính là người đầu tiên trên thế giới tìm ra được cách nung nguyên khối để tạo ra một chiếc cúp hoàn hảo, liền lạc. Chẳng phải tài giỏi gì đâu, chỉ nhờ một duyên may trong suốt nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách nung nguyên cả cúp”.
Ít ai biết được ông Minh đã bắt tay làm chiếc cúp APEC từ cách đây 4 năm. Chỉ để thỏa niềm đam mê gốm sứ của mình, ông Minh đã huy động hàng chục thợ giỏi nhất của mình tham gia làm cúp. Lúc đó, ông chưa hề nghĩ đến sự kiện APEC và càng không nghĩ rằng tác phẩm của mình sẽ được chọn làm quà tặng chính thức của nước chủ nhà Việt Nam cho các lãnh đạo các nền kinh tế tham gia diễn đàn.
Đến lúc chỉ còn hơn 3 tháng nữa là APEC diễn ra, ngày 27/7/2006, Công ty Minh Long mới chính thức gửi công văn lên Chính phủ đề xuất sử dụng chiếc cúp của mình làm quà tặng cho lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC. Ngày 17/8/2006, Văn phòng Chính phủ có công văn chấp thuận đề nghị của Minh Long và yêu cầu phải giao sản phẩm vào cuối tháng 10.2006.
Ông Minh nhớ lại: “Từ khi gửi công văn đề xuất cho đến lúc nhận được sự chấp thuận từ Văn phòng Chính phủ, chúng tôi không dám ngừng nghỉ, thậm chí phải đẩy nhanh tiến độ công việc. Đến lúc nhận được câu trả lời rồi thì lo ngay ngáy sợ không kịp thời hạn giao cúp. Thế rồi mọi việc cũng xong, trong hơn 4 năm chúng tôi làm tổng cộng gần 300 chiếc cúp, chọn trong số đó được hơn 20 chiếc. Nghĩ lại, tôi thấy rõ ràng chiếc cúp này cũng phải có duyên với APEC”.
Hồn Việt
Được hỏi: “Công ty Minh Long có hàng ngàn loại sản phẩm, sao ông lại chọn chiếc cúp để đề nghị làm quà chính thức cho APEC?”, trầm ngâm một lát, ông Minh trả lời: “Từ xưa, chiếc cúp đã là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng. Trong những viện bảo tàng tại châu Âu, vị trí trưng bày trang trọng nhất luôn dành cho những chiếc cúp. Đó là lý do vì sao tôi chọn chiếc cúp để đề nghị làm món quà cho lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Ngay từ khi bắt tay vào làm tôi đã băn khoăn, làm sao để chiếc cúp này chuyển tải được hồn của dân tộc Việt đi khắp thế giới”.
Sau nhiều ngày tháng suy nghĩ, cuối cùng ông Minh đã quyết định chọn hình tượng rồng để làm quai cúp và trang trí lên thân cúp. Nhưng phải là rồng mang bản sắc Việt Nam thì mới có thể thổi được hồn dân tộc vào chiếc cúp. Cuối cùng, ông chọn hình tượng tổng hợp: đầu rồng thời Lý - Trần, mỏ phượng ngậm ngọc, đuôi là những cánh sen.
Ông Minh lý giải, hình tượng “rồng - phượng” này thể hiện tinh thần tự hào về nòi giống “con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam. Hoa sen tượng trưng cho tính cách, phẩm chất tinh khiết, bình dị của người Việt Nam.
Để có được hình tượng hoàn chỉnh trên chiếc cúp này là cả một câu chuyện dài. Ý tưởng về một linh vật biểu trưng cho dòng giống Tiên - Rồng của ông Minh đã hình thành từ khi sáng tác bộ bình trà “Sơn Hà Cẩm Tú” cách đây 7 năm. Lúc đó, ông Minh đã mạnh dạn vẽ một linh vật với đầu rồng, mình phượng và đuôi là những cánh sen. Không hài lòng với cái đầu rồng truyền thống từ xưa đến nay, ông đã mời hai giáo sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ từ Hà Nội vào để thỉnh ý.
Hai giáo sư cho ông biết ở Hà Nội vừa phát hiện thành cổ Thăng Long, có những di vật rồng - phượng thời Lý - Trần mang những nét đặc trưng Việt Nam. Ông Minh lập tức bay ra Hà Nội để tìm hiểu chi tiết cổ vật này. Ngay khi nhìn thấy, ông đã hiểu ngay rằng đây chính là cái mình vẫn tìm kiếm lâu nay. Và con rồng - phượng đã ra đời...
Chiếc quai hình rồng - phượng được mạ vàng 24K mua từ một hãng chuyên cung cấp vàng mạ tốt nhất thế giới tại Đức. Ông Minh đã huy động những người thợ phết vàng giỏi nhất của mình làm việc ròng rã ngày đêm. Sau bao lần hư bỏ, sau bao lần nung qua ngọn lửa ở nhiệt độ 1.380 độ C... cuối cùng những chiếc quai vàng rực rỡ đã thành hình. Màu vàng của hai chiếc quai này càng thêm nổi bật trên nền xanh cobalt thẫm. Rọi một luồng sáng vào, màu xanh sẽ chuyển dần sang màu tím rất sang trọng.
Theo ông Minh, hiện nay trên thế giới chỉ có vài hãng làm đồ sứ lớn của châu Âu mới nung ra được màu sắc này, ngay cả Trung Quốc - quê hương của đồ sứ - cũng chưa làm được.
Hỏi ông Minh: “Nếu quy ra tiền thì chiếc cúp này trị giá bao nhiêu?”. Mắt vẫn không rời khỏi chiếc cúp, ông Minh trả lời: “Nói thật là tôi cũng không biết phải định giá bao nhiêu cho nó. Sau APEC, đã có người bắn tiếng muốn mua nhưng tôi vẫn không bán vì nó còn bao gồm cả giá trị tinh thần, niềm tự hào khi thấy sản phẩm của mình được chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia, và cả niềm say mê mà tôi đã dồn vào nó”.
Nói như ông Minh, chiếc cúp này đánh dấu sự vươn lên một đẳng cấp mới của gốm sứ Việt Nam. Thế nhưng có vẻ như người đàn ông suốt đời đam mê gốm sứ này vẫn chưa muốn dừng lại: “Tôi vẫn còn muốn chinh phục nhiều thử thách hơn nữa, như một cách đóng góp cho nghệ thuật gốm sứ nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung”.
Chiếc cúp này đã được chọn làm quà tặng chính thức của Nhà nước ta dành cho các lãnh đạo 21 nền kinh tế tham gia Hội nghị cấp cao APEC 2006 vừa qua.
Cơ duyên
Chiếc cúp này có gì đặc biệt so với các sản phẩm bằng gốm sứ cùng loại? Nhìn bên ngoài, cúp có hình dáng cân đối với những đường cong tinh tế uốn lượn từ trên xuống dưới. Nâng niu chiếc cúp trên tay, ông Minh ví von: “Những đường cong trên chiếc cúp này làm tôi liên tưởng đến thân hình phụ nữ!”.
Thế nhưng, cũng chính những đường cong này đã đặt ra vấn đề nan giải khi thực hiện chiếc cúp. Khi tất cả còn là đất sét, người thợ không thể dùng khuôn hay bất cứ vật gì để cố định chiếc cúp. Điểm nối giữa chân cúp và phần trên rất nhỏ nên chiếc cúp sẽ nghiêng đổ ngay khi đưa vào lò nung.
Cách phổ biến lâu nay trên thế giới vẫn thường dùng khi tạo tác những chiếc cúp bằng sứ là tách rời hai phần chiếc cúp ra nung riêng, sau đó dùng đinh vít hoặc keo để nối liền phần chân cúp và phần trên lại với nhau. Thế nhưng, tìm mãi không hề thấy một vết nối nào trên chiếc cúp APEC này.
Xoay đủ mọi góc cạnh của chiếc cúp, ông Minh tự hào: “Có thể nói rằng tôi chính là người đầu tiên trên thế giới tìm ra được cách nung nguyên khối để tạo ra một chiếc cúp hoàn hảo, liền lạc. Chẳng phải tài giỏi gì đâu, chỉ nhờ một duyên may trong suốt nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách nung nguyên cả cúp”.
Ít ai biết được ông Minh đã bắt tay làm chiếc cúp APEC từ cách đây 4 năm. Chỉ để thỏa niềm đam mê gốm sứ của mình, ông Minh đã huy động hàng chục thợ giỏi nhất của mình tham gia làm cúp. Lúc đó, ông chưa hề nghĩ đến sự kiện APEC và càng không nghĩ rằng tác phẩm của mình sẽ được chọn làm quà tặng chính thức của nước chủ nhà Việt Nam cho các lãnh đạo các nền kinh tế tham gia diễn đàn.
Đến lúc chỉ còn hơn 3 tháng nữa là APEC diễn ra, ngày 27/7/2006, Công ty Minh Long mới chính thức gửi công văn lên Chính phủ đề xuất sử dụng chiếc cúp của mình làm quà tặng cho lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC. Ngày 17/8/2006, Văn phòng Chính phủ có công văn chấp thuận đề nghị của Minh Long và yêu cầu phải giao sản phẩm vào cuối tháng 10.2006.
Ông Minh nhớ lại: “Từ khi gửi công văn đề xuất cho đến lúc nhận được sự chấp thuận từ Văn phòng Chính phủ, chúng tôi không dám ngừng nghỉ, thậm chí phải đẩy nhanh tiến độ công việc. Đến lúc nhận được câu trả lời rồi thì lo ngay ngáy sợ không kịp thời hạn giao cúp. Thế rồi mọi việc cũng xong, trong hơn 4 năm chúng tôi làm tổng cộng gần 300 chiếc cúp, chọn trong số đó được hơn 20 chiếc. Nghĩ lại, tôi thấy rõ ràng chiếc cúp này cũng phải có duyên với APEC”.
Hồn Việt
Được hỏi: “Công ty Minh Long có hàng ngàn loại sản phẩm, sao ông lại chọn chiếc cúp để đề nghị làm quà chính thức cho APEC?”, trầm ngâm một lát, ông Minh trả lời: “Từ xưa, chiếc cúp đã là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng. Trong những viện bảo tàng tại châu Âu, vị trí trưng bày trang trọng nhất luôn dành cho những chiếc cúp. Đó là lý do vì sao tôi chọn chiếc cúp để đề nghị làm món quà cho lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Ngay từ khi bắt tay vào làm tôi đã băn khoăn, làm sao để chiếc cúp này chuyển tải được hồn của dân tộc Việt đi khắp thế giới”.
Sau nhiều ngày tháng suy nghĩ, cuối cùng ông Minh đã quyết định chọn hình tượng rồng để làm quai cúp và trang trí lên thân cúp. Nhưng phải là rồng mang bản sắc Việt Nam thì mới có thể thổi được hồn dân tộc vào chiếc cúp. Cuối cùng, ông chọn hình tượng tổng hợp: đầu rồng thời Lý - Trần, mỏ phượng ngậm ngọc, đuôi là những cánh sen.
Ông Minh lý giải, hình tượng “rồng - phượng” này thể hiện tinh thần tự hào về nòi giống “con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam. Hoa sen tượng trưng cho tính cách, phẩm chất tinh khiết, bình dị của người Việt Nam.
Để có được hình tượng hoàn chỉnh trên chiếc cúp này là cả một câu chuyện dài. Ý tưởng về một linh vật biểu trưng cho dòng giống Tiên - Rồng của ông Minh đã hình thành từ khi sáng tác bộ bình trà “Sơn Hà Cẩm Tú” cách đây 7 năm. Lúc đó, ông Minh đã mạnh dạn vẽ một linh vật với đầu rồng, mình phượng và đuôi là những cánh sen. Không hài lòng với cái đầu rồng truyền thống từ xưa đến nay, ông đã mời hai giáo sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ từ Hà Nội vào để thỉnh ý.
Hai giáo sư cho ông biết ở Hà Nội vừa phát hiện thành cổ Thăng Long, có những di vật rồng - phượng thời Lý - Trần mang những nét đặc trưng Việt Nam. Ông Minh lập tức bay ra Hà Nội để tìm hiểu chi tiết cổ vật này. Ngay khi nhìn thấy, ông đã hiểu ngay rằng đây chính là cái mình vẫn tìm kiếm lâu nay. Và con rồng - phượng đã ra đời...
Chiếc quai hình rồng - phượng được mạ vàng 24K mua từ một hãng chuyên cung cấp vàng mạ tốt nhất thế giới tại Đức. Ông Minh đã huy động những người thợ phết vàng giỏi nhất của mình làm việc ròng rã ngày đêm. Sau bao lần hư bỏ, sau bao lần nung qua ngọn lửa ở nhiệt độ 1.380 độ C... cuối cùng những chiếc quai vàng rực rỡ đã thành hình. Màu vàng của hai chiếc quai này càng thêm nổi bật trên nền xanh cobalt thẫm. Rọi một luồng sáng vào, màu xanh sẽ chuyển dần sang màu tím rất sang trọng.
Theo ông Minh, hiện nay trên thế giới chỉ có vài hãng làm đồ sứ lớn của châu Âu mới nung ra được màu sắc này, ngay cả Trung Quốc - quê hương của đồ sứ - cũng chưa làm được.
Hỏi ông Minh: “Nếu quy ra tiền thì chiếc cúp này trị giá bao nhiêu?”. Mắt vẫn không rời khỏi chiếc cúp, ông Minh trả lời: “Nói thật là tôi cũng không biết phải định giá bao nhiêu cho nó. Sau APEC, đã có người bắn tiếng muốn mua nhưng tôi vẫn không bán vì nó còn bao gồm cả giá trị tinh thần, niềm tự hào khi thấy sản phẩm của mình được chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia, và cả niềm say mê mà tôi đã dồn vào nó”.
Nói như ông Minh, chiếc cúp này đánh dấu sự vươn lên một đẳng cấp mới của gốm sứ Việt Nam. Thế nhưng có vẻ như người đàn ông suốt đời đam mê gốm sứ này vẫn chưa muốn dừng lại: “Tôi vẫn còn muốn chinh phục nhiều thử thách hơn nữa, như một cách đóng góp cho nghệ thuật gốm sứ nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung”.