Chuyện về một doanh nghiệp “cá biệt” ở Đồng Tháp
Không vay vốn ngân hàng, không tìm kiếm thị trường, không có ý định xuất khẩu….đó là cách làm mà chủ cơ sở muối sấy Ngọc Yến, ông Huỳnh Văn Bé đang áp dụng
Không vay vốn ngân hàng, không tìm kiếm thị trường, không có ý định xuất khẩu….đó là cách làm mà chủ cơ sở muối sấy Ngọc Yến, ông Huỳnh Văn Bé đang áp dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Và, hai chữ “cá biệt” là chữ chính ông dùng để gọi tên cách làm của mình.
Vốn là “hai lúa” chính hiệu của nông thôn Đồng Tháp, gần 20 năm trước, sau một thất bại trong làm ăn, ông đã lên Tây Ninh học nghề làm muối sấy từ một người bà con.
Từ chỗ học cách làm cơ bản, dần dà ông đã sáng tạo riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký nhãn hiệu độc quyền đã chục năm nay.
Một trong những thuận lợi của ông Bé là huyện Thanh Bình - nơi ông sinh sống và đặt cơ sở sản xuất – là vùng trồng ớt nổi tiếng không chỉ của Đồng Tháp mà của cả nước.
Nhưng, khác biệt của muối sấy Ngọc Yến còn là tỷ lệ muối, tỏi, ớt… được pha chế qua kinh nghiệm đúc rút nhiều năm. Hơn nữa, còn được gia giảm cho phù hợp với khẩu vị Bắc - Trung - Nam.
Khi tôi học chế biến muối sấy chỉ biết là dùng để ăn trái cây, sau này ướp cá thịt để nướng để chiên để kho, ăn với cơm với cháo, thậm chí để chữa say xỉn… đều là sáng tạo của người tiêu dùng, ông Bé chia sẻ.
Mấy bữa rồi nhu cầu thị trường tăng đột biết, còn hơn cả Tết, ngày hôm qua có khách hàng mới đặt hàng hơn 2 tấn, tôi nói hai tấn nhiều lắm nếu bán hỏng trả lại thì tôi không có nhận. Ai ngờ một ngày sau họ đặt thêm hai tấn nữa, vì đã bán hết hơn một nửa, ông Bé kể.
16 năm gây dựng và phát triển, sản lượng muối sấy nhãn hiệu Ngọc Yến đã tăng từ 20 tấn mỗi năm lên cả gần ngàn tấn (2016).
Doanh thu khoảng 20 tỷ đồng, lời lãi tất nhiên cũng nhiều tỷ, nhưng dưới con mắt của nhiều người thì ông Bé vẫn đậm đặc chất “hai lúa” trong sản xuất, kinh doanh.
Tôi không vay vốn ngân hàng cũng chưa bao giờ chủ động tìm thị trường, chỉ có thị trường tìm tôi, ông Bé nói về quan điểm kinh doanh.
Cái sự phó mặc cho “hữu xạ tự nhiên hương như vậy” được ông giải thích là, nếu tìm thị trường thì cung lớn cầu không kịp mình lại phải đi vay vốn. Nếu đưa vào bán ở siêu thị thì 45 ngày mới được thanh toán, trong khi bây giờ khách hàng chuyển tiền trước tôi giao hàng sau. Lô hàng nào đặt nhiều quá thì ông không dám nhận.
Cách làm đó được nhìn nhận là tiêu cực, mấy ông chuyên nghiệp nói mình không biết cách làm, không tận dụng cơ hội nhưng kết quả thì theo hướng tích cực, chỉ mười năm mà sản lượng mấy chục tấn lên cả ngàn tấn, ông Bé trao đổi.
Và xem ra, ông Bé cũng chẳng có ý định thay đổi quan niệm được coi là bảo thủ của mình.
Vì, làm ăn tấn tới mà không phải canh cánh lo trả nợ, có tiền dưỡng già không phải nhờ con cháu, làm từ thiện nhiều thấy vui (mỗi năm ông Bé làm từ thiện vài trăm triệu đồng). Vui nhất là con cháu đều có ý thức kế nghiệp và ổn định cả.
Kết thúc câu chuyện giản dị về cách làm không giống ai của mình, doanh nhân Huỳnh Văn Bé không quên nhấn mạnh một trong những yếu tố làm nên thành công của mình. Đó chính là môi trường kinh doanh của Đồng Tháp, theo ông là rất dễ chịu.
“Tôi có khó khăn gì huyện, tỉnh đều nhiệt tình hỗ trợ. Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, các ban ngành liên quan đều nói anh cần gì cứ điện cho chúng tôi. Lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên hỏi thăm, hỏi anh cần gì cứ nói, tất cả đều rấ thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Bé khẳng định.
Và đây, cũng là nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp khác trong tỉnh, kể cả chủ doanh nghiệp không là người từ nơi khác đến làm ăn.
Và, hai chữ “cá biệt” là chữ chính ông dùng để gọi tên cách làm của mình.
Vốn là “hai lúa” chính hiệu của nông thôn Đồng Tháp, gần 20 năm trước, sau một thất bại trong làm ăn, ông đã lên Tây Ninh học nghề làm muối sấy từ một người bà con.
Từ chỗ học cách làm cơ bản, dần dà ông đã sáng tạo riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký nhãn hiệu độc quyền đã chục năm nay.
Một trong những thuận lợi của ông Bé là huyện Thanh Bình - nơi ông sinh sống và đặt cơ sở sản xuất – là vùng trồng ớt nổi tiếng không chỉ của Đồng Tháp mà của cả nước.
Nhưng, khác biệt của muối sấy Ngọc Yến còn là tỷ lệ muối, tỏi, ớt… được pha chế qua kinh nghiệm đúc rút nhiều năm. Hơn nữa, còn được gia giảm cho phù hợp với khẩu vị Bắc - Trung - Nam.
Khi tôi học chế biến muối sấy chỉ biết là dùng để ăn trái cây, sau này ướp cá thịt để nướng để chiên để kho, ăn với cơm với cháo, thậm chí để chữa say xỉn… đều là sáng tạo của người tiêu dùng, ông Bé chia sẻ.
Mấy bữa rồi nhu cầu thị trường tăng đột biết, còn hơn cả Tết, ngày hôm qua có khách hàng mới đặt hàng hơn 2 tấn, tôi nói hai tấn nhiều lắm nếu bán hỏng trả lại thì tôi không có nhận. Ai ngờ một ngày sau họ đặt thêm hai tấn nữa, vì đã bán hết hơn một nửa, ông Bé kể.
16 năm gây dựng và phát triển, sản lượng muối sấy nhãn hiệu Ngọc Yến đã tăng từ 20 tấn mỗi năm lên cả gần ngàn tấn (2016).
Doanh thu khoảng 20 tỷ đồng, lời lãi tất nhiên cũng nhiều tỷ, nhưng dưới con mắt của nhiều người thì ông Bé vẫn đậm đặc chất “hai lúa” trong sản xuất, kinh doanh.
Tôi không vay vốn ngân hàng cũng chưa bao giờ chủ động tìm thị trường, chỉ có thị trường tìm tôi, ông Bé nói về quan điểm kinh doanh.
Cái sự phó mặc cho “hữu xạ tự nhiên hương như vậy” được ông giải thích là, nếu tìm thị trường thì cung lớn cầu không kịp mình lại phải đi vay vốn. Nếu đưa vào bán ở siêu thị thì 45 ngày mới được thanh toán, trong khi bây giờ khách hàng chuyển tiền trước tôi giao hàng sau. Lô hàng nào đặt nhiều quá thì ông không dám nhận.
Cách làm đó được nhìn nhận là tiêu cực, mấy ông chuyên nghiệp nói mình không biết cách làm, không tận dụng cơ hội nhưng kết quả thì theo hướng tích cực, chỉ mười năm mà sản lượng mấy chục tấn lên cả ngàn tấn, ông Bé trao đổi.
Và xem ra, ông Bé cũng chẳng có ý định thay đổi quan niệm được coi là bảo thủ của mình.
Vì, làm ăn tấn tới mà không phải canh cánh lo trả nợ, có tiền dưỡng già không phải nhờ con cháu, làm từ thiện nhiều thấy vui (mỗi năm ông Bé làm từ thiện vài trăm triệu đồng). Vui nhất là con cháu đều có ý thức kế nghiệp và ổn định cả.
Kết thúc câu chuyện giản dị về cách làm không giống ai của mình, doanh nhân Huỳnh Văn Bé không quên nhấn mạnh một trong những yếu tố làm nên thành công của mình. Đó chính là môi trường kinh doanh của Đồng Tháp, theo ông là rất dễ chịu.
“Tôi có khó khăn gì huyện, tỉnh đều nhiệt tình hỗ trợ. Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, các ban ngành liên quan đều nói anh cần gì cứ điện cho chúng tôi. Lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên hỏi thăm, hỏi anh cần gì cứ nói, tất cả đều rấ thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Bé khẳng định.
Và đây, cũng là nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp khác trong tỉnh, kể cả chủ doanh nghiệp không là người từ nơi khác đến làm ăn.