Chuyện thuế với doanh nghiệp FDI dưới góc nhìn độc giả
Không ngạc nhiên khi dư luận ngày càng tỏ ra khắt khe với vấn đề nộp thuế của các doanh nghiệp FDI
Hai năm về trước, Thanh tra Chính phủ từng tiến hành một đợt thanh tra về việc chấp hành pháp luật về thu nộp ngân sách nhà nước tại khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.
Kết quả thanh tra đã nêu lên nhiều vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề này cũng như từng doanh nghiệp cụ thể, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục khai lỗ lớn trong thời gian qua.
Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2011, qua kiểm tra 399 doanh nghiệp ở khu chế xuất có số thu phải nộp thuế, đã phát hiện ra 125 doanh nghiệp hạch toán lỗ trong ba năm 2009 - 2011.
Trong số này, có tới 36 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp với tổng mức lỗ lên tới trên 2.800 tỷ đồng; 69 doanh nghiệp khác có mức lỗ 2 năm liên tiếp với tổng mức lỗ 1.829 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều mà Thanh tra Chính phủ phát hiện là trong bối cảnh khai lỗ liên tục và lớn, một số doanh nghiệp vẫn có “tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục được mở rộng, nhiều doanh nghiệp đã có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu”.
Không ngạc nhiên khi dư luận ngày càng tỏ ra khắt khe với vấn đề nộp thuế của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt sau vụ "sang tay" gây ồn ào của Metro tại Việt Nam thời gian qua. Một cuộc khảo sát về chính sách thuế Việt Nam đối với khối doanh nghiệp FDI do VnEconomy thực hiện mới đây đã cho thấy nhiều điều đáng chú ý.
Như câu hỏi thăm dò: “Bạn có nghĩ rằng các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam minh bạch trong việc nộp thuế?”, thì trong số hơn 7.500 bình chọn gửi về toà soạn, có đến gần 87% cho rằng doanh nghiệp FDI chưa minh bạch trong việc nộp thuế.
Tương tự, với khảo sát: “Bạn có nghĩ rằng chính sách thuế ở Việt Nam đã công bằng với các đối tượng nộp thuế?”, trong số gần 6.900 ý kiến phản hồi, có đến gần 6.300 độc giả cho rằng “chưa công bằng”.
Riêng đối với khảo sát: “Bạn có nghĩ Nhà nước cần điều chỉnh các ưu đãi/chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực sự mang lại lợi ích cho người nộp thuế, hạn chế các kẽ hở bị lợi dụng để "né" thuế, trốn thuế không?”, thì có đến hơn 89% trong tổng số hơn 7.100 ý kiến đồng tình nên điều chỉnh chính sách.
Cũng cần thấy rằng, trong thời gian qua, đã và đang có những nỗ lực đáng kể từ các cơ quan thuế trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như dần tạo ra một môi trường công bằng hơn cho các đối tượng nộp thuế. Đặc biệt, khối doanh nghiệp FDI cũng đang tỏ ra “tích cực” hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Chẳng hạn, một thống kê gần đây từ Cục Thuế Tp.HCM cho biết, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 8 tháng năm 2014 đạt trên 26.700 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp FDI tăng mạnh nhất, trên 22% so cùng kỳ.
Trong khối này, một số công ty có số tiền đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khá lớn và tăng vọt so với cùng kỳ. Như Unilever Việt Nam, trong 8 tháng đóng hơn 1.132 tỷ đồng, tăng gần 78% so cùng kỳ. Phú Mỹ Hưng nộp 718 tỷ đồng, tăng 15 lần. Pouyuen Việt Nam đóng hơn 200 tỷ đồng, tăng gần 157%.
Kết quả thanh tra đã nêu lên nhiều vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề này cũng như từng doanh nghiệp cụ thể, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục khai lỗ lớn trong thời gian qua.
Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2011, qua kiểm tra 399 doanh nghiệp ở khu chế xuất có số thu phải nộp thuế, đã phát hiện ra 125 doanh nghiệp hạch toán lỗ trong ba năm 2009 - 2011.
Trong số này, có tới 36 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp với tổng mức lỗ lên tới trên 2.800 tỷ đồng; 69 doanh nghiệp khác có mức lỗ 2 năm liên tiếp với tổng mức lỗ 1.829 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều mà Thanh tra Chính phủ phát hiện là trong bối cảnh khai lỗ liên tục và lớn, một số doanh nghiệp vẫn có “tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục được mở rộng, nhiều doanh nghiệp đã có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu”.
Không ngạc nhiên khi dư luận ngày càng tỏ ra khắt khe với vấn đề nộp thuế của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt sau vụ "sang tay" gây ồn ào của Metro tại Việt Nam thời gian qua. Một cuộc khảo sát về chính sách thuế Việt Nam đối với khối doanh nghiệp FDI do VnEconomy thực hiện mới đây đã cho thấy nhiều điều đáng chú ý.
Như câu hỏi thăm dò: “Bạn có nghĩ rằng các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam minh bạch trong việc nộp thuế?”, thì trong số hơn 7.500 bình chọn gửi về toà soạn, có đến gần 87% cho rằng doanh nghiệp FDI chưa minh bạch trong việc nộp thuế.
Tương tự, với khảo sát: “Bạn có nghĩ rằng chính sách thuế ở Việt Nam đã công bằng với các đối tượng nộp thuế?”, trong số gần 6.900 ý kiến phản hồi, có đến gần 6.300 độc giả cho rằng “chưa công bằng”.
Riêng đối với khảo sát: “Bạn có nghĩ Nhà nước cần điều chỉnh các ưu đãi/chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực sự mang lại lợi ích cho người nộp thuế, hạn chế các kẽ hở bị lợi dụng để "né" thuế, trốn thuế không?”, thì có đến hơn 89% trong tổng số hơn 7.100 ý kiến đồng tình nên điều chỉnh chính sách.
Cũng cần thấy rằng, trong thời gian qua, đã và đang có những nỗ lực đáng kể từ các cơ quan thuế trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như dần tạo ra một môi trường công bằng hơn cho các đối tượng nộp thuế. Đặc biệt, khối doanh nghiệp FDI cũng đang tỏ ra “tích cực” hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Chẳng hạn, một thống kê gần đây từ Cục Thuế Tp.HCM cho biết, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 8 tháng năm 2014 đạt trên 26.700 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp FDI tăng mạnh nhất, trên 22% so cùng kỳ.
Trong khối này, một số công ty có số tiền đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khá lớn và tăng vọt so với cùng kỳ. Như Unilever Việt Nam, trong 8 tháng đóng hơn 1.132 tỷ đồng, tăng gần 78% so cùng kỳ. Phú Mỹ Hưng nộp 718 tỷ đồng, tăng 15 lần. Pouyuen Việt Nam đóng hơn 200 tỷ đồng, tăng gần 157%.